Hẳn ai cũng từng nghe kể về chuyện con người chuyển sinh thành động vật, nhưng chưa từng gặp qua. Tuy nhiên câu chuyện này xảy ra ngay thời hiện đại, hơn nữa lại còn được nhiều người nhìn thấy tận mắt, có thể không tin được sao?
Dưới chân núi Thái Hành, tỉnh Hà Bắc, có một ngôi Phật tự rất lớn là chùa Chánh Định, ở huyện Chánh Định, cũng là quê hương của danh tướng Triệu Tử Long thời Tam Quốc. Vào thời kỳ đại cách mạng văn hóa do đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động, ngôi chùa này đã gặp phải kiếp nạn lớn, những người bị vô Thần luận đầu độc, thù hận Phật Pháp, đã hủy hoại tất cả văn vật không còn sót lại cái nào, những bức tượng Phật bị đập phá đến nỗi không còn ra hình thù gì nữa, có tượng thì bị mất đầu, mất chân, mất tay. Sau cách mạng văn hóa, tăng nhân được phép quay lại chùa, số khách hành hương cũng dần dần tăng lên.
Về phía tây bắc của chùa Chánh Định tầm hơn 30 lý có một thôn làng (vì liên quan đến người đang sống hiện nay nên không tiện viết tên làng và tên người đó ra), trong thôn có một cậu thanh niên mười mấy tuổi, vì cướp giật một số tiền nhỏ, trong lúc bị truy đuổi kịch liệt đã bị bắn chết. Cha mẹ cậu rất thương tiếc con, lại cảm thấy không vẻ vang gì, không thể ngẩng đầu lên trước mặt mọi người, nên họ luôn sống trong đau khổ, tủi nhục.
Một buổi tối nọ cách đây mấy năm, cậu thanh niên này đã báo mộng cho mẹ mình, trong giấc mơ cậu nói với mẹ rằng: “Con nhớ mẹ nhiều lắm, mẹ hãy đến thăm con đi, con ở trong chùa Chánh Định, mọi người gọi con là Hắc Tử.” Cậu vừa nói xong thì mẹ cậu cũng giật mình tỉnh giấc, không thể nào ngủ tiếp được nữa. Sáng hôm sau, trời vừa sáng, bà liền thu xếp đồ đạc, đi thẳng đến chùa Chánh Định.
Đi khắp một vòng trong chùa, cũng không dò hỏi được người nào tên Hắc Tử cả. Trong lòng bà tự nhủ rằng: “Chẳng qua chỉ là một giấc mơ, đừng xem nó là thật.” Chính ngay lúc bà đang chuẩn bị rời đi thì có một tiểu hòa thượng chạy đến nói với bà rằng: “Cháu vừa mới nhớ ra, sân sau có một chú chó con màu đen tên là Hắc Tử, hay là bác đến đó xem thử có phải là nó không?”
Đến sân sau liền nhìn thấy Hắc Tử, Hắc Tử giống như gặp lại người thân xa cách đã lâu nay được trùng phùng, liền bổ nhào tới trước, vừa ngửi, vừa vẩy vẩy cái đuôi, rất là thân mật. Bà ôm Hắc Tử vào lòng, đôi mắt của Hắc Tử nhìn bà, nước mắt trào ra như suối.
Về sau mọi người trong thôn biết được rất lấy làm hiếu kỳ, cũng có người đa nghi, liền lén lén đến chùa thăm Hắc Tử để thăm dò thật giả xem sao. Nhưng thật kỳ lạ, Hắc Tử này hễ trông thấy người quen liền cúi gầm mặt xuống, núp vào một góc, không dám gặp mặt bà con trong làng, giống như đã làm việc sai trái mà cảm thấy xấu hổ khó chịu trong tâm vậy.
Mọi người bàn luận với nhau rằng: “Xem ra chuyện luân hồi chuyển thế này là hoàn toàn có thật, chứ không phải là mê tín gì cả, trước đây cũng từng nghe nói chuyện con người chuyển sinh thành súc vật, nhưng chưa từng gặp qua. Vậy mà chuyện lần này xảy ra ngay bên cạnh, hơn nữa lại còn nhìn thấy tận mắt, có thể không tin được sao?”
