Trong một video ghi lại vụ việc, người dân bức xúc chất vấn cảnh sát: “Tại sao các anh lại đánh người? Các anh là cảnh sát bảo vệ chúng tôi, chúng tôi có sai không? Các anh đánh người, các anh có lương tâm không!”
Sau khi phong tỏa Tân Cương quá mức dẫn đến thảm kịch hỏa hoạn khiến 10 người thiệt mạng và 9 người bị thương (theo số liệu công bố của chính quyền), các cuộc biểu tình công khai quy mô lớn chống ‘Zero COVID’ và kêu gọi dân chủ đã diễn ra ở nhiều nơi trên lãnh thổ Trung Quốc.
Cuộc biểu tỉnh diễn ra tại Thượng Hải, Bắc Kinh, hơn 50 trường cao đẳng đại học, trong 2 ngày liên tiếp. Làn sóng phản đối này còn lan sang cả Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc). Trong các video ghi lại vụ việc, hàng chục ngàn người biểu tình ở Vũ Hán hô vang khẩu hiệu ‘nhân quyền’ đã bị cảnh sát đánh đập, bắt giữ một cách thô bạo.
‘Các anh là cảnh sát, các anh có lương tâm không’
Trong video do tài khoản Twitter tên “Ông Lý không phải là thầy giáo của bạn” tổng hợp, vào tối ngày 27/11, người dân đã tụ tập trên đường phố Hán Chính ở Vũ Hán, mục đích được cho là để bày tỏ sự tức giận của họ đối với chính sách phong tỏa Covid-19 của chính quyền ĐCSTQ, đồng thời cổ vũ tự do dân chủ đất nước và gửi lời chia buồn tới các nạn nhân.
Từ góc quay của camera, có cả ‘biển người’, và một lượng lớn cảnh sát tạo thành một bức tường người để chặn đám đông. Trong quá trình này, các cảnh sát đã đánh đập người dân một cách thô bạo.
Trong một video ghi lại vụ việc, người dân bức xúc chất vấn cảnh sát: “Tại sao các anh lại đánh người? Các anh là cảnh sát bảo vệ chúng tôi, chúng tôi có sai không? Các anh đánh người, các anh có lương tâm không!”
Ngoài ra còn có các video khác cho thấy người dân Vũ Hán tức giận la hét trong khi cố gắng đẩy sập bức tường sắt.
Chia sẻ với Epoch Times vào tối cùng ngày (27/11), chủ một cửa hàng quần áo trên phố Hán Chính nói rằng các cuộc biểu tình đã nổ ra trên phố này vào ngày hôm đó, các thương nhân đã hô vang khẩu hiệu, yêu cầu dỡ bỏ lệnh phong tỏa.
Họ đi diễu hành và phá bỏ bức tường sắt dọc đường. “Những người dân xung quanh và thương nhân đều tham gia cùng nhau có lẽ có hàng chục ngàn người, và cũng có hàng ngàn cư dân.”
Video: Người dân Vũ Hán xô đổ hàng rào phong tỏa, tràn ra đường biểu tình. (Nguồn: Gan Jing World)
Bí thư quận Kiều Khẩu, Vũ Hán, sau đó đã đến địa điểm biểu tình cùng đoàn chống bạo động hơn 200 người, yêu cầu các tiểu thương cử đại diện đến thương lượng nhưng cục diện vẫn bế tắc.
Được biết, tỉnh Hồ Bắc đã đóng cửa 4 lần vào các tháng 3, 8, 9 và tháng 10/2022, tổng cộng hơn 40 ngày.
Biểu tình tại Bắc Kinh, Thành Đô và Thượng Hải: ‘Phản đối độc tài’
Ngoài Vũ Hán, tại Bắc Kinh, Thành Đô và Thượng Hải cũng nổ ra các cuộc biểu tình quy mô của người dân.
Tại Bắc Kinh, ngày 27/11, hàng nghìn sinh viên biểu tình tại Đại học Thanh Hoa, và hô vang khẩu hiệu “Dân chủ và pháp quyền, tự do ngôn luận.”
Tại phố Vọng Bình (TP. Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên) tối 27/11, người dân tập trung đông đúc, hô vang các khẩu hiệu “Nhân quyền”, “Không có nhiệm kỳ chung thân”, “Phản đối chế độ độc tài”, ” Tự do ngôn luận”, “Tự do hay là chết”…
Vào buổi tối, đám đông và cảnh sát cũng xuất hiện bên bờ sông Mã Hà, nơi người dân thường đi dạo. Một số người cầm giấy trắng để bày tỏ sự phản đối của họ. Người dân đặt hoa bên sông và thắp nhiều nến, để tưởng nhớ các nạn nhân trong vụ hỏa hoạn vừa qua tại Urumqi, Tân Cương.
亮马桥 此刻
— 李老师不是你老师 (@whyyoutouzhele) November 27, 2022
一白衣男子发表演讲 pic.twitter.com/51eGHjOxEm
Video: Biểu tình tại cầu Lượng Mã.
