Phong trào phản đối dự luật dẫn độ đã diễn ra hơn nửa năm. Một số phương tiện truyền thông Anh nói rằng, nguyên nhân đằng sau của việc chính phủ Hồng Kông thúc đẩy mạnh mẽ sửa đổi dự luật dẫn độ rất phức tạp, mục tiêu là vụ án của tỷ phú Trung Quốc Tiêu Kiến Hoa, nghe nói vụ án của ông Tiêu được chính quyền chỉ định là “Đại án số 1 Trung Nam Hải”.
Ngày 21/12, tờ Reuters của Anh đã trích dẫn thông tin từ các quan chức Trung Quốc ẩn danh nói rằng, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương là người đứng sau các sửa đổi liên quan tới dự luật dẫn độ, có nghĩa là sự việc cũng không phải giống như như Trưởng Đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) nói, việc sửa đổi dự luật không chỉ đơn giản là do Chính phủ Hồng Kông chỉ đạo, đằng sau còn có nguyên nhân phức tạp hơn.
Tờ báo đưa tin, 20 năm trước, chính quyền Bắc Kinh đã muốn thúc đẩy “Luật dẫn độ” để luật pháp của ĐCSTQ có thể được mở rộng sang Hồng Kông. Theo 2 quan chức Trung Quốc giấu tên, bước ngoặt của vụ việc là vào năm 2017, Tập Cận Bình đã dấy lên một cơn lốc truy quét tham nhũng, một trong những mục tiêu lúc ấy là Tiêu Kiến Hoa.
Vào ngày 27/1/2017,Tiêu Kiến Hoa, người sáng lập Tập đoàn Minh Thiên đã bị bắt cóc tại khách sạn “Four Seasons” Hồng Kông và được đưa về Bắc Kinh. Nghe nói, không lâu sau khi Tiêu Kiến Hoa được đưa về Bắc Kinh, ông đã cung cấp một lượng lớn bằng chứng tham nhũng của những “con hổ lớn”. Vào tháng 2 cùng năm, vụ án của Tiêu Kiến Hoa được xem là “đại án số 1 Trung Nam Hải”. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn không rõ ông Tiêu sống chết ra sao.
Reuters dẫn lời một nguồn tin nói rằng, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương đã cảm thấy chán nản với việc thiếu cơ sở pháp lý để xử lý vụ việc của Tiêu Kiến Hoa, trong cùng năm đó đã bắt đầu thúc giục các quan chức của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phụ trách các vấn đề của Hồng Kông, thể hiện tính cấp bách để giải quyết các vấn đề liên quan đến luật dẫn độ.
Theo bài báo, hai bên đã không đạt được thỏa thuận vào thời điểm đó, nhưng nghi phạm Trần Đồng Giai của vụ án giết người Đài Loan đã mang đến một khởi đầu mới. Sau vụ án của Trần, vào ngày 12/2, Cục Bảo an Hồng Kông đã đề xuất sửa đổi “Luật dẫn độ” để dẫn độ nghi phạm.
Sau đó, một quan chức cấp cao của Trung Quốc phụ trách các vấn đề Hồng Kông đã thúc giục cố vấn cấp cao của Lâm Trịnh Nguyệt Nga tại một cuộc họp riêng, nhấn mạnh sự cần thiết phải thông qua các sửa đổi đối với “Luật dẫn độ”, để “dẫn phạm nhân về Trung Quốc” thực hiện cơ sở pháp lý.
Cho đến nay, phong trào phản đối dự luật dẫn độ đã bước vào tháng thứ 7. Với dân số 7 triệu người, tổng số người tham gia các cuộc diễu hành khác nhau ở Hồng Kông đã lên tới hàng triệu người.
Đối với cuộc phản kháng dân chủ kéo dài liên tục trong nhiều tháng nay, dường như ĐCSTQ đã sử dụng tất cả các lực lượng, bao gồm Cảnh sát Hồng Kông, Lực lượng Cảnh sát Vũ trang của ĐCSTQ và các băng đảng để trấn áp tàn khốc đối với người biểu tình, tra tấn, thậm chí là giết người diệt khẩu, bắn đạn thật về phía người biểu tình, lái xe buýt tốc độ cao lao vào người biểu tình…, dẫn đến số vụ án khả nghi như nhảy lầu, thi thể chết trôi, mất tích tăng vọt.
Tuy nhiên, người dân Hồng Kông đã không bị đe dọa bởi sự đàn áp dữ dội của ĐCSTQ và Chính phủ Hồng Kông, trước thềm Ngày Nhân quyền Quốc tế, 800 ngàn người Hồng Kông đã cùng nhau xuống đường và hô vang khẩu hiệu “Năm yêu cầu lớn, không thể thiếu một”.
Tinh thần đấu tranh dân chủ bất khuất, không bỏ cuộc của những người biểu tình Hồng Kông thật khiến trời đất cảm động. Ngày 26/11, 11 ngàn học giả nổi tiếng quốc tế, bao gồm 3.700 giáo sư và giảng viên, đã công bố một lá thư chung, lên án sự tàn bạo và máu lạnh của cảnh sát Hồng Kông, thúc giục các bên liên quan bảo vệ tự do học thuật, bảo vệ sinh viên và tiến hành điều tra độc lập với cảnh sát Hồng Kông.
Đồng thời, lưỡng Đảng Mỹ đã thông qua “Dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông”, ngày 27/11, Tổng thống Trump đã ký để dự luật trở thành luật chính thức. Dự luật này sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với những người Trung Quốc và Hồng Kông vi phạm nhân quyền ở Hồng Kông, bao gồm đóng băng tài sản của họ ở Hoa Kỳ, từ chối visa, từ chối nhập cảnh và tuyên bố ngừng cấp thị thực hoặc vô hiệu hồ sơ du lịch.
Hiện tại, Nhật Bản và Canada cũng đã đề xuất các dự luật tương tự. Phần lớn các nghị viên trong Quốc hội Canada đã đồng ý sử dụng “Luật Magnitsky” để xử phạt các quan chức và cảnh sát Hồng Kông vi phạm nhân quyền, đồng thời yêu cầu cung cấp một danh sách trừng phạt.
Minh Huy (Theo NTDTV)