Trong việc tăng cường trí nhớ và sức khỏe, Thiền là phác đồ tốt nhất

18/02/16, 00:12 Dưỡng sinh, Sức khỏe

Thiền định là cách rất hữu hiệu để gia tăng trí nhớ, nó là phương pháp rất cổ xưa và các nhà khoa học ngày nay cũng đang tiến hành nghiên cứu. Đồng thời giúp bạn tìm hiểu môn thiền định phổ biến nhất thế giới hiện nay.

7392_473807702820124_7306709390723841421_n
Bằng chứng khoa học cho thấy rằng thiền định là phương cách tốt nhất. (Ảnh minh họa: Internet)

“Thiền” cũng được gọi là ngồi bắt chéo chân, ngồi thiền, nó có trong cả văn hóa của Đạo giáo Trung Quốc coi như một cách cơ bản để luyện đan và văn hóa Phật giáo để tu hành. Ngồi bắt chéo chân được chia thành tán bàn, đơn bàn và song bàn. Ngồi thiền có thể dưỡng thân mà kéo dài tuổi thọ, lại có thể khai mở trí huệ, là phương thức cổ nhân cực kỳ tôn sùng.

Bệnh viện đa khoa Massachusetts ở Mỹ, tiến hành một nghiên cứu cho thấy sau 8 tuần để khảo sát về những thay đổi cấu trúc não bộ của con người. Các nhà khoa học nhận định: Phương pháp tu hành truyền thống này với ngồi thiền có chứa chút ít sắc thái tôn giáo, nhưng làm cho kết cấu đại não phát sinh biến hóa.

Thiền là cách tốt nhất để kiện thân, trừ bỏ bệnh mãn tính

Nhìn vào tư thế thiền định chuẩn không khó khăn để thấy các hình tam giác tạo dạng khối kim tự tháp gần đúng, dưới rốn khoảng 3cm là đan điền (thửa ruộng đan) nằm ở trung tâm kim tự tháp, và khoảng cách từ đầu và đan điền đến mặt đất cũng lại đúng “tỷ lệ vàng” là 0,618.

Đan điền không chỉ là nơi chứa chân khí của các tạng phủ, mà còn luyện hóa khí trở nên tinh tế hơn, ngưng tụ thành đan, mang năng lượng được lưu trữ. Cũng bắt đầu từ đan điền theo mạch Nhâm hoặc Đốc mà lưu hành khí huyết gọi là vòng tiểu chu thiên, đồng thời cũng là nơi tập trung sinh sôi khí huyết.

Đan điền là nguồn gốc của sinh mệnh, nguồn suối sinh khí, nơi âm dương cùng giao hội. Trong lịch sử, các danh gia về dưỡng sinh đều rất chú trọng vào đan điền mà tu luyện.

Quan-so-tuc-Dinh-niem-hoi-tho-2
(Ảnh minh họa)

Một nhà thơ Trung Quốc nổi tiếng thời Nam Tống là Lục Du thọ 85 tuổi, khi còn trẻ đã thực hành thiền định, vì vậy cho đến khi tuổi già mà cơ thể vẫn cường tráng, đầu óc linh hoạt.

Bài tập thiền định truyền thống của Trung Quốc có thể được truy trở lại vào 5000 năm trước, thời đại của Hoàng Đế, theo sách “Trang Tử” ghi lại, Hoàng Đế tìm đến Quảng Thành Tử hỏi phương pháp trường sinh, Quảng Thành Tử nói: “Bỏ qua không nghe, ôm thần giữ tĩnh, hình đem tự chính. Tâm thái thanh tĩnh chính là có thể trường sinh. Mắt không chỗ nào xem, tai không chỗ nào nghe thấy, tâm không hay biết, người thần tướng thủ hình, hình chính là trường sinh”. Trong câu trả lời sâu sắc này, kì thực là đang nói đến phương pháp ngồi thiền, chính là con đường trường sinh.

Ngồi thiền không chỉ mang lại sức khỏe và giác ngộ, nó cũng có thể thúc đẩy việc học tập, tăng cường trí nhớ. Cổ nhân thời xưa thấy ai mà ngồi thiền liền khen đó là hiếu học, còn dạy phương pháp “đọc sách nửa ngày, nửa ngày tĩnh tọa”. Kỳ thực, khi tĩnh tọa kiến thức trở nên sống động, hiểu được gốc rễ vấn đề nên sẽ khắc cốt ghi tâm.