Mọi người đã bắt đầu nảy sinh nghi ngờ đối với vô Thần luận, lúc bấy giờ đã được chính quyền đưa vào chương trình giáo dục toàn dân, giảng rằng con người chết đi như ngọn đèn tắt, sống trên đời hưởng được gì thì hưởng, sau khi qua đời rồi thì cả tội lẫn phước đều bị xóa bỏ hết. Sự việc này đã chứng minh rằng luân hổi chuyển thế hoàn toàn chân thật chứ không phải điều gì hoang đường cả. Trong sử sách và trong những câu chuyện truyền miệng, những chuyện loại này cũng không phải là ít.
Vùng đất Trung Hoa có một nền văn hóa tu luyện hàng ngàn năm, những nguyên lý tu luyện rất sâu sắc, có thể giải mã được những bí ẩn của vũ trụ lẫn thân thể người, đến mức các nhà khoa học phương Tây cũng phải ra sức nghiên cứu một cách nghiêm túc. Trong lịch sử phương Đông cũng không hề có khái niệm “triết học”, mọi môn học đều được gọi là “đạo”. Người đi học, trước khi cầm bút viết chữ cũng phải tĩnh tâm, điều hòa hơi thở, thời thời khắc khắc đều giảng tu luyện, chứ không phải thứ triết lý suông.
Thuyết vô Thần là một loại lý luận ngoại lai được du nhập vào phương Đông trong thời kỳ đấu tranh giai cấp. Những kẻ xâm chiếm ngoại bang nếu muốn phát động bạo lực cách mạng, muốn kích động dân chúng đấu tố lẫn nhau, con đấu tố cha, trò đấu tố thầy, thì họ trước tiên phải nhổ bỏ văn hóa tu luyện đi, gieo vào con người tư tưởng trên không sợ Trời, dưới không sợ pháp luật, rằng nhân quả báo ứng là không tồn tại, con người là một loại động vật thông qua đấu tranh mà tiến hóa, kẻ mạnh thì sống, kẻ yếu thì chết.
Hãy xem đất nước Trung Quốc sau khi đánh mất cội nguồn tâm linh, phỉ báng luật nhân quả… đã trở nên như thế nào: tham ô hủ bại, mua quan bán tước, làm việc phải có quà cáp, dùng tiền mua chức vị, quyền lực lớn hơn luật pháp, tráo trở lật lọng, tốt khoe xấu che, chỉ muốn chiều lòng lãnh đạo mà không nhìn thiên tai trước mắt, chuyện tang làm ra chuyện hỷ, quan lại cấu kết hút máu thường dân, hoành hành bá đạo, nam cướp nữ điếm, cướp của hại mạng người, đạo đức bại hoại, thói đời sa sút, xã hội bất công, pháp luật không minh, cờ bạc, rượu chè, dâm loạn tràn lan, vật giá leo thang, dối trá lừa gạt. Ba ngọn núi lớn đang đè nặng trên vai người dân không sao tả xiết chính là bệnh viện, giáo dục, và nhà ở.
Nếu người ta biết rằng mọi người đều phải chịu trách nhiệm cho hết thảy hành động của mình, rằng thiện ác hữu báo, trộm cướp của người thì phải làm súc vật để trả nợ, giết hại mạng người thì phải đọa địa ngục… thì thử hỏi có ai còn dám làm điều ác nữa hay không? Vì sao phải tranh đoạt, hãm hại lẫn nhau chỉ vì một chút lợi ích tức thời trước mắt, để rồi mai sau phải làm một con chó con khép nép trong góc nhà? Hay là vẫn có người đang mong tưởng rằng làm việc xấu mà không bị ai nhìn thấy thì sẽ tự nhiên được miễn xá, rằng có nợ mà không trả thì cũng chẳng sao? Thật là một suy nghĩ phản khoa học!
Theo Chánh Kiến