Tinh Hoa

Truyền thông không nói thật: Khi “Tin giả” và “Cờ giả” trở thành công cụ chính trị

Liệu những thứ chúng ta đang nghe nhìn, thậm chí đang bộc phát ngoài xã hội không phải là dàn dựng? Xã hội hiện diễn ra cái gọi là “chiến tranh nhận thức”: chiến lược ‘cánh trên’ nhắm tới chính giới và chiến lược ‘cánh dưới’ nhắm tới thường dân.

Trong thế giới hiện nay, liệu mọi thứ chúng ta nghe nhìn, thậm chí đang bộc phát ngoài xã hội không phải là dàn dựng? (Ảnh qua The Freedom Bunker)

Định luật III của Newton nói rằng lực không xuất hiện riêng lẻ mà xuất hiện theo từng cặp động lực – phản lực. Nguyên lý này đang trở thành kim chỉ nam cho rất nhiều phong trào ngầm với mục tiêu thay đổi xã hội, chúng tìm cách tạo ra quán tính, và rồi chuyển hướng quán tính đó để tăng tốc cho những mưu đồ lợi ích của mình.

Trong các mối đe dọa an ninh quốc gia Mỹ, Cơ quan Nghiên cứu Internet Nga (IRA) bị cáo buộc có liên quan tới các hoạt động làm sai lệch thông tin để tạo ra nhận thức sai lệch hoặc kiểm soát nhận thức, trong khi lực lượng Vệ binh cách mạng Iran (RG) được cho là tham các hoạt động bất ổn, và rất nhiều quốc gia khác tìm cách thao túng người dân theo nhiều cách khác nhau.

Về phần Đảng Cộng sản Trung Quốc, quân đội của nó đã và đang tiến hành các chiến dịch được thiết kế đặc biệt để tấn công vào nhận thức của con người, như học thuyết Ba Chiến Tranh: chiến tranh tâm lý, chiến tranh truyền thông và chiến tranh pháp lý. Ở cấp độ xã hội, “đội quân 5 xu” của Trung Quốc tấn công những người bất đồng chính kiến trên mạng, “Mặt trận Thống nhất” tìm cách phá hoại các xã hội nước ngoài, và nhiều chiến dịch tương tự khác hoạt động nhằm mục đích kiểm soát nhận thức của con người.

Những hoạt động kiểu này không chỉ giới hạn trong các quốc gia, mà chúng còn được các nhóm lợi ích tư nhân, các phong trào phá hoại xã hội và các phong trào chính trị triệt để lợi dụng.

 

Phóng viên với các loại “tin giả” khác nhau. Tranh minh họa 1894 của Frederick Burr Opper. (Ảnh qua MediAsia – IAFOR)

Có một hiện thực khó chấp nhận mà chúng ta đang phải đối mặt là các cuộc chiến tranh ngày nay diễn ra trên mặt trận tâm lý, trên cách mà mọi người nhìn nhận các tổ chức, hệ thống xã hội và các nhà lãnh đạo. Nếu “con tim và khối óc” của một nền văn minh bị chinh phục, thì quốc gia đó có thể bị chinh phục mà không cần tốn một viên đạn.

Một phần của phương pháp phá hoại này là thông qua chiến lược ‘cánh trên’ nhắm tới chính giới và chiến lược ‘cánh dưới’ nhắm tới người dân. Nó dựa trên việc tạo ra cờ giả (thuật ngữ chỉ hoạt động bí mật do các chính phủ, tập đoàn hoặc tổ chức tiến hành như thể nó được các đơn vị khác thực hiện) hay các sự kiện nóng sốt được dàn dựng có thể thu hút sự chú ý của quảng đại quần chúng. Một nhóm phá hoại có thể lợi dụng truyền thông để định hướng công chúng rằng hiện tượng này là đại biểu hoặc liên quan tới một vấn đề xã hội nào đó.

Vấn đề xã hội này sau đó có thể được các hãng tin bị kiểm soát, các bình luận viên được thuê, hay các tổ chức phá hoại phi lợi nhuận thổi phồng lên. Những bê bối do các nhóm này tạo nên sẽ được các chính trị gia lợi dụng để có cớ đệ trình chính sách.

