Trong mệnh của một người, có tài (tiền tài) hay không có tài, tài nhiều hay ít, vốn đã được định sẵn, bởi nó do phúc đức mà bạn tích được từ nhiều kiếp trước mang lại. Bởi vậy, nếu chỉ vì cầu tài mà việc gì cũng làm, sẽ mang đến hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
Trung Quốc hiện là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới sau Hoa Kỳ. Người trở thành triệu phú và tỷ phú cũng là đông nhất từ trước đến nay trong lịch sử nước này. Là một quốc gia có nhiều người giàu có như vậy, đáng ra phải là quốc càng thái dân càng an, cuộc sống của nhân dân phải càng hạnh phúc an lành. Tuy nhiên, thực trạng ngày nay hình như không phải như vậy, dường như là giàu một cách bất thường, giàu có không tương xứng.
Kẻ bất nhân chết vì cầu tài
Ngày nay, dưới sự cai trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), con người ngày càng trở nên ích kỷ, ham hư vinh, ghen tuông, thù hận, bạo lực… Những hành vi suy đồi nhân tính, thiếu lương tri đã trở thành một hiện tượng phổ biến trong xã hội.
Trên các trang web tin tức ở Trung Quốc thường thấy những mẩu tin giật gân gây sốc như: giết cả nhà, giết cha (mẹ), giết vợ, đầu độc, nổ bom, chém người, giáo viên mẫu giáo vô nhân tính bạo ngược trẻ em, những kẻ gây rối đến nhà trẻ tàn sát hàng loạt, cưỡng hiếp trẻ em gái, cưỡng chế, quản lý đô thị đánh đập người…
Bạo loạn diễn ra không ngừng, người dân oán thán khắp nơi, xã hội có dấu hiệu hỗn loạn. Rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì vậy? Hóa ra sự giàu có hiện tại của Trung Quốc là cái giàu “vi phú bất nhân”, nghĩa là chỉ biết thu vén của cải, nhưng lại không xem trọng nhân nghĩa đạo đức, chỉ đội tiền lên đầu.
Trong cuốn sách “Lễ ký – Đại học” hai ngàn năm trước ở Trung Quốc, có phân tích về đức và tài: “Đối với những người cầm quyền, đạo đức chính là gốc rễ, của cải chỉ là đầu ngọn. Còn nếu hai thứ đó đảo ngược lại, mọi người sẽ tranh giành lẫn nhau”. Giống như Trung Quốc hiện giờ, lấy tiền làm gốc rễ, “đạo đức” không biết đã trôi dạt đi đâu, kẻ nào cũng tham lam vô đáy.
Đây là quy tắc hàng chục năm cầm quyền của ĐCSTQ, sử dụng chủ nghĩa vô thần và triết lý đấu tranh để lừa dối, giết hại, phá hủy văn hóa truyền thống, làm bại hoại đạo đức. Kết cục thảm hại của việc phá hủy hoàn toàn văn hóa và đạo đức truyền thống Trung Hoa là khiến nhiều người trong xã hội mất đi đạo đức lương tri và bổn phận thông thường…
Điều tồi tệ hơn đó là, ĐCSTQ đã liên tục tạo ra các sự vụ “trừng phạt cái thiện biểu dương cái ác” để hủy hoại đạo đức con người. Đây là âm mưu động trời của những linh hồn ác quỷ muốn tiêu diệt nhân loại bằng cách hủy hoại văn hóa và làm suy đồi đạo đức!
Trong cuốn “Lễ ký – Đại học” cũng nói: “Nhân giả dĩ tài phát thân, bất nhân giả dĩ thân phát tài“. Chu Hi triều Nam Tống giải thích rằng: “Người nhân đức biết chia sẻ tài, dùng của cải của mình để giúp đỡ người, đó chính là ‘dĩ tài phát thân’. Kẻ bất nhân, bất chấp cả cái họa sát thân để tạo ra thêm nhiều hàng hóa, tích lũy của cải, đó chính là ‘dĩ thân phát tài'”.
Tài có cầu được không?
Bất chấp cả cái họa sát thân để tạo ra thêm nhiều hàng hóa, tích lũy của cải, mặc dù có thể nắm giữ được trong một thời gian, nhưng những thứ đó không thực sự thuộc về bạn, khi thời vận đã hết, thì chúng cũng mất.
