Là một quốc gia công khai sùng bái chủ nghĩa vô thần, Đảng cộng sản Trung Quốc đã phá hủy tôn giáo cũ bằng các cải cách, đồng thời áp đặt một số giới hạn đối với tín đồ Kitô giáo và chỉ cho phép họ thực hành đức tin tại những nhà thờ mà nhà nước cho phép.
Xây dựng tôn giáo mới
Vào những năm 1950, Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bận rộn xóa bỏ tất cả văn hóa và tín ngưỡng truyền thống. Một mặt Đảng bắt bớ và giết hại các nhà sư, trụ trì và đạo trưởng, mặt khác họ cũng tạo ra hai tổ chức với những hình thức tôn giáo riêng.
Năm 1952, ĐCSTQ đã tạo ra một tổ chức với tên gọi Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc. Còn đối với Đạo giáo, Đảng này cũng tạo ta một tổ chức với tên gọi Hiệp hội Đạo giáo Trung Quốc vào năm 1957. Cả hai hiệp hội đều khuyến khích các tu sĩ cải biên hình thức tu luyện so với truyền thống, tức là vứt bỏ rất nhiều điều cơ bản trong hệ thống tín ngưỡng của các tôn giáo này. Cả hai hiệp hội đều tuyên bố trung thành với đường lối của Đảng.
Theo đó, những người từ chối tin vào tôn giáo mới sẽ bị đàn áp. Cửu Bình một tác phẩm của Thời báo Đại Kỷ Nguyên đã viết như sau: “Những Phật tử và Đạo sĩ tận tâm và tuân theo giới luật sẽ bị buộc tội là thành phần phản cách mạng, thành viên của giáo phái mê tín dị đoan và tầng lớp xã hội bí mật”.
Dưới khẩu hiệu cách mạng là ‘thanh lọc các tín đồ Phật giáo và Đạo giáo’”, ”họ đã bị bắt giam, buộc phải thay đổi tư tưởng thông qua việc lao động cưỡng bức hoặc thậm chí bị hành hình“, tác phẩm cho biết thêm.
Đàn áp các tín đồ của Kitô Giáo
Đạo Kitô ở Trung Quốc hiện nay đang trong tình trạng nguy hiểm: tôn giáo này đang trở nên phổ biến, và dưới quan niệm vô thần của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, điều này được xem là một mối đe dọa.
Theo tờ Nhật báo New York, vào lễ Giáng sinh, chỉ riêng tại tỉnh Chiết Giang, chính quyền Trung Quốc đã cho phá bỏ hơn 400 biểu tượng Thánh giá tại các nhà thờ. Tại thành phố Ôn Châu, chính quyền đã cấm tất cả các hoạt động kỷ niệm ngày lễ này ở trường mẫu giáo và trường học các cấp.
Tờ Nhật báo trích dẫn lời một quan chức ngành giáo dục, “Trước đây chúng tôi đã có hướng dẫn về những ngày lễ ngoại quốc như là lễ Giáng sinh, nhưng năm nay là lần đầu tiên chúng tôi ban hành một thông báo rõ ràng hơn”.
Cũng theo tờ báo này, chính quyền Trung Quốc đã buộc các mục sư và học giả tôn giáo phải tham gia một buổi hội thảo ở Bắc Kinh vào tháng 8. Tại buổi hội thảo, họ được giáo dục để giữ cho đức tin Thiên chúa thoát khỏi ảnh hưởng từ bên ngoài và “thích nghi” với Trung Quốc.
Giữ cho đức tin Thiên chúa “thoát khỏi ảnh hưởng từ bên ngoài” là một cụm từ đầy hàm ý. Ngôn từ ở đây rất quan trọng, nó gợi nhớ lại thời kỳ chính quyền Trung Quốc phá hủy những tôn giáo truyền thống và thay vào đó những tôn giáo mới theo cách của riêng mình.
Cụm từ này gợi nhớ lại Nhà thờ Ba Tự Chủ được khởi xướng năm 1950 bởi ông Ngô Diệu Tông, thành viên ủy ban thường trực của Hội nghị chính trị Hiệp thương Trung Quốc. Nhà thờ mới được xây dựng dựa trên ý tưởng về sự độc lập khỏi ảnh hưởng từ bên ngoài, với khẩu hiệu “tự quản lý, tự hỗ trợ và tự tuyên truyền”.
Ông Ngô cũng bác bỏ niềm tin vào phép màu của Chúa Jesus, và như Thời báo Đại kỷ nguyên đã lưu ý trong Cửu Bình “Không thừa nhận phép mầu của Chúa Jesus là không công nhận Chúa. Làm thế nào một người được coi là tín đồ Kitô giáo khi họ không còn tin tưởng vào thiên đường của Chúa Jesus?”
Cách mà ĐCSTQ làm với Kitô giáo giống hệt với cách mà Đảng này đã làm với Phật giáo và Đạo giáo. Họ muốn tạo ra một tôn giáo mới và tôn giáo này phải tuân theo sự lãnh đạo của Đảng. Tương tự như vậy, tín đồ Công giáo ở Trung Quốc không được thừa nhận Giáo Hoàng.
Tờ The Guardian đã nhắc đến một câu chuyện trong kinh Tân Ước để nói về sự đàn áp Kitô giáo ở Trung Quốc như sau:
“Điều mà Đảng cộng sản vô thần này bận tâm không phải ở bản thân tôn giáo mà ở việc những người tin tưởng vào tôn giáo thừa nhận một thế lực khác, vì thế việc này có thể đe dọa tới kẻ cai trị đất nước”.
“Điều này chẳng khác gì với việc Đại đế Herod (vị vua trị vì người Do Thái năm 74 TCN ) cho quân lính tàn sát 14.000 trẻ sơ sinh sau khi các nhà chiêm tinh phương Đông thông báo rằng vị vua mới của người Do Thái đã ra đời (đứa bé đó chính là Chúa Giêsu Christ). Như vậy, khi các tín đồ của Kitô giáo nói rằng Jesus là chúa là vua, họ đã thể hiện một quan điểm chính trị: Herod không phải là vua của họ. Đây là vấn đề về sự trung thành tuyệt đối. Chẳng ngạc nhiên khi chính quyền Trung Quốc lo lắng về điều này”.
Và giống như việc đàn áp Pháp Luân Công vào năm 1999, ĐCSTQ có thể sẽ cố gắng thuyết phục thế giới rằng sự độc lập của Kitô giáo là một mối nguy hại cho đất nước, đánh lạc hướng người dân trong nước và buộc dư luận nước ngoài phải im lặng bằng các thủ đoạn kinh tế.
Theo Vietdaikynguyen