Thời gian gần đây, có rất nhiều lời bàn tán sôi nổi xung quanh chủ đề đập Tam Hiệp, con đập lớn nhất thế giới. Đại đa số – nếu không nói là gần như tất cả mọi lời dự đoán, đều cho rằng đập Tam Hiệp sẽ vỡ. Tuy nhiên, giáo sư ngành sử học Chương Thiên Lượng của trường Đại Học Phi Thiên, thuộc tiểu bang Connecticut, Hoa Kỳ, lại cho rằng khả năng vỡ đập Tam Hiệp là rất nhỏ và đưa ra 2 lý do hết sức thuyết phục.
Trước khi đi vào lập luận của giáo sư Chương Thiên lượng, chúng tôi sẽ đặt ra giả thuyết, mà không ít từng suy đoán: đập Tam Hiệp sẽ vỡ vì một lý do nào đó: Lũ lụt tạo ra áp lực nước vượt khả năng chịu tải của con đập, hoặc bị tấn công do chiến tranh… Vậy thì lúc đó chuyện gì sẽ xảy ra?
Mực nước bình thường của đập Tam Hiệp luôn cao hơn 140m so với vùng hạ nguồn. Hiện tại còn cao hơn do tình hình lũ lụt vì mưa lớn gần đây. Đập luôn ở trạng thái tích tụ áp lực nước. Vì vậy, nếu đập Tam Hiệp bị vỡ. Hơn 100 mét lũ sẽ đổ xuống phía hạ nguồn. Và sẽ nhanh chóng quét đến Nghi Xương chỉ sau vài giờ, phá hủy con đập Các Châu Bá vốn mỏng manh yếu ớt, và tất cả các nhà máy phát điện.
Đến lúc đó, tốc độ lũ quét có thể đạt 100 km/giờ. Nó nhanh như một chiếc ô tô đang chạy trên đường cao tốc. Và chiều cao của bức tường lũ này sẽ cao ít nhất từ 70 đến 100 mét. Khái niệm này có nghĩa là gì? Nó giống như một cơn sóng lớn cuốn trôi hết tất cả cát, quét sạch mọi thứ mà nó đi qua.
Tất cả những tòa nhà lớn nhỏ ở Nghi Xương sẽ bị chôn vùi ở mực nước cao 20 mét. Không ai có thể sống sót và sẽ không có khả năng trốn thoát. Trừ khi có người nghe nói đập Cát Châu Bá đã bị vỡ. Sau đó kịp thời lên trực thăng tẩu thoát. Nếu không thì thực sự không có hy vọng.
Trận lũ lụt này sẽ không chỉ gây ra những thiệt hại như vậy ở Nghi Xương. Nó sẽ tiếp tục tràn xuống. Đến Kinh Châu, đến Tương Dương rồi đến Vũ Hán. Toàn bộ thành phố Vũ Hán sẽ bị phá hủy. Và sau đó dọc theo đồng bằng Giang Hán, đến Hồ Nam rồi đến Giang Tây. Cuối cùng lũ sẽ tràn đến Nam Kinh, toàn bộ vùng Nam Kinh sẽ chìm trong biển nước.
Vì lượng nước tích trữ ở Tam Hiệp tương đương với lưu lượng hàng năm của sông Hoàng Hà. Do đó, nếu Tam Hiệp sụp đổ, từ Nghi Xương đến Nam Kinh sẽ chìm trong mực nước lũ cao hàng chục mét. Đây sẽ là một cảnh tượng khủng khiếp đến mức nào?
Đến lúc đó, hàng triệu thậm chí hàng chục triệu người sẽ phải chết. Tất cả các khu vực kinh tế phát triển nhất ở Trung Quốc sẽ bị ngập lụt. Chẳng khác gì một cơn Đại Hồng Thủy Noah. Tất nhiên đây chỉ là xem xét từ tính toán của máy tính.
