Các loại vũ khí có khả năng giật điện, súng bắn phi tiêu, khiên gây choáng, còng ngón tay, ghế trói và dùi cui gai là một vài trong số những công cụ tra tấn đang được các công ty Trung Quốc có quan hệ mật thiết với chính phủ hoặc sở hữu nhà nước xuất khẩu ra thế giới, theo một báo cáo mới của Tổ chức Ân xá Quốc tế (AI).
Một số thiết bị được đề cập trong báo cáo, như còng tay thông thường và ghế trói, một số vũ khí gây choáng và các dụng cụ tra tấn dã man… đều được dùng cho các mục đich thực thi pháp luật, báo cáo ghi lại.
Nhưng nhiều vũ khí trong số đó về bản chất là “độc ác, vô nhân tính và hèn hạ, vì vậy cần bị cấm sản xuất ngay từ đầu”, báo cáo viết. Hiện vẫn chưa có công ước quốc tế toàn diện quản lý việc sản xuất và xuất khẩu vũ khí của cảnh sát. Vì vậy, báo cáo này được AI sử dụng như một phần công tác vận động để thiết lập một cơ chế như vậy, và họ lấy Trung Quốc như một điển hình tiêu cực.
Hàng loạt dụng cụ tra tấn tối tân
Các công ty có liên quan đến nhà nước Trung Quốc đã ồ ạt sản xuất các loại vũ khí tra tấn để đáp ứng nhu cầu mạnh mẽ của cảnh sát trong nước. Sau khi nhu cầu này bão hòa, họ bắt đầu hướng đến các thị trường xuất khẩu. “Đầu tiên là thị trường trong nước, nơi rất nhiều đơn vị thực thi pháp luật của Trung Quốc được trang bị các loại ghế trói và dùi cui điện. Điều đó đã kích thích sự phát triển của các công ty sản xuất dụng cụ tra tấn ở Trung Quốc”, Patrick Wilcken, tác giả chính của báo cáo và cũng là một nhà nghiên cứu về kiểm soát vũ khí và nhân quyền của AI, tiết lộ.
Nhiều báo cáo cho biết các lực lượng an ninh Trung Quốc thường xuyên sử dụng những loại vũ khí này trong các nhà tù, trại tạm giam, trại lao động, “nhà tù đen” và những nơi được biết đến như các “trung tâm tẩy não”.
Báo cáo của AI nói đến việc lạm dụng dùi cui điện để bức hại và tra tấn những học viên Pháp Luân Công, một môn tu luyện tâm linh truyền thống, nhằm buộc họ từ bỏ niềm tin của mình. Ví dụ, cảnh sát đã dùng dùi cui điện tra tấn cô Cổ Á Huy trong khi bị bắt vào trại lao động từ năm 2008-2009. “Trước khi trói vào giường và chích điện tôi, 3 cảnh sát đã bịt mặt tôi lại. Họ chẳng nói tiếng nào trong khi chích điện tôi. Họ chích điện từ những nơi nhạy cảm nhất, bắt đầu từ ngón tay út, lần lên cánh tay rồi đến nách. Và sau đó tới ngực. Rồi họ lần vào đùi trong của tôi, tìm các đầu dây thần kinh của tôi. Tôi thấy họ không còn chút nhân tính. Dường như họ thấy thích thú khi tra tấn tôi”, báo cáo trích lời Cổ Á Huy.
Trương Minh Du, một học viên Pháp Luân Công ở vùng Đông Bắc Trung Quốc, nhớ lại: “Giám đốc Lý là người cai quản nhóm chúng tôi, với khoảng 200-300 học viên Pháp Luân Công. Ông ta đã dùng dùi cui điện dí lên mặt tôi – đó là kiểu tra tấn mà cảnh sát hay gọi là “nổ bắp rang” vì nó khiến mặt của người bị hại sưng phồng lỗ chỗ như bắp rang. Nó có mùi rất khủng khiếp: mùi da cháy”.
Báo cáo nói đến việc lạm dụng dùi cui điện để bức hại và tra tấn những học viên Pháp Luân Công, một môn tu luyện tâm linh truyền thống, hòng buộc họ từ bỏ niềm tin của mình.