Khoa học thí nghiệm chứng minh tĩnh tọa có thể làm cho kết cấu đại não phát sinh biến hóa

Đại học khoa học lllinois nước Mỹ, tiến hành nghiên cứu với 40 sinh viên thực hành thiền định cho thấy: Chỉ cần ngồi 5-10 phút, mức tiêu thụ oxy não con người sẽ giảm 17%, tương đương với giấc ngủ sâu 7h, trong khi nồng độ acid lactic trong máu được gọi là “yếu tố mệt mỏi” cũng giảm mức độ khác nhau.

Các nhà nghiên cứu Bệnh viện đa khoa Massachusetts cho biết sau 8 tuần của người tham gia ngồi thiền với bộ nhớ, cảm giác của cái tôi, một cảm giác của lòng từ bi và vùng não liên quan đến stress, có một sự thay đổi đo lường được (measurable changes). Tiến sĩ Sarah. Raza (Sara Lazar) dẫn đầu nghiên cứu, cho biết: “Mặc dù ngồi thiền là một bài tập buông lỏng thân thể và thư giãn, nhưng ai thiền định đều có thể cảm nhận rất nhiều lợi ích của thiền định và thay đổi tâm lý. Sau một ngày vui vẻ thực hành thiền định, chúng tôi thấy rằng không chỉ trái tim cảm thấy tốt hơn mà cấu trúc não có những thay đổi đáng kể”.

Học sinh Ấn Độ thực hành ngồi thiền. (Ảnh: Minh Huệ net)

16 người tham gia thử nghiệm trong thí nghiệm bắt đầu cách đây 2 tuần trong chương trình 8 tuần ngồi thiền, các nhà nghiên cứu quét cấu trúc não của họ, sau đó làm phân tích so sánh. Người tham gia ngoại trừ mỗi tuần một lần gặp nhau, cùng một chỗ luyện tập ngồi thiền, ý thức tập trung vào việc duy trì cảm giác không chủ quan, không cảm xúc và ý tưởng. Các học viên cũng được hướng dẫn để thiền định hàng ngày và yêu cầu ghi lại thời gian mỗi ngày tập luyện. Một nhóm những người không tham gia vào thiền định, bộ não của họ đã được quét cấu trúc cũng giống giai đoạn xét nghiệm.

Nhóm có ngồi thiền báo cáo rằng trung bình họ tập 27 phút mỗi ngày, sau khi trả lời các câu hỏi khảo sát cho thấy khả năng đọc của họ đã được cải thiện đáng kể so với trước đây. Đối với khu vực quét não đồ, sự khác biệt chủ yếu ở những người thiền định. Các nhà khoa học đã có phân tích quan trọng, cho thấy vùng hồi hải mã (hippocampus) mật độ chất xám tăng lên. Hồi hải mã được biết đến là một phần quan trọng của việc học tập, liên quan đến hoạt động lưu giữ thông tin và hình thành ký ức trong trí nhớ dài hạn và khả năng định hướng trong không gian. Chất xám là một phần cấu tạo của não, trong đó có các tế bào thần kinh.

Nhóm còn báo cáo về tình trạng căng thẳng giảm bớt, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng họ giảm chất xám ở hạch hạnh nhân. Hạch Hạnh nhân (amygdala) một cấu trúc não được biết để sinh ra lo lắng và căng thẳng. Và còn hàng loạt các thay đổi trong não của người ngồi thiền, chưa được tìm thấy.

Môn thiền định đang phổ biến hiện nay

Tuy mới được Sư Phụ Lý truyền ra công chúng năm 1992 nhưng môn tu luyện Pháp Luân Công đã nhanh chóng được hàng triệu người thực hành ở nhiều quốc gia Đông phương cũng như Tây phương, không thể không nói đó là một thần tích. Lý do 1 phần vì môn tập này bao gồm những động tác đơn giản dễ học, không chú trọng đến hô hấp, tập thở, ý niệm…

Tuy nhiên, môn tập hoàn toàn phù hợp với cuộc sống hiện đại bận rộn thời nay chủ yếu ở khía cạnh tu tâm. Điều cốt lõi của môn tu luyện là những bài giảng đạo đức trong cuốn Chuyển Pháp Luân hiện đã được dịch ra nhiều thừ tiếng. Dựa vào nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn được trình bày rõ ràng trong đó, người học vẫn làm việc và sinh sống giữa đời thường nhưng chú trọng vào việc nâng cao tiêu chuẩn tâm tính về mọi mặt.

Nhờ vậy, bạn sẽ sống tích cực hơn, biết suy nghĩ cho người khác nhiều hơn, sống vô tư… cũng đạt đến mục đích tâm thái thanh tĩnh khi ngồi thiền định. Có nhiều kiểm chứng sức khỏe được thực hiện trên các học viên và bản thân họ cũng tự thể nghiệm được.

Tổng hợp

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

    Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

    Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?