Thực ra, ngay từ thời gian chuẩn bị kế hoạch xây dựng công trình Tam Hiệp, rất nhiều công trình sư có chuyên môn đều cho rằng không nên xây đập thủy điện Tam Hiệp. Chuyên gia thủy lợi Hoàng Vạn Lý đã gửi thư lên Trung ương, thỉnh cầu cho ông thời gian 30 phút để ông nói rõ tai hại của đập thủy điện Tam Hiệp. Nhưng đến tận khi Hoàng Vạn Lý qua đời, ông vẫn chưa có được 30 phút đó, mãi cho tới tận lúc hấp hối, ông vẫn luôn miệng nói “Không được xây Tam Hiệp”.
Hoàng Vạn Lý đã đưa ra 12 dự đoán về Tam Hiệp như sau:
- Hạ du sông Trường Giang cạn, đê bờ sạt lở.
- Trở ngại vận tải thủy.
- Vấn đề di dân.
- Vấn đề ngập lụt.
- Chất lượng nước xấu đi.
- Lượng phát điện không đủ.
- Khí hậu dị thường.
- Động đất liên tiếp xảy ra.
- Bệnh do côn trùng hút máu lan rộng.
- Môi trường sinh thái xấu đi.
- Lũ lụt khu vực thượng du nghiêm trọng.
- Cuối cùng sẽ buộc phải cho nổ phá bỏ.
Cho tới nay, 11 dự đoán ban đầu của Hoàng Vạn Lý đều đã thành hiện thực, chỉ còn một điều cuối cùng cho nổ phá bỏ là chưa xảy ra. Đo đó, đập Tam Hiệp có là công trình vĩ đại hay không thì rất khó nói, nhưng chắc chắn nó là con dao kề cổ đối với dân số toàn bộ đồng bằng châu thổ Trường Giang.
Lý do đập Tam Hiệp không vỡ
Liên quan đến lập luận khả năng vỡ đập Tam Hiệp là rất nhỏ, giáo sư Chương Thiên Lượng chia sẻ: “Tôi nghĩ khả năng vỡ đập Tam Hiệp vẫn còn khá nhỏ. Tôi không nói điều này để bảo vệ Đảng Cộng sản Trung Quốc.”
Lý do đầu tiên là thể diện. Giáo sư Chương Thiên Lượng nhấn mạnh: “Dù có bao nhiêu người chết, Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng sẽ không quan tâm. Nó sẽ bảo vệ Tam Hiệp vì thể diện. Ngay cả sau khi lũ lụt nhấn chìm nhiều thành phố vùng hạ nguồn. Nó cũng sẽ không để cho Tam Hiệp bị vỡ. ĐCSTQ có thể sẽ xả lũ”.
Và thực tế đây là đều mà ĐCSTQ đã và đang làm. Tất nhiên trong tương lai cũng sẽ không thay đổi. Vì đó là ‘bản chất’ của Đảng.
Cụ thể vào lúc 8h20 sáng ngày 20/7, hồ chứa đập Tam Hiệp đã mở 7 cửa xả lũ, mực nước trong khu vực Hồ chứa Tam Hiệp đã tăng hơn 8m trong 3 ngày, đã đạt tới 164,51 m và chỉ cách mực nước tối đa 175m chưa tới 10,50m. Vào ngày 19/8, hồ chứa đập Tam Hiệp đã phải mở 11 cửa xả với lưu lượng 49.400 m³/s. Đây cũng là lưu lượng xả lớn nhất kể từ khi đập Tam Hiệp được xây dựng.
Ngoài ra còn có một lý do nữa, đó là đức tin. Để giải thích cho điều này, Giáo sư Chương Thiên Lượng đã dẫn ra một câu chuyện trong Kinh Thánh.
Chương 18 sách Sáng Thế kể lại rằng Chúa đã từng có ý định hủy diệt thành phố Sodom. Trước khi Chúa phá hủy nó thì Abraham, tổ phụ người Do Thái ở thành phố Sodom này đã cầu xin Chúa rằng: nếu có 10 người thiện lành trong thành phố thì xin Chúa đừng phá hủy thành phố.
Nói cách khác, chỉ cần trong thành phố có 10 người có đạo đức cao thì Chúa sẽ không phá hủy thành phố Sodom.