Đây là một chiến thuật ưa dùng của các tổ chức khủng bố nhằm phục vụ cho các mục tiêu lớn hơn. Một nhóm trung ương tuyên truyền thông tin để khuấy đảo sự thù hận và kích động một bộ phận dân chúng. Khi một phần tử khủng bố hành động theo tuyên truyền này, nhóm trung ương kia sẽ quan sát phản ứng của người dân và sử dụng nó để cáo buộc bộ phận dân chúng này là “phân biệt chủng tộc” hoặc “bài ngoại”, điều này làm tăng tính hợp pháp của chính họ trong cộng đồng mà họ muốn phá hoại.

James Scott, chuyên gia về an ninh mạng và chiến tranh thông tin, đã giải thích nguyên lý này tại một cuộc phỏng vấn mới đây với tờ Epoch Times. Ông nói rằng, các nhóm như Anh em Hồi giáo và các nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng (ISIS) “đang liên tục tìm kiếm các sự vụ có thể làm thổi lên ngọn lửa bài ngoại quá khích”.

 

James Scott, chuyên gia về an ninh mạng và chiến tranh thông tin. (Ảnh từ YouTube)

 

Chuyên gia này nói thêm, “Đây là cách mà chúng sử dụng khi tìm đến Người da đen đáng được sống (Black Lives Matter) và nhóm Hành động chống Phát xít (Antifa): tìm kiếm những đối tượng có khuynh hướng cực đoan, tập hợp lại, dạy dỗ rồi cô lập, kích thích sự cực đoan trong họ để khiến họ hành động một cách chủ động”.

Khi các nhóm này thực hiện hành vi bạo lực, tiếp nối sau đó là sự phẫn nộ của công chúng, Scott nói: “Họ sẽ vũ khí hóa sự phẫn nộ đó và nói ‘Thấy không, tôi đã nói mà, sự bài ngoại có ở khắp nơi’”.

Điều thú vị là rất nhiều chuyện kiểu này thực ra hoàn toàn được dàn dựng”, ông nói.

Một phần của vấn đề liên quan đến việc các ý tưởng và khái niệm được đưa vào xã hội, và cách những quan niệm này bị thao túng nhằm tạo ra các quan điểm xã hội theo ý muốn. Phương pháp này vận dụng memetic – lý thuyết về cách thức các ý tưởng được đưa ra và phát triển qua thời gian để ảnh hưởng tới văn hóa của một xã hội.

Đối với các sự việc được lên kế hoạch để tạo ra tin giả một cách có mục đích, những kẻ khuấy đảo thị phi được cài vào trong công chúng biểu tình nhằm đẩy sự việc leo thang. Khi cuộc biểu tình trở thành bạo lực, theo Định luật III của Newton, động lực sẽ tạo ra một phản lực. Các bản tường thuật bị kiểm soát trên các kênh truyền thông được dùng để thăm dò phản ứng quần chúng, nhằm đưa ra đường hướng thúc đẩy các vấn đề xã hội.

Những người phản đối tổng thống đắc cử Donald Trump đổ xuống Đại lộ số 5, quận Manhattan, New York, tháng 11/2016. (Ảnh: Alba Vigaray / European Pressphoto Agency)

Trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016, các nhà tổ chức theo đảng Dân chủ xuất hiện trong một loạt video bí mật thuộc dự án Veritas, họ thừa nhận đã cài những phần tử kích động vào chiến dịch tranh cử của ông Trump để cổ súy bạo lực và thu hút sự chú ý tiêu cực của truyền thông. Trong số này có một video của Scott Foval, cựu lãnh đạo tổ chức American United for Change (Nước Mỹ đoàn kết để thay đổi). Ông này đã mô tả những hành động mà ông gọi là “chó săn chim” (ý chỉ việc theo đuổi không ngừng mục tiêu, thường liên quan đến việc hoàn thành các nhiệm vụ thông qua những người kém hiểu biết khác). Trong một video khác, Bob Creamer, đồng sáng lập hội Democracy Partners (Các Đối tác Dân chủ), cũng giải thích cách họ sử dụng những chiến lược này.

