Ông George Alpert, 58 tuổi hiện sống ở ngoại ô thành phố New York, Mỹ. Ông là chủ của một doanh nghiệp chuyên sản xuất, kinh doanh các loại cửa và vật tư kim loại trong lĩnh vực thiết kế, xây dựng có bề dày hơn 30 năm.
Sinh ra và lớn lên ở Lithuania, một đất nước thuộc Liên bang Xô Viết trước đây nhưng Alpert đã theo cha mẹ và anh trai di cư đến Mỹ. Lần đầu tiên đặt chân lên đất Mỹ, Alpert đã vô cùng kinh ngạc vì những gì ông tận mắt chứng kiến khác xa với những điều ông được dạy ở Lithuania. Ở Lithuania, từ khi còn nhỏ, ông đã bị nhồi nhét ý nghĩ rằng ở phương Tây, thất nghiệp tràn lan, người chết đói khắp nơi, người lao động thì bị bóc lột v.v.
Alpert cho biết vào thời điểm ông mới đến Mỹ, chính phủ có nhiều chương trình hỗ trợ khác nhau dành cho người nhập cư, và ông cảm thấy mình “được chào đón”. Tuy vậy, ông đã không viện đến bất kỳ một sự trợ giúp nào, và đã “có thể đứng trên đôi chân của mình, bằng chính nỗ lực của mình và dựa vào chính bản thân mình”. Bởi lẽ ông tin rằng: “Tôi không cảm thấy rằng sinh sống ở đây là quá khó khăn. Nó chỉ là vấn đề làm việc chăm chỉ, phải chuyên cần, kiên nhẫn và nỗ lực”.
Suốt những tháng ngày sau đó, Alpert đã làm việc không ngưng nghỉ, nhưng không hề cảm thấy mình đang phải “làm việc”, mà chỉ đơn giản là đang “vui chơi”, bởi vì ông yêu công việc của mình. Với ông, thứ Hai là ngày yêu thích nhất trong tuần.
Tuy nhiên, vì làm việc quá sức, khoảng mười lăm, hai mươi năm sau khi khởi nghiệp kinh doanh, Alpert bắt đầu mắc phải các vấn đề tiêu hoá mãn tính. Sức khoẻ của ông kiệt quệ tới mức ông gần như mất hết hy vọng về tương lai.
“Suốt năm năm ròng rã thăm khám các bác sỹ khác nhau, tôi nhớ có những ngày tôi phải bỏ ngang công việc còn đang dang dở, phải trở về nhà và nằm nghỉ. Tôi cảm thấy toàn thân rã rời, kiệt quệ”, ông Alpert hồi tưởng.
Một ngày nọ, Alpert vô tình đọc được một bài viết về sự kiện 10.000 học viên Pháp Luân Công Trung Quốc tập trung tại Bắc Kinh để kháng nghị ôn hoà trước các động thái thô bạo của chính phủ đối với bộ môn tu luyện. Với trải nghiệm thời thơ ấu ở Liên Xô, ông biết rằng việc 10.000 người cùng nhau tụ tập hoặc biểu tình kháng nghị ở chế độ Trung Quốc là gần như bất khả thi. Cảm phục trước tinh thần dũng cảm của các học viên, Alpert bắt đầu tò mò xem Pháp Luân Công là gì và đọc các sách và bài viết liên quan.
Cuối cùng, Alpert đã quyết định thử luyện tập Pháp Luân Công. Khoảng hai tháng sau, ông bất ngờ nhận ra rằng mình đã có thể ăn loại thức ăn đáng lẽ ra phải khiến ông khó chịu nhất. Ông quá đỗi sửng sốt: “Sức khoẻ của tôi lúc đó không thể được gọi là tốt. Lẽ ra, tôi phải thấy mệt mỏi và đau đớn. Vậy mà, các chứng bệnh tiêu hoá của tôi đột ngột biến mất, hoàn toàn dứt hẳn như có phép màu”.
Nhờ tu luyện Pháp Luân Công, cả sức khoẻ và tinh thần của Alpert đều cải thiện đáng kể. Cơ thể ông tràn đầy năng lượng và ngày một nhẹ nhàng, sảng khoái hơn. Ông đã có thể đến công ty và tận tâm dành 100% thời gian cho công việc của mình.
George Alpert cho hay, chính quyền Trung Quốc đã tuyên truyền phỉ báng và đàn áp kinh hoàng đối với các học viên Pháp Luân Công suốt 20 năm qua. Kể từ ngày bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, ông đã tham gia nhiều hoạt động khác nhau để giúp phơi bày sự thật về cuộc bức hại. “Tôi không thể tin nổi có những người đang bị bức hại chỉ vì thực hành các bài tập và tuân theo các nguyên tắc Chân-Thiện-Nhẫn. Chẳng phải đây chính là những nguyên tắc xử thế cao quý mà ai ai cũng đồng tình hay sao?”, Alpert nói.
Người đàn ông may mắn được nhận phúc lành từ môn tu luyện Phật gia an hoà này tin tưởng rằng, “khi càng nhiều người hiểu biết về nó thì chính phủ Trung Quốc sẽ càng khó duy trì cuộc bức hại điên rồ này. Người dân Trung Quốc chắc chắn sẽ có một ngày có thể tự do tu luyện Pháp Luân Đại Pháp”.
Cuối cùng, thông điệp mà Alpert muốn gửi đến mọi người là: “Vào thời khắc ảm đạm nhất, hy vọng vẫn luôn tồn tại, bởi vì ‘vật cực tất phản’. Vậy nên, nếu cuộc sống của bạn không sáng sủa cho lắm, hãy kiên nhẫn. Tình thế buộc phải chuyển xoay. Kể từ khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, thế giới của tôi dường như luôn tràn trề nắng ấm. Những ngày mây mù đã không còn bao nhiêu”.
Theo ĐKN