Trải nghiệm chữa bệnh: Châm cứu có thể khuấy động tà ma không gian khác
Châm cứu cũng là một phương pháp trong y học cổ truyền, được sử dụng để chữa bệnh, hiệu quả không thể phủ nhận. Một người chuyên hành nghề châm cứu đã phải đối mặt với 1 hiện tượng khá kì lạ khiến ông dường như “ngộ” ra được bản chất của phương pháp này. Tuy nhiên, đây cũng là chia sẻ dựa trên nhận thức của ông, bạn đọc có thể tham khảo và tự mình tìm hiểu thêm.
Châm cứu có thể trị bệnh nhưng cũng có thể khuấy động tà ma ở các không gian khác. Điều này chính là điều tôi cảm nhận được từ sau một trải nghiệm chữa bệnh kinh hoàng từ hơn chục năm về trước.
Ca bệnh bất ngờ
Một người cha 62 tuổi sắc mặt đen, hơi thở dốc, cùng cô con gái đi từ phía Nam lên phía Bắc để châm cứu. Ngồi trong phòng chờ ông chất vấn con gái: “Con muốn đưa ta đi tới tên bác sĩ đó à?”. Cô con gái gật đầu không đáp lại, người cha liền chửi: “Thằng nhóc đó mà biết khám bệnh à? Báo hại cha phải ngồi xe cả ngày đường thế này, mệt chết mất!”. Ông nói trong hơi thở hổn hển, mặt đầy sát khí, ánh mắt quét qua một lượt những người bệnh đang ngồi trong phòng chờ.
Người cha già này bị ung thư phổi nên khó thở, hơi thở luôn nặng nề. Tôi nói với con gái ông: “Đi đường vất vả sẽ làm ông mất sức, tốt nhất nên đi chỗ nào gần một chút. Bệnh của ông ấy đã rất nghiêm trọng, tôi cũng không giúp được gì, cùng lắm chỉ giúp ông dễ chịu hơn chút ít”. Con gái ông rất hiếu thuận, thấy bệnh tình của cha thì vô cùng thương cảm, chỉ cần biết nơi nào có thầy thuốc giỏi là cho dù khổ thế nào cũng phải đưa cha đi khám thử.
Châm cứu là một phương pháp rất hiệu quả đối với các bệnh nhân đang trong tình huống nguy kịch. Để bổ sung dương khí, cần phải châm kim vào huyệt Bách Hội và huyệt Khí Hải. Để trị bệnh hen suyễn, phải châm vào huyệt Ngư Tế, Liệt Khuyết và Hợp Cốc. Để tăng cường chức năng tim thì phải châm vào huyệt Nội Quan Thấu Gian Sử, đồng thời còn phải châm huyệt Công Tôn để làm dịu cơ hoành. Để bồi bổ khí huyết, chữa bệnh thiếu máu thì phải châm vào huyệt Túc Tam Lý và huyệt Tâm Âm Giao. Đối với những bệnh nặng, thì chỉ châm và kích thích nhẹ nhàng một vài huyệt. Nếu kích thích thái quá thì bệnh nhân sẽ không thể chịu đựng được.
Tôi đặt hết tâm trí vào những chỗ cần châm kim trên da của ông ấy, cẩn trọng từng thao tác với kim châm. Sau khi xong, ông ấy hít một hơi thật sâu và nói một cách sung sướng: “Từ rất lâu rồi tôi chưa được hít thở sâu như thế này. Tôi thấy thật khỏe khoắn!”
Châm cứu khuấy động tà ma thể ở không gian khác?
Tuy nhiên, chuyện không đơn giản như thế, ngay khi châm xong chiếc kim cuối cùng, tôi lập tức cảm thấy như thể đất trời quay lộn, chóng mặt và hoa mắt. Tứ chi của tôi yếu đi trông thấy và tôi gần như ngất xỉu. Tôi cắn răng thật chặt và gọi quầy tiếp tân để ngừng tiếp bệnh nhân trong nửa giờ. Ngay khi vừa bỏ điện thoại xuống, tôi lập tức ngã xuống bất tỉnh. Tim tôi gần như ngừng đập. Sau khi nằm dưới đất khoảng nửa giờ đồng hồ, tôi vẫn không thể ngồi dậy được. Rõ ràng là tôi đã bị tà ma ở không gian khác tấn công. Cả tuần sau đó tôi ở trong tình trạng kinh khủng gọi là chứng tê liệt khi ngủ, dân gian gọi là “bóng đè”, tức là ngực của tôi bị ép chặt lại không thể thở được khi tôi ngủ hàng đêm. Tôi đã trải qua những đêm dài trằn trọc, vô vọng, sợ hãi. Sau đó, khi tôi trao đổi về y thuật với các bạn học cũ, một bạn học kể rằng anh ấy cũng đã có một lần trải nghiệm tương tự và đã bị ốm nặng trong ba tháng trời. Từ đó, anh ấy đã bỏ hẳn việc châm cứu. Cả thầy dạy châm cứu của anh và một số chuyên gia châm cứu khác cũng đã có những trải nghiệm tương tự và đã bỏ nghề.
Còn tôi, đây là lần đầu tự mình trải nghiệm hiện tượng châm cứu gây khuấy động tà ma ở một không gian khác, mọi chuyện quả thật đáng sợ.
“Tôi có nên tiếp tục làm nghề châm cứu nữa không?” Câu hỏi này ám ảnh tôi hàng đêm, hiện trên từng khuôn mặt người bệnh. Tôi cúi đầu tay để lên ngực mình rồi tự hỏi: Hoài bão làm thầy thuốc cứu người của tôi đi đâu rồi? Lão tổ tông cũng nhấn mạnh phép bệnh “nhất châm nhị cứu tam dược” là tốt nhất. Có những bệnh ở ngoài tầng phân tử vật chất, phải châm cứu mới có hiệu quả.
Trải qua nhiều đấu tranh nội tâm, cuối cùng tôi cũng lấy lại tinh thần, cảm thấy quan trọng là mình nên nỗ lực nâng cao y thuật châm cứu và tăng cường năng lượng của bản thân. Hơn 10 năm hành nghề sau đó tôi luôn lấy một bài thơ của tiên sinh Trịnh Bản Kiều, nhà thơ và họa sĩ nổi tiếng thời nhà Thanh, làm điểm tựa tinh thần cho mình:
“Giảo định thanh sơn bất phóng tùng,
Lập căn nguyên tại phá nham trung,
Thiên ma vạn kích hoàn kiên kính,
Nhậm nhĩ đông tây nam bắc phong”.
Dịch thơ:
“Vững vàng trụ tại nơi núi xanh,
Rễ xuyên thấu tận nơi sườn canh,
Muôn vàn khổ ải còn kiên cố,
Xá gì gió đông tây nam bắc”.
Và sau đó, khi may mắn đọc được cuốn Chuyển Pháp Luân, một cuốn sách chính của môn tập khí công nổi tiếng Pháp Luân Đại Pháp, tôi đã thực sự minh bạch hơn về trường hợp mà mình đã trải nghiệm. Và cũng chính vì vậy mà tôi đã may mắn không phải vì lo lắng, sợ hãi mà bỏ nghề.
Theo Daikynguyenvn.com / Chanhkien.org