Ví dụ, cảnh sát đã dùng dùi cui điện tra tấn Cổ Á Huy trong khi bị bắt vào trại lao động từ năm 2008-2009. “Trước khi bị trói vào giường và chích điện tôi, 3 cảnh sát đã bịt mặt tôi lại. Họ chẳng nói tiếng nào trong khi chích điện tôi. Họ bắt đầu việc chích điện từ những nơi nhạy cảm nhất, bắt đầu từ ngón tay út, lần lên cánh tay rồi đến nách. Và sau đó tới ngực. Rồi họ lần vào đùi trong của tôi, tìm các đầu dây thần kinh của tôi. Tôi thấy họ không hề có chút nhân tính nào. Dường như họ thấy thích thú khi tra tấn tôi” — báo cáo trích lời của cô Cổ.
Quan hệ với chính quyền
Hiện nay, những dụng cụ gây tổn thương và tra tấn như vậy được bán cho các lực lượng an ninh khác có thể tùy nghi sử dụng tại các hội chợ thiết bị cảnh sát khắp thế giới. Báo cáo điều tra cho biết, đã có lực lượng cảnh sát ở một số nước châu Á và châu Phi sử dụng các hành vi tra tấn điện đối với một số cá nhân bị giam giữ.
Ngay cả đối với các loại vũ khí hợp pháp, chính quyền Trung Quốc cũng ít có nỗ lực nhằm đảm bảo các công cụ đó không rơi vào tay kẻ xấu. Tuy nhiên, việc kiềm chế ngành công nghiệp này có thể rất khó, do mối quan hệ mật thiết giữa các nhà sản xuất và chính phủ Trung Quốc. Nhiều nhà sản xuất thiết bị tra tấn hàng đầu Trung Quốc là các công ty quốc doanh hiện nay hoặc trước đây. Những công ty khác tự nhận sản xuất theo phân quyền của Quốc hội, Chính phủ, nhưng không rõ mối quan hệ chính xác của họ với chính quyền Trung Quốc. “Chúng tôi hỏi thẳng vấn đề này với các nhà chức trách Trung Quốc, nhưng họ chưa lần nào trả lời. Rõ ràng rất khó tác động đến chính quyền Bắc Kinh, chúng tôi nhận ra điều này khi làm việc về hàng loạt các vấn đề nhân quyền”, Patrick Wilcken nói.
Những công ty nhà nước cung cấp các thiết bị này có các cơ sở nghiên cứu và sản xuất rộng lớn. Các công ty này kiểm soát hàng trăm công ty con và rất tích cực tiếp thị để tiêu thụ thiết bị tra tấn. Ví dụ, Tổng công ty Xuất nhập khẩu Xinxing Trung Quốc có 54 nhà máy, chuyên sản xuất còng số 8, còng ngón tay, còng vận chuyển, ghế trói và súng gây choáng, dùi cui điện. Năm 2012, tập đoàn trên cho biết, họ có quan hệ với hơn 40 nước châu Phi và kim ngạch thương mại của tập đoàn với châu Phi đạt 100 triệu USD.
Năm 2010, công ty Poly Technologies có trụ sở ở Bắc Kinh, chuyên quảng cáo cho các loại dùi cui, dùi cui điện và nhiều loại dụng cụ tra tấn khác, lại tự hào nằm trong top 100 công ty Trung Quốc có khối lượng giao dịch quốc tế lớn nhất nước, báo cáo cho biết.
Ngành công nghiệp dụng cụ thực thi pháp luật trị giá tới hàng tỷ USD, các công ty ở châu Âu, Mỹ và khắp thế giới đều sản xuất rất nhiều vũ khí cảnh sát. Tuy nhiên ở Trung Quốc, lĩnh vực này rất khác biệt. “Điều đáng nói ở Trung Quốc là họ đang sản xuất ra một loạt các dụng cụ tra tấn dã man và ghê tởm nhất từng có”, Patrick Wilcken nhận định.
Bùi Hương, Bằng Lăng – Theo Epoch Times