Tính đến khoảng 3 giờ sáng ngày 28/11, trên Internet đưa tin đám đông biểu tình cuối cùng ở Bắc Kinh đã lần lượt giải tán, có người cho biết họ không còn dám giơ tay chụp ảnh, vì sợ bị cảnh sát đe dọa.
“Không dám giơ điện thoại lên quay phim, rải rác còn có người ở lại, không biết họ có gặp nguy hiểm gì không, vừa nghe đã thấy sợ…”
Sinh viên hơn 50 trường đại học, cao đẳng phản đối ‘Zero COVID’
Hòa nhịp vào làn sóng phẫn nộ trên toàn quốc, hơn 50 trường cao đẳng và đại học tại Trung Quốc đã phát động biểu tình phản đối thể chế toàn trị của ĐCSTQ, hưởng ứng “cách mạng giấy trắng”.
Theo nguồn tin từ cựu phóng viên Wu Ruoshan của Đài truyền hình Anh (BBC) trú tại Hồng Kông đăng trên Twitter vào ngày 27/11, cho thấy chỉ trong 3 ngày (từ 25 đến sáng 27/11), khi nhiều người phanh phui lý do thảm kịch hỏa hoạn tòa nhà chung cư ở Urumqi thì đã có các cuộc biểu tình của sinh viên tại hơn 50 trường đại học, cao đẳng, trong đó có nhiều trường xếp hạng hàng đầu như Học viện Điện ảnh Bắc Kinh, Đại học Thượng Hải, Đại học Giao thông Thượng Hải…
Theo Wu Ruoshan, các sinh viên từ các trường này đã đồng loạt bày tỏ sự tức giận của họ đối với chính sách phong tỏa Covid-19 của ĐCSTQ, đồng thời cổ vũ tự do dân chủ đất nước và gửi lời chia buồn tới các nạn nhân.
Trường cũ nơi trước đây lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình theo học là Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh cũng có đông đảo sinh viên biểu tình vào ngày 27/11, mọi người hô vang khẩu hiệu “Dân chủ và pháp quyền, tự do ngôn luận”.
Một trường hàng đầu khác là Đại học Bắc Kinh cũng cho thấy hoạt động hưởng ứng. Tại một khu vực trong trường có người ghi hàng chữ đỏ: “Chấm dứt phong tỏa, trả lại tự do! Không cần axit nucleic mà cần lương thực!… Hãy mở mắt ra nhìn thế giới! ‘Zero COVID’ là hoang đường!”…
Liên quan đến cuộc biểu tình này, có thông tin cho rằng một số sinh viên tham gia đã bị cảnh sát mặc thường phục bắt giữ bất hợp pháp. Cụ thể, theo ghi nhận trong video trực tuyến, các sinh viên bị cảnh sát mặc thường phục bắt giữ bất hợp pháp đã hét lên “Tại sao các người lại bắt người?”, “Thả người ra!”…
Để phản đối đàn áp bạo lực, một số cư dân mạng sau đó đã tweet rằng “Mọi người hãy cùng phát động truy tìm đối với những viên cảnh sát mặc thường phục đã bắt giữ trái phép sinh viên để báo thù”. Cư dân mạng Trung Quốc đã đồng loạt hưởng ứng hợp tác để tìm kiếm thông tin cá nhân của những viên cảnh sát mang thường phục, bao gồm ảnh cá nhân, địa chỉ cá nhân, địa chỉ nhà của cha mẹ và thậm chí cả căn cước công dân.
Trước đó, vào ngày 24/11, tại một tòa nhà dân cư ở Urumqi – Tân Cương, đã xảy ra hỏa hoạn làm hàng chục người thiệt mạng. Trong vụ hỏa hoạn này nhiều người không thể chạy thoát là do cơ quan chức năng phong tỏa dịch bệnh Covid-19.
Vụ việc trên đã làm dấy lên phản ứng mạnh mẽ từ người dân địa phương, bất mãn tích tụ đến giới hạn đã khiến mọi người bất chấp xuống đường biểu tình. Các cuộc biểu tình dần lan rộng ra trên khắp các thành phố lớn nhỏ của Trung Quốc.
Trao đổi với Epoch Times hôm 27/11 về sự kiện lớn trên, giáo sư Feng Chongyi từ Đại học Công nghệ Sydney (Úc) nhận định rằng hoạt động cho thấy điểm khác biệt quan trọng là hiệu ứng dây chuyền chứ không chỉ mang tính đơn lẻ.
Phong trào xuống đường chống lại nhà cầm quyền toàn trị ĐCSTQ có thể cuối cùng đã bắt đầu, phong trào này sẽ sản sinh ra một nhóm anh hùng của thời đại, những người sẽ thay đổi Trung Quốc, có thể buổi bình minh của sự chuyển đổi hiến pháp tại Trung Quốc đang mở ra.
Minh Đức (t/h)