Tất nhiên tình hình rắc rối hơn. Thành phố Sodom đã đánh mất đi tất cả các chuẩn mực đạo đức vốn có của con người, người ta sống ác với nhau, tội và nghiệp chồng chất. Ngoài Abraham thì không còn một ai là người thiện lành cả. Vì vậy, Chúa chỉ có thể cứu được mỗi ông. Những người khác đã bị hủy diệt cùng thành phố.
Nhưng chi tiết “Chúa Trời đã hứa với Abraham rằng, chỉ cần có 10 người thiện lành thì Ngài sẽ không hủy đi thành phố” đã giúp giáo sư Chương Thiên Lượng đưa đến kết luận rằng: “Nếu đập Tam Hiệp của Trung Quốc thực sự bị phá vỡ, hàng chục triệu người có thể sẽ phải chết. Nghi Xương không thể tồn tại. Nhưng tôi tin vào một thành phố như Nghi Xương sẽ phải có hơn 10 người tốt. Đây là sự thảo luận dưới góc độ đức tin”.
Vậy, người dân Trung Quốc còn người tốt không? Tức là những người biết giữ gìn tiêu chuẩn đạo đức, biết ghê sợ tội ác, có đức tin vào Thần Phật, nhân quả… Liệu có còn những người này không?
Giáo sư khẳng định rằng ở Trung Quốc vẫn còn có rất nhiều người tốt, những người thật sự có đức tin, “Đặc biệt là các học viên Pháp Luân Công. Những người đang tu luyện theo trường phái Phật gia”.
Bởi đức tin của những học viên này quá lớn nên trong cuộc đàn áp kéo dài hơn 20 năm qua, giữa hết thảy dối trá và vu khống, họ vẫn kiên trì với niềm tin tín ngưỡng của mình.
Không chỉ có học viên Pháp Luân Công, mà còn có những người chính nghĩa khác dám đối mặt với chính quyền tà ác, cất lên tiếng nói lương tâm, vạch trần những xấu xa hủ bại. Còn có những người “bỏ ác theo thiện”, tuyên bố thoái xuất khỏi ĐCSTQ, tạo nên làn sóng người đứng về phía thiện lương.
Ông trời vốn có đức hiếu sinh, con người một khi còn giữ được thiện lương trong tâm thì họ sẽ còn có hy vọng và tương lai.
ĐCSTQ chối bỏ lịch sử văn minh Trung Hoa và chưa từng biết sám hối
Trong lịch sử Trung Hoa, mỗi khi quốc gia phát sinh thiên tai nhân họa, đất nước đứng trước nguy nan, Hoàng đế của các triều đại đều sẽ tắm gội trai giới, tế bái trời đất cùng chư Thần, tự phản tỉnh “trách tội mình”, sám hối về những sai lầm và thiếu sót của bản thân, có những lúc còn sẽ ban bố “chiếu thư tự trách tội mình” với khắp thiên hạ.
Con người vốn không phải Thánh hiền, dù là bậc đế vương cũng khó tránh khỏi sai lầm. Nhưng trong gần một nửa “chiếu thư tự trách tội mình” được ghi chép trong sử sách, nguyên nhân khiến các bậc quân vương tự trách tội bản thân thì lại đều là bởi thiên tai chứ không phải họa do con người gây ra. Đây đều là điều mà những người tin theo thuyết vô Thần thời nay khó mà lý giải cho được, nhưng nó lại chính là một bộ phận quan trọng trong văn hóa truyền thống bác đại tinh thâm.
Thời vua Thành Thang nhà Thương, gặp năm hạn hán, ngũ cốc không thu hoạch được, quan dân hoang mang lo sợ. Thành Thang vạn phần lo lắng, đã nhiều lần đích thân tế lễ cầu mưa, nhưng đều không hiệu quả. Người gieo quẻ nói tằng: “Từ kết quả quẻ tượng cho thấy, nếu muốn trời giáng mưa, cần phải dùng một người sống để tế bái để tỏ rõ lòng thành”.