Trong mệnh của một người, có tài hay không có tài, tài nhiều hay ít, vốn đã được định sẵn, bởi nó do phúc đức mà bạn tích được từ kiếp trước và nhiều kiếp trước nữa mang lại.
Theo truyền thuyết, ngày xưa có một người tên là Chu Lãm Sách. Người này xưa nay vốn an phận và mộ đạo. Hai vợ chồng chăm chỉ thường xuyên cày cấy trồng trọt đến tận tối mịt. Một ngày nọ, Chu Lãm Sách mơ thấy thiên đế đến thăm, thiên đế vì xót thương nên đã ra lệnh phải cấp dưỡng nhiều thêm cho bọn họ.
Thần Ty mệnh kiểm tra sổ bạ tịch nói: “Người này tướng mạo nghèo hèn, theo quy định thì không thể cấp dưỡng vượt quá hiện giờ được. Chỉ có Trương Xa Tử sẽ được hưởng lộc nghìn vạn đồng, nhưng giờ Trương Xa Tử vẫn chưa ra đời, vậy cứ lấy tiền của Trương Xa Tử cho Chu Lãm Sách trước”. Thiên đế nói: “Được”.
Trời sáng, Chu Lãm Sách tỉnh dậy, kể lại giấc mơ. Thế là hai vợ chồng đồng tâm hiệp lực, ngày đêm kinh doanh gia nghiệp, từ đó về sau làm gì cũng thuận lợi, tài sản tích góp được lên đến nghìn vạn.
Họ có một người phụ nữ giúp việc tên là Trương Ẩu, vì quan hệ bất chính nên mang thai, khi sắp đến kỳ sinh nở thì bị đuổi ra khỏi nhà họ Chu.
Trương Ẩu đến ở một túp lều và sinh con trai ở đó. Hai vợ chồng Chu Lãm Sách đến thăm thương tình trước cảnh côi cút khổ sở của bà ta, liền nấu cháo cho ăn, rồi hỏi: “Nên đặt cho con trai bà một cái tên? Gọi tên gì đây?”.
Trương Ẩu nói: “Khi sinh nó ra, nô tì nằm mơ thấy thiên đế nói với nô tì rằng, đứa bé này tên là Xa Tử”.
Chu Lãm Sách bàng hoàng sửng sốt nói: “Ngày trước ta nằm mơ mình vay tiền ở chỗ thiên đế, thần Ty mệnh nói là cho ta mượn tiền của Trương Xa Tử. Trương Xa Tử nhất định là đứa trẻ này, số tài sản này phải trả lại nó”.
Từ đó về sau thu nhập của nhà họ Chu ngày một sa sút, khi Trương Xa Tử trưởng thành, thì Trương Xa Tử còn sung túc hơn cả nhà họ Chu. (Trích “Sưu thần ký”)
Thiên đế có thể ra lệnh cho thần Ty mệnh kiểm tra xem người phàm có tài hay không, ở nhân gian, có thể thông qua mệnh lý bát tự để suy đoán xem một người liệu có tài hay không?
Trong Mệnh lý học đã đặc biệt thảo luận về quy luật của “Tài”. Sách tướng mệnh có viết: “Hà tri kỳ nhân phú, tài khí thông môn hộ. Phú giả, phi tất dĩ tài tinh vy dụng, nhiên tài khí thông môn hộ giả, vô bất phát phú”.
Ý nghĩa của đoạn văn trên là: trong mệnh lý học có vô số cách thức khác nhau, nếu như các loại cách thức này được phối hợp tài tình, thì có thể phát tài. Tuy nhiên trong số những cách thức này, thì ‘tài khí thông môn hộ’ là dễ phát tài nhất.
Cái gọi là ‘tài khí thông môn hộ”, là chỉ trong bát tự của một người, “tài tinh” tương xứng, hoặc đắc khí, đắc địa, mà nhật can (ngày sinh) cường vượng phối hợp có tình, lại có vận tốt, thì không thể không phát tài.
“Tài tinh” trong bát tự
Làm thế nào để xem “tài tinh” trong bát tự của một người và liệu “tài tinh” này có phối hợp tài tình hay không? Thì ra trong thuật đoán mệnh bát tự, thiên can của ngày sinh nhật sẽ đại diện cho bản thân một người (còn gọi là nhật can), Thiên can mà khắc được ngũ hành, thì chính là “tài tinh”.
