Dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán đang tiếp tục lan rộng khắp thế giới, thế nhưng Trung Quốc – một nơi bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch lại đang cố gắng làm nổi bật cái gọi là “Chống dịch thắng lợi”. Truyền thông Pháp cho rằng, cuộc chiến với dịch bênh còn rất lâu dài, thật sai lầm khi chính quyền Trung Quốc tuyên bố thắng lợi quá sớm.
Ngày 8/4, trang web của Le Monde đã đăng bài viết nói, ĐCSTQ lợi dụng sự hoảng loạn của Âu Mỹ trong dịch bệnh để cố gắng làm nổi bật hiệu suất cao của ĐCSTQ. Tuy nhiên, trong thời gian đầu của dịch bệnh ở Vũ Hán, do sự không minh bạch của chính quyền ĐCSTQ, nên đã mất đi thời gian vài tuần quý báu, khiến virus lan rộng trên toàn cầu.
Cùng lúc đó, ĐCSTQ lại thao túng WHO để trì hoãn thông báo về đại dịch viêm phổi Vũ Hán. Đây là sai lầm kép khó có thể chấp nhận được mà ĐCSTQ đã phạm phải.
Ngoài ra, chính quyền ĐCSTQ đã bịt miệng các bác sĩ đưa ra cảnh báo như Lý Văn Lượng, Ngải Phân, chặn những tin tức không có lợi cho bản thân, đây sẽ luôn là một vết nhơ cho danh tiếng quốc tế của ĐCSTQ.
Bài báo cho biết, trung tâm của dịch bệnh hiện đã được chuyển sang các nước Âu Mỹ, chính quyền ĐCSTQ đã sẵn sàng để tối đa hóa lợi ích từ sự đảo ngược tình thế này. Vì hầu hết các vật liệu y tế được sản xuất tại Trung Quốc, cho nên phương Tây hiện phụ thuộc rất nhiều vào ĐCSTQ trong việc mua các vật tư chống dịch.
ĐCSTQ cũng nhân cơ hội này khởi động bộ máy tuyên truyền, gióng trống khua chiêng tuyên dương Trung Quốc đã chuyển vật tư chống dịch cho nước ngoài như thế nào, thể hiện cái gọi là “quyền lực mềm”. Đối với giai đoạn đầu của đại dịch Vũ Hán, các quốc gia khác đã cung cấp rất nhiều vật tư chi viện cho Trung Quốc, thì nước này lại giữ im lặng.
Tuy nhiên, bài báo cũng chỉ ra, cuộc chiến với virus còn lâu mới kết thúc, ĐCSTQ tuyên bố thắng lợi quá sớm là một sai lầm. Những số liệu dịch bệnh được ĐCSTQ công bố là “vượt trội hơn” so với các quốc gia dân chủ phải tuân thủ nguyên tắc minh bạch, nhưng rất khó để nói cái “vượt trội” đó có thể chịu được những kiểm nghiệm trong tương lai hay không.
Sau khi dịch virus Vũ Hán bùng phát trên toàn cầu, quan điểm về việc thể chế dân chủ hay chuyên chế có thể phản ứng hiệu quả với dịch bệnh hơn, đã thu hút sự bàn tán sôi nổi của dư luận. Bài viết bình luận của tờ Le Figaro đã biểu thị rõ ràng, thể chế dân chủ có hiệu quả hơn so với chuyên chế.
Bài viết nói rằng dịch bệnh lần này đã thể hiện rõ ràng những lỗ hổng bên trong thể chế chính trị của ĐCSTQ. Trong vài tuần đầu tiên xuất hiện dịch, Bắc Kinh không những che giấu với người dân trong nước mà còn che giấu cả WHO, khiến dịch bệnh không thể được ngăn chặn một cách hiệu quả ngay từ đầu.
Ngoài ra, sự không thông suốt của thông tin và các kênh liên lạc, khiến họ không thể ngăn chặn sự lây lan của virus một cách kịp thời và hiệu quả.
Bài viết biểu thị, thể chế chuyên chế chỉ có thể cổ vũ cho sự lây lan của virus, luồng thông tin tự do minh bạch, hợp lý là lợi thế của các quốc gia dân chủ. Hơn nữa, thể chế dân chủ còn có một ưu thế khác, người lãnh đạo phải chịu trách nhiệm với các cử tri bầu cử cho họ. Họ không thể muốn làm gì thì làm.
“Washington Post” cho biết, sự thành công của công tác phòng chống dịch bệnh “cũng không chỉ dành riêng cho thể chế chuyên chế, các chính phủ dân chủ như Singapore, Đài Loan và Hàn Quốc đều đang tiến tới sự phục hồi nhanh chóng”.
Đài Loan được coi là khu vực thành công nhất trong phòng chống dịch bệnh lần này, được quốc tế khen ngợi. Một quan chức Đài Loan biểu thị, tính minh bạch là một trong những yếu tố quan trọng nhất cho sự thành công của chính phủ nước này trong việc đối phó với dịch bệnh.
Bài báo nói rằng nếu chính quyền ĐCSTQ đối mặt với dịch bệnh sớm hơn một chút, chứ không phải là chèn ép “người thổi còi”, vậy thì sẽ giống như kết quả nghiên cứu của một nhà nghiên cứu từ Đại học South Hampton và Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Vũ Hán, phát biểu: “Ước tính có 95% ca có thể tránh khỏi dịch bệnh nếu các biện pháp cách ly được thực hiện sớm hơn 3 tuần”.
Một bài phân tích của The Time Weekly của Đức cho biết, khi đối diện với khủng hoảng, dân chủ có những ưu thế quý giá của nó, trong khi một thể chế chuyên chế như ĐCSTQ thì lại có “khuyết điểm chết người”, chính là phương tiện truyền thông – cơ quan ngôn luận của đảng.
Bài báo viết: “Nếu Trung Quốc có phương tiện truyền thông tự do vào tháng 12/2019, thì đã có thể phá vỡ những tin tức cản trở ‘người thổi còi’, có thể ngăn chặn virus ngay lập tức, toàn thế giới có thể may mắn thoát khỏi dịch bệnh”.
Trong khi ĐCSTQ đang khoe khoang mô hình chống dịch của Trung Quốc, thì Hoa Kỳ, Anh, Ấn Độ và các nước khác đều lên tiếng yêu cầu truy cứu trách nhiệm của ĐCSTQ, cũng yêu cầu ĐCSTQ phải bồi thường một khoản lớn cho những thiệt hại mà nó gây ra.
Gia Hưng (Theo NTDTV)