Một trong những cách mà chúng tôi đã làm là dàn dựng những cuộc biểu tình rất chân thực ngay trước mặt họ tại chính sự kiện của họ”, Foval nói trong video.

“Để thực hiện trót lọt kế hoạch này, bạn phải bắt đầu với mọi người trước 2 tuần và chỉ dạy họ cách đặt câu hỏi”, ông nói và bổ sung thêm rằng mình đã tuyển “những người bị bệnh tâm thần” cho công việc này. “Trong 20 năm qua, tôi đã trả tiền cho một số người vô gia cư để làm những việc điên rồ”.

Sau khi một sự việc như vậy được dàn dựng, nếu kẻ gây rối có thể kích động bạo lực, các phóng viên truyền hình có thể định hình nhận thức của công chúng về sự việc này, ví như, những người ủng hộ Trump ‘ưa bạo lực’. Sau đó họ có thể lợi dụng cách nhìn nhận này để tạo thêm các thông tin sai lệch khác.

Chiến thuật này sử dụng nhiều hình thức truyền thông để phóng đại hiệu ứng của mình. Sau khi một sự kiện được dàn dựng, hình ảnh của nó sẽ xuất hiện trên các kênh truyền hình, các cuộc trao đổi trên Facebook, Twitter, Reddit. Thậm chí nếu sau đó sự việc được chứng minh là sai thì nó vẫn để lại ấn tượng cho công chúng, và điều này sẽ khiến người ta có ấn tượng xấu khi họ gặp cá nhân hoặc nhóm bị đóng khung là đại diện của sự việc nói trên.

Scott nói đây là một chiến thuật hỗn loạn. Ý tưởng là từ sự hỗn loạn, trật tự sẽ được xác lập và cấu trúc xã hội mới sẽ thành hình. Các nhóm muốn thay đổi xã hội trước hết nhắm đến việc bất ổn hóa tổ chức mà chúng muốn thay đổi, và việc này thường bắt đầu bằng việc nhào nặn cách nhìn của công chúng.

Anh dàn dựng một sự việc, anh dàn dựng sự phẫn nộ, và sau đó anh sẽ có một luật pháp sẵn sàng đánh vào quyền tự do dân sự của ai đó”, Scott nói. “Nhưng công chúng đang cầu nguyện cho nó vì họ tin rằng đó là điều đang thực sự diễn ra”.

Ông Scott cũng lưu ý rằng, khái niệm này cũng có liên hệ với các chiến thuật của chủ nghĩa Mác – tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản thông qua việc phá hoại văn hóa và quan niệm.

Cách mạng văn hóa ở Trung Quốc làm thay đổi quan niệm của người dân về trật tự xã hội và văn hóa truyền thống.(Ảnh qua Fanboy Tag)

 

Đằng sau chiến thuật này là mục đích sâu xa hơn muốn thay đổi nhận thức của công chúng. Đứng từ góc độ lật đổ chế độ, nhận thức là điều sẽ quyết định người mà bạn sẽ bầu. Nhận thức quyết định thứ bạn sẽ mua. Nhận thức quyết định thứ bạn nghĩ bạn cần hay không cần, người bạn thích, và người bạn không thích.

Tất cả nhận thức của người dân Mỹ trong xã hội đang bị thao túng bởi một loạt tổ chức khác nhau với các mục đích khác nhau, nhằm thay đổi thế giới quan về tình hình trong nước và quốc tế của chúng ta.

Video: Scott Foval tiết lộ về chiến lược tranh cử của Hillary và biểu tình bạo lực chống Trump

>>> Nhóm cực đoan Antifa có nguồn gốc từ đâu?

̉>>> Rò rỉ tài liệu chính phủ Mỹ đang nghiên cứu vũ khí “điều khiển tâm trí

Quốc Hùng, theo Epoch Times