Tại Hồng Kông, Đài Loan, nơi kề cận Trung Quốc luôn tồn tại nỗi lo sợ bị thôn tính và hủy hoại nền dân chủ, cái lo sợ đến từ một thể chế chính quyền không tiếc hủy hoại ngay cả long mạch và vận mệnh đất nước.
Trường Giang là long mạch chính của đất Trung Hoa, cổ nhân đều biết vậy. Tuy nhiên, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) với tư duy “đấu trời, đấu đất, đấu thiên nhiên” đã xây đập, chắn sông khiến phong thủy đất nước này rơi vào thế xấu.
Cổ nhân Trung Quốc vô cùng chú trọng về phong thủy địa lý. Đập Tam Hiệp ở Trường Giang luôn được coi là long mạch lớn nhất thế giới, nó đã tạo phúc và dưỡng dục dân tộc Trung Hoa mấy ngàn năm nay. Nhưng có một nhà phong thủy phân tích rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc xây dựng đập Tam Hiệp là đã chặt đứt đi long mạch của dân tộc Trung Quốc, phá hủy đi phong thủy của Trung Quốc, khiến lưu vực sông Tam Hiệp xuất hiện tai họa liên tục.
Trường Giang là một trong những nơi khởi nguồn của văn minh Trung Hoa, nó chảy qua khắp 19 tỉnh, thành phố và khu tự trị của đất nước Trung Quốc, từ xưa đến nay đã nuôi dưỡng hơn 1/3 dân số Trung Quốc, xứng đáng với danh hiệu “Mẫu thân hà”.
Xây Đập Tam Hiệp chắn Trường Giang là một quyết định sai lầm
Phía Tây đập Tam Hiệp chặn dòng Trường Giang là huyện Phụng Tiết, thành phố Trùng Khánh, phía đông là thành phố Nghi Xương tỉnh Hồ Bắc. Từ Tây sang Đông chủ yếu có 3 đoạn hẻm núi lớn: Hẻm Cù Đường, hẻm Vu và hẻm Tây Lăng; ba hẻm này cũng rất nổi tiếng. Những ngọn núi ở hai bên 3 hẻm lớn đối diện với nhau, vách đá cao chót vót, những đỉnh núi thường cao khoảng 1.000-1.500m so với mặt sông. Nơi hẹp nhất không đến 100m.
Sau khi hoàn thành xong đập Tam Hiệp, một hồ chứa lớn có chiều dài đến 600 km cũng được hình thành. Ngày 8/11/1997, sau khi ngăn nước sông Trường Giang, mực nước cao từ 10-75m. Tháng 6/2003 sau khi kết thúc giai đoạn thứ hai của dự án, mực nước cao lên đến 135m, miếu Trương Phi tại Trường Giang đã bị nước nhấn chìm. Năm 2006, mực nước của sông Trường Giang tăng cao đến 156m, nơi thờ Khuất Nguyên cũng bị ngập. Năm 2009 sau khi toàn bộ công trình đập Tam Hiệp hoàn thành, mực nước tăng cao đến 175m.
Tư liệu cho thấy, cho đến cuối năm 2009, tổng chi phí khi hoàn thành công trình đập Tam Hiệp là 184,9 tỷ nhân dân tệ. Điều này không chỉ làm tốn mất hàng trăm tỉ nhân dân tệ, mà những nhà phong thủy còn cho rằng xây dựng đập Tam Hiệp lớn này đã làm chặt đứt đi long mạch của dân tộc Trung Hoa, phá hủy đi địa chất môi trường mấy ngàn năm nay, mang đến những tổn thất không thể đo lường.
Theo lý thuyết phong thủy của Trung Quốc, địa hình của Trung Quốc cao ở phía Tây Bắc và thấp ở phía Đông Nam, được gọi là trời khuynh Tây Bắc, đất chấn Đông Nam.
Theo Bát quái, Đông Bắc là thuộc Cấn, là núi Côn Lôn thuộc về núi cổ. Từ góc độ triết học truyền thống Trung Quốc, thiên – địa – nhân một mạch. Khí ở trên mặt đất ngưng tụ thành long mạch. Long mạch thông thì quốc vận mới được hưng thịnh. Long mạch không thông thì quốc vận tất nhiên sẽ chịu ảnh hưởng.
Việc kênh đào Đại Vận Hà khai thông, nối liền được long mạch ở hai phía Nam Bắc, đã thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc vào thời điểm đó và nhiều thế kỷ sau. Vân Hà là thuận theo tự nhiên mà có, vậy mà công trình đập thủy điện ngày nay đã làm trái với lẽ tự nhiên.
Từ học thuyết địa khí của phong thủy Kỳ môn, phía Nam của sông Trường Giang là Cảnh Môn, là vùng đất vàng đã mang lại rất nhiều lợi ích kinh tế cho Trung Quốc, cho nên long mạch Trường Giang này so với Hoàng Hà còn quan trọng hơn, càng nên được bảo vệ hơn. Ngày nay, Trường Giang đã bị chặt đứt, phong thủy hoàn toàn bị phá hoại. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến khí hậu tự nhiên, thiên văn mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế.
Giới dịch lý cho rằng, Tam Hiệp là long mạch lớn nhất thế giới, nó đã đem lại hạnh phúc và nuôi dưỡng dân tộc Trung Hoa. Hiện tại những người được gọi là chuyên gia, viện sĩ hàn lâm đối với kiến thức phong thủy bát quái không hiểu biết, lại thay đổi long mạch lớn nhất của Trung Quốc, từ đó phá hủy đi phong thủy của Trung Quốc.
Hơn nữa, thảm họa mang lại cho các thế hệ tương lai là vô tận. Người xưa nói: “Thiên nhiên là bất khả chiến bại, không thể thắng được thiên nhiên, con người chỉ có thể thích ứng với thiên nhiên, sử dụng tự nhiên”. Phong thủy long mạch cũng là điều mà chúng ta không thể tùy tiện làm xáo trộn được, nếu không nó sẽ mang đến tai họa cho khôn cùng.
Ngoài ra cũng có một số ít chuyên gia đã không tán thành việc xây dựng đập Tam Hiệp. Hoàng Vạn Lý, chuyên gia về thủy lợi nổi tiếng của Trung Quốc và các giáo sư, chuyên gia đã nhiều lần kiến nghị lên lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân và các giới cấp cao khác, từ những khía cạnh về địa chất, môi trường, sinh thái, quân sự, để chứng minh rằng các dự án Tam Hiệp không nên khởi công. Tuy nhiên, những chuyên gia này đã bị ĐCSTQ chèn ép, dự án Tam Hiệp cuối cùng cũng khởi công và đến nay vẫn để lại những tranh cãi bất tận.
Tiểu Minh (Theo NTDTV)