Vua Thành Thang không nỡ hy sinh tính mạng của người khác, quyết định lấy mình làm tế phẩm cầu mưa. Để tỏ rõ lòng thành, ông đã tắm gội trai giới, cắt bỏ mái tóc cùng móng tay, mặc lên mình áo vải thô màu trắng, quấn cỏ lau quanh người, rồi tự mình đánh xe đến ngoài cổng rừng dâu. Vua Thang quỳ ở đài tế thần cầu nguyện, tự trách rằng: “Phải chăng là bởi quả nhân không trị lý quốc gia được tốt? Phải chăng là quả nhân tin dùng sai người? Phải chăng là do quả nhân xây dựng cung thất tốn của nhọc dân? Hay là do quả nhân quá nghe lời đàn bà? Hay là quan viên hủ bại mưu lợi riêng? Hay là quả nhân tin theo những lời sàm tấu vu oan cho người? Nếu thật sự là vì những điều này, đó đều là lỗi của mình quả nhân, thiên thượng cứ trách phạt, xin đừng liên lụy đến muôn dân. Cúi xin trời cao đừng lấy thiếu sót của mình trẫm mà tổn hại đến tính mệnh của muôn dân”.
Sau đó, ông lệnh người chất củi khô thành đống, không chút do dự ngồi trên đống củi, lệnh người châm lửa, lấy bản thân để tế Trời. Thành ý của vua Thang cuối cùng đã cảm động trời xanh, trời đã giáng mưa, kết thúc hạn hán đã kéo dài suốt mấy năm liền.
Hán Vũ Đế vào những năm cuối đời đã gặp phải một loạt các biến cố, trong đó vụ thảm án Vu cổ để lại hệ lụy nặng nhất: Vệ hoàng hậu và Thái tử đều mất mạng. Những việc này đã khiến Hán Vũ Đế tự xét lại mình. Không lâu sau, Hán Vũ Đế tra rõ Thái tử vô tội, bèn xây dựng “Tư Tử Cung’ (cung điện tưởng nhớ con), tự trách hối lỗi.
Hán Vũ Đế lên núi Thái Sơn tế bái trời đất, ông thành khẩn nói rằng: “Từ lúc trẫm lên ngôi đến nay, bản thân đã tự mình thúc đẩy chính sách dụng binh khắp nơi, khiến người dân theo đó mà chịu khổ, nghĩ lại mà không khỏi ân hận. Từ nay về sau phàm là những việc tổn hại đến lợi ích của người dân, hao tổn nguồn tài nguyên của quốc gia, nhất loạt đều ngưng lại”. Từ đó, quốc sách của Hán triều đã chuyển biến.
Thời Đường Thái Tông, đại tướng quân Đảng Nhân Hoằng bởi tham ô lượng lớn tài sản mà bị tuyên án tử hình. Nhưng, Đường Thái Tông xem trọng Đảng Nhân Hoằng, cho rằng ông là nhân tài hiếm có đã lập nhiều công trạng cho triều đình, bèn hạ chiếu chỉ sửa tội tử hình thành lưu đày ra biên cương.
Sau sự việc này, Đường Thái Tông nhận ra bản thân vì xuất phát từ tình riêng mà làm trái pháp lệnh. Thái Tông cho mời các quan đại thần đến và nói: “Pháp lệnh của quốc gia, Hoàng đế nên phải là người dẫn đầu chấp hành, nhưng trẫm lại bao che cho Đảng Nhân Hoằng, thật đúng là đã dùng tình riêng làm loạn quốc pháp”. Sau đó Thái Tông đã ban bố “chiếu thư tự trách mình”, nói bản thân trong quá trình xử lý vụ việc của Đảng Nhân Hoằng đã mắc phải 3 sai lầm lớn: một là không biết rõ người, dùng sai Đảng Nhân Hoằng; hai là lấy tình riêng làm loạn kỷ cương bao che Đảng Nhân Hoằng; ba là thưởng phạt không rõ, xử lý không công chính.
