Ai cũng cần có quý nhân. Lý gia thành, lập thành đại nghiệp. Ông chủ Chimei, lập thành đại nghiệp. Chúng ta không thể vô tư đến mức gây cho những người xung quanh một sự tổn thương. Như vậy tương lai làm việc gì cũng sẽ không có người phò trợ.
Cuộc thi hoa hậu Miss World Vietnam 2023 đã khép lại, nhưng tân hoa hậu Huỳnh Trần Ý Nhi vẫn đang trở thành tâm điểm bàn tán của cộng đồng mạng bởi những phát ngôn của mình dù chỉ mới đăng quang.
Rải rác trong các phần trả lời câu hỏi xoay quanh cuộc thi, và cả các buổi phỏng vấn hậu trường, Ý Nhi đã liên tục đưa ra những ý kiến dấy lên nhiều làn sóng gây tranh cãi.
Thứ nhất là làn sóng phản đối về việc BTC trao vương miện cho cô
Thứ hai là làn sóng hội nhóm trên MXH đồng thanh chê cười vì những phát ngôn của cô.
Thứ ba, báo chí trong nước liên tục chạy bài về câu chuyện của cô. Xa hơn là một trang báo Hàn quốc cũng có nội dung về sự việc này.
Bên trên là tóm lược một chút về diễn biến câu chuyện. Còn cách nhìn của tôi về vấn đề này như thế nào?
Cô hoa hậu đậm chất con gái mới lớn
Khi điểm lại những phát ngôn của Ý Nhi, tôi thấy rằng đây là những phát ngôn một cô gái mới lớn, có tính cách quá vô tư.
Chúng ta biết rằng độ tuổi của cô thì không còn trẻ con nữa, tuy nhiên so với nhiều bạn trẻ ở độ tuổi này, và nhất là một người có điều kiện tham dự cuộc thi sắc đẹp, thì chắc hẳn cô vẫn còn nằm trong sự bảo trợ của gia đình. Do đó, tính cách và phát ngôn của cô phần lớn là nằm trong tư duy của một đứa trẻ vô tư và thích tạo điểm nhấn.
Câu trả lời về 3 người nổi tiếng quê ở Bình Định càng khẳng định Ý Nhi chỉ là một cô gái có cá tính mạnh. Trong các câu trả lời, cô không quá để tâm để thể hiện trí tuệ của mình, mà chỉ đơn giản là thể hiện sự vô tư bốc đồng của một đứa trẻ.
Rõ ràng, vấn đề ở đây không hẳn là ở Ý Nhi, mà là một vấn đề khác đang lưu tâm hơn:
Thứ nhất: BGK đã trao vương miện cho một đứa trẻ.
Thứ 2: Nó thể hiện mặt bằng chung của XH VN hiện nay, trong các ứng viên hạt giống của cuộc thi sắc đẹp, không thể tìm ra được một người vừa có nhận thức vượt trên mặt bằng chung của giới trẻ, vừa có sắc đẹp tương xứng. Hay nói cách khác, đây là vấn đề của một nền giáo dục.
Thế hệ trà sữa
Về phát ngôn“Trong khi bạn bè đồng trang lứa với tôi chỉ dành thời gian để ngủ, để chơi, để uống trà sữa thì tôi đã tham dự cuộc thi hoa hậu. Tôi nghĩ mình trưởng thành hơn các bạn, khi mà các bạn vừa đi học vừa đi làm thì tôi đã là một hoa hậu. Từ giờ tôi sẽ giữ mình hơn để xứng đáng với cương vị của một hoa hậu”, tôi nhận thấy nó là một phát ngôn đáng tiếc.
Không chỉ tiếc cho Ý Nhi mà còn cho cả một thế hệ.
Bởi vì trong câu nói của Ý Nhi có 2 mệnh đề mà chúng ta cần chú ý:
Thứ nhất là hiện tượng những đứa trẻ của hôm nay đã hình thành một thứ văn hóa, gọi là văn hóa trà sữa. Cuộc sống của những bạn trẻ hiện nay chỉ xoay quanh chiếc smartphone và những ly trà sữa.
Thứ hai là Hoa hậu Ý Nhi cho rằng việc mình chiến thắng chính là thể hiện “sự trưởng thành” hơn các bạn xung quanh mình.
Có một sự thật là, song song với sự cố hoa hậu trên, thì công chúng đã bị xao lãng khỏi một sự kiện khác, khá thú vị và đầy năng lượng tích cực.
Đó là câu chuyện của bộ ba đã làm nên kỳ tích của “Bên trong vỏ kén vàng”.
Câu chuyện về 3 chàng trai trẻ bước lên thảm đỏ Cannes danh giá bằng tình bạn và ước mơ tuổi thơ. Nó gợi cho tôi hình ảnh của những người thành công và những quý nhân đã phò trợ cho họ.
Thiên Bảo