BizLIVE – Tại Thượng đỉnh của khối BRICS và của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải SCO, Nga và Trung Quốc đã bộc lộ rõ ý đồ tạo dựng một trật tự thế giới mới do hai nước này khống chế. Thế nhưng, nếu Trung Quốc nhắm vào mục tiêu kinh tế, thì Nga lại chú ý nhiều hơn đến khía cạnh chính trị, theo bình luận của tờ Le Monde (Pháp).
Hai ông Tập Cận Bình và Putin trong lần gặp tại Nga 08/05/2015. Ảnh REUTERS /Sergei Karpukhin Theo Le Monde, đối với cả ông Vladimir Putin lẫn ông Tập Cận Bình, hai khối quốc gia nói trên kết hợp lại có thể tạo nên một kiến trúc tiền tệ, kinh tế và thậm chí cả ngoại giao lẫn an ninh, khác với kiến trúc đã được sản sinh từ cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, và bị chi phối Mỹ chi phối.
Thậm chí đã có một ý tưởng được nêu lên là hòa nhập dưới cái ô chung của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải hai dự án kinh tế, Liên minh Kinh tế Á-Âu của ông Putin, bao gồm Nga, Kazakhstan, Armenia và Belarus, và “Con đường tơ lụa”, sáng kiến vĩ đại của ông Tập Cận Bình, nhưng bị Nga nghi ngờ là có ý đồ thôn tính vùng Trung Á.
Đối với Le Monde, có khả năng là Trung Quốc, nước cũng tung ra một định chế khác không chịu ảnh hưởng của Phương Tây là Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Cơ sở Châu Á, ưu tiên cho những kiến trúc kinh tế và tiền tệ, trong khi Nga, bị Phương Tây trừng phạt do cuộc khủng hoảng Ukraine, thì coi trọng trật tự chính trị hơn.
Tuy nhiên, theo Le Monde, phải thừa nhận rằng trong thực tế một động lực nằm ngoài vòng kềm tỏa của Phương Tây đã phát sinh tại vùng Âu Á (Eurasie), mà phạm vi còn lớn hơn cả Liên Xô trước đây.
Động lực đó dựa trên hai định đề gắn chặt với nhau. Một là phương Tây đã bước vào thời kỳ thoái trào, với Châu Âu bị vướng vào những cuộc khủng hoảng do chính mình gây nên, trong lúc Hoa Kỳ thì bắt đầu co cụm. Định đề thứ hai là các nước mới nổi dang trên đà vươn lên.
Các định đề đó, theo Le Monde, không phải là hoàn toàn sai, nhưng cũng không phải là hoàn toàn đúng.
Nước Nga đang ở trong tình trạng suy thoái kinh tế, trong khi Mỹ đã tái lập được đà tăng trưởng bền vững. Tăng trưởng của Brazil và Nam Phi cũng bị suy giảm mạnh.
Ngoài ra, nếu so sánh tác động của vụ thị trường chứng khoán Trung Quốc bị giảm 30% trong vòng ba tuần, với những gì liên quan đến Hy Lạp, thì cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp gần như chẳng nghĩa lý gì.
MAI VÂN Tin liên quan Mỹ coi chính sách độc lập của Nga là mối đe dọa Ông Putin đang đối mặt với những thách thức chính trị nào? Liệu Nga có giúp Hy Lạp, để lăng nhục Châu Âu? “Quan hệ Mỹ – Nga là chìa khóa giải quyết khủng hoảng thế giới” Tổng thống Nga “nhắn nhủ” gì ông Obama nhân ngày quốc khánh Mỹ?
Cùng dòng sự kiện
|
Theo BizLive