Năm Trinh Quán thứ hai, Trường An hạn hán lớn, châu chấu hoành hành ngang ngược. Đường Thái Tông thị sát thiên tai, nhìn thấy rất nhiều châu chấu, liền bắt lấy mấy con châu chấu trong tay, nói với chúng rằng: “Bách tính sống nhờ lương thực, các ngươi lại đi ăn mất lương thực của muôn dân, các người chính là loài sâu bọ gây hại của dân chúng! Người dân nào có tội tình gì, tất cả đều là lỗi của ta. Nếu các ngươi, những con sâu gây hại này có linh tính, thì hãy ăn gan ruột ta, đừng gây hại cho bá tánh!”. Nói xong liền muốn nuốt mấy con châu chấu, tả hữu đều ra sức khuyên can, nói châu chấu không sạch sẽ, ăn rồi e rằng sẽ mắc bệnh. Đường Thái Tông nói: “Đây chính là điều trẫm muốn, trẫm chỉ mong ông trời có thể giáng họa lên thân mỗi mình trẫm. Sao trẫm lại phải sợ mắc bệnh chứ?”. Nói xong liền nuốt con châu chấu. Cùng năm, nạn châu chấu liền biến mất.
Nếu trời quở trách mà không tự ngộ, dân oán mà không tự biết, triều đại ắt diệt vong
Chiếu thư tự trách lỗi mình, phần nhiều đều là đế vương tự sám hối kiểm điểm. Tín ngưỡng vào đạo trời là nền tảng đạo đức trong văn hóa truyền thống, cũng là nền tảng để các bậc đế vương cai trị đất nước. Hoàng đế thời xưa kính trời tín Thần, từ nhỏ đã đọc thuộc làu “tứ thư ngũ kinh” của Nho gia, tuân theo lời dạy của tổ tiên, kính sợ lòng dân. Họ hiểu rõ rằng, nếu không thể vâng theo mệnh trời mà tuân theo quy luật vận hành của trời đất, trên hợp với đạo trời, dưới an định muôn dân, thì trời sẽ giáng thiên tai khiển trách. Và khi đứng trước thiên tai nhân họa, nếu vẫn không biết phản tỉnh quy chính, thì khó tránh khỏi đại kiếp.
Giáo sư chia sẻ: “Vì vậy, tôi nghĩ nếu mọi người thực sự muốn tránh thảm họa. Mọi người chỉ có thể làm giống như hoàng đế ngày xưa. Xem lại lỗi lầm của mình. Thú nhận với thiên thượng. Dù tin hay không, ít nhất với tất cả mọi người thì đây là cái giá miễn phí rồi”.
Bởi vì Thần Phật vốn không cần tiền bạc của bạn, không quan tâm việc bạn phát triển tri thức ra sao, đạt được địa vị gì trong xã hội. Đất nước của bạn phát triển kinh tế như thế này, thế kia… Do đó, dù bạn có trả thêm tiền, đất nước phát triển giàu có hơn nữa. Nhưng cứ tiếp tục tạo ác nghiệp, vậy thì chẳng còn cách nào cứu vãn nữa.
Bạn có thể tự suy ngẫm về những chuyện này. Thời xưa con người tin vào Thần Phật và thành tâm ăn năn nên đã thay đổi và như vậy, nhiều thảm họa có thể tránh được. Bằng cách này, con người sẽ được Thần ban phước.
Tuy nhiên, Giáo sư Chương Thiên Lượng cũng chỉ ra rằng ở Trung Quốc có một nhóm tội phạm sùng bái tội ác của con người – Đảng Cộng sản Trung Quốc.
“Bây giờ hãy nói về việc đập Tam Hiệp, nó có thể tồn tại trong bao lâu nữa. Khi đó, Hoàng Vạn Lý từng kết luận rằng đập Tam Hiệp sẽ bị phá bỏ càng sớm càng tốt. Từ phân tích ở trên, có thể thấy Đập Tam Hiệp như một lưỡi dao kề cổ. Tất nhiên ĐCSTQ sẽ không phá bỏ đập Tam Hiệp. Và ĐCSTQ sẽ chết”.Giáo sư Chương Thiên Lượng cũng đưa ra lời tiên đoán rằng. “Chỉ sau khi nhóm tội phạm đình đám này bị kết án – ĐCSTQ sụp đổ. Sau đó, đập Tam Hiệp mới có thể bị phá bỏ”. Chính là nó bị phá bỏ vì không phù hợp, chứ không phải bị vỡ. Và nếu điều này xảy ra, toàn bộ 12 tiên đoán mà Hoàng Vạn Lý đã liệt kê sẽ trở thành hiện thực.
Thiện Thành