Ví dụ: Thiên can ngày sinh là Kim, Kim khắc Mộc, thì Mộc chính là “Tài tinh” của mệnh này. Thiên can ngày sinh là Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim chính là “tài tinh”, đại loại như vậy, bởi vì tài là vật chúng ta chi phối và sử dụng, là thứ chúng ta khắc chế.
Ví dụ trong một bát tự, bản thân nhật can mạnh mẽ, tài tinh cũng không hề yếu, hai thứ này kết hợp một cách hài hòa, cộng thêm sự phối hợp của “vận trình”, đây chính là mệnh dễ hái ra tiền nhất.
Ngược lại, nếu như trong một bát tự, nhật can quá yếu, còn tài tinh quá mạnh, sức mạnh của tài tinh sẽ áp đảo sức mạnh của nhật can, vì tài nhiều mà cơ thể lại yếu, nhật can không thể chống đỡ được, người như vậy cả đời sinh ra chỉ có thể mệt mỏi vì tiền bạc.
Bản thân muốn phát tài nhưng không hề dễ, nếu như vẫn cố chấp cưỡng cầu, rất có khả năng vì phát tài mà gây họa diệt thân. Có thể thấy không phải tài tinh trong mệnh càng nhiều càng tốt, còn phải xem tự thân bạn có thể gánh vác được không? Trong bát tự thì sự hài hòa mới là đáng quý nhất.
Điều này cũng tương tự với hiện tượng trong thực tế. Ví dụ mệnh của con người giống như một con thuyền, tuy nhiên khi chế tạo mỗi một con thuyền thì tải trọng của chúng không giống nhau, có con thuyền có thể chở được 1000 tấn, có con chỉ chở được 50 tấn.
Bạn tạo ra một con thuyền nhỏ và định sẵn là nó chỉ chở được 50 tấn, nếu như chở hàng hóa vượt quá tải trọng là 1000 tấn, thì chắc chắn con thuyền sẽ bị lật. Sách mệnh lý nói: “Tài đa thân nhược giai thị hoạ”, thân yếu nhược mà tiền tài nhiều thì lực không đủ gánh, nếu là thân suy thì càng sớm gặp họa, thân suy mà tài vượng thì còn bị chết yểu, tài nhiều thân nhược thì dần dần sẽ bị hao tổn tinh thần sức lực.
Một kiểu khác đó chính là thiên can quá mạnh, tài tinh lại quá yếu, thì loại bát tự này trong mệnh cả đời không có tài, hoặc tài đến rồi lại đi, tài nhiều nhưng hư hao, thuộc mệnh vất vả khổ sở. Mặc dù bản thân năng lực rất tốt, bản lĩnh lại cao, nhưng chỉ có thể đứng nhìn người ta phát tài.
Người mà anh ta giúp, ai ai cũng đều phát tài, hoặc là đồ đệ, thuộc hạ dưới sự chỉ điểm của anh ta đều lên như diều gặp gió, chỉ có mình anh ta là vẫn không thay đổi, giậm chân tại chỗ. Kiểu người này trong xã hội cũng không ít, nếu như anh ta mất cân bằng tâm lý, lúc nào cũng cảm thấy hằn học bất bình, có thể gây ra những chuyện ngốc nghếch bí quá hóa liều.
Con thuyền sinh mệnh của mỗi người có thể chở được bao nhiều tiền tài? Đương nhiên với bối cảnh thời đại khác biệt, con số cụ thể cũng sẽ không giống nhau, nhưng nếu có thể liệt vào các đẳng cấp như thượng, trung, hạ thì người hiểu về bát tự chỉ cần lướt mắt nhìn là nắm rõ.
Con người ngày nay không biết vận mệnh, không tin vào vận mệnh nên cho rằng người khác có thể phát tài thì tôi cũng có thể. Kết quả là gây nên sự bại hoại đạo đức trong xã hội, vì để cầu tài mà không từ việc xấu, sau đó tự mình gặm nhấm quả báo.
Cần phải biết rằng mệnh của một số người không thể cầu được tài, nếu cứ cưỡng cầu, ngược lại sẽ rước họa vào thân.
Nhật Hạ biên dịch