Trong khoảng thời gian trước khi Đại hội 19 diễn ra, luật sư nhân quyền nổi tiếng người Trung Quốc, ông Cao Trí Thịnh đột nhiên mất tích khi đang bị giam lỏng tại nhà mình ở tỉnh Thiểm Tây.
Vợ của ông Cao Trí Thịnh là bà Cảnh Hòa, hiện đang cứ trú tại bang California nước Mỹ đang rất lo lắng, bà nói rằng: “Tôi vẫn thường xuyên gọi điên liên lạc với chồng mình, nhưng gần đây đột nhiên không thể liên lạc với ông ấy được nữa”.
Bà Cảnh Hòa cho biết, mấy ngày gần đây bà đã không thể gọi điện thoại cho ông Cao Trí Thịnh được, và từ lúc 5h sáng 14/08 (theo múi giờ miền Tây nước Mỹ) đến bây giờ cũng không thể liên lạc được với anh trai của ông Cao.
Theo thông tin từ bà Cảnh Hòa, khoảng 9h sáng ngày 13/08 (theo giờ Bắc Kinh), khi chị dâu của ông Cao Trí Thịnh đến gọi ông đi ăn cơm, nhưng không thấy ông không lên tiếng. Sau khi vào nhà thì phát hiện không có ông Cao ở bên trong, vì thế bà đã gọi điện thoại cho anh trai của ông Cao đang làm việc ở bên ngoài về. Sau khi trở về, anh trai của ông Cao Trí Thịnh đã báo cảnh sát, sau đó công an địa phương đến đã phái người đi khắp nơi tìm ông Cao Trí Thịnh.
Ông Cao Trí Thịnh là luật sư nhân quyền nổi tiếng Trung Quốc, vì điều tra sự kiện các học viên Pháp Luân Công bị bức hại mà đã rất nhiều lần viết thư gửi lên Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), yêu cầu chấm dứt cuộc bức hại phi pháp này.
Chính vì thế mà ông cũng đã bị ĐCSTQ bắt giữ, tra tấn và phải ngồi tù, nhưng ông vẫn kiên định với quan điểm của mình. Vì thế ông còn được gọi là “lương tâm của Trung Quốc”.
Sau 3 năm tù oan ở nhà tù Cát Nhã ở Tân Cương, ngày 07/08/2014 ông Cao Trí Thịnh đã được thả, nhưng sau lại tiếp tục bị giam lỏng và kiểm soát nghiêm tại nhà mình ở tỉnh Thiểm Tây.
Bà Cảnh Hòa nói, ĐCSTQ không chỉ bức hại ông Cao Trí Thịnh, mà ngay cả người thân trong gia đình cũng bị uy hiếp, khiến họ thậm chí không dám liên lạc với bà. Bà Cảnh Hòa cho biết, chỉ có anh trai của ông Cao Trí Thịnh là thỉnh thoảng có liên lạc với bà.
Bà Cảnh Hòa hy vọng thông qua truyền thông và sự quan tâm của dư luận, để có thể tra ra manh mối về sự “mất tích” của ông Cao Trí Thịnh.
Lê Hiếu biên dịch