Bà Cổ Mẫn vốn là một thương nhân rất có tiếng tăm, bà không tin vào linh hồn, cho đó là vô căn cứ; nhưng lúc hôn mê, bà lại thấy rất rõ ràng rằng mình đã đi đến một không gian có thần linh cai quản.
Năm 1989, bà Cổ Mẫn ở Đài Loan bị bệnh viêm gan và suy thận cấp tính, đã được đưa đến vài bệnh viện ở phía nam Đài Loan. Lúc ấy, ngoài việc bị mất chức năng gan và thận, đồng tử cũng không còn phản ứng với ánh sáng (không co giãn khi gặp ánh sáng), bệnh viện nói bệnh tình của rất nguy cấp, phải chuyển đi bệnh viện Thái Trung Vinh để cấp cứu gấp.
Sau khi bà bị hôn mê trong bốn ngày ba đêm, điều bất ngờ là bà đã tỉnh lại, sau còn kể lại những gì mình đã thấy khi ở trong trạng thái cận tử.
Xét đạo đức đánh giá chuẩn mực của linh hồn
Ở trong tầng không gian khác, bà không cảm nhận được thời gian, cũng không hề nghĩ tới thế gian nơi thân thể mình ở. Bà dùng từ “phi thường” để nhấn mạnh cảm giác của mình khi đó. Linh hồn sau thoát ly khỏi thể xác chỉ quan tâm đến “được đưa đến tầng thứ nào”. Nếu như thuyết về đạo đức mà con người hiện đại hoài nghi và không lấy làm coi trọng, thì ở không gian khác lại dùng đạo đức để đánh giá chuẩn mực của linh hồn.
Bà ở trong không gian khác đã nhớ lại những việc xấu mà mình đã làm. Linh hồn nào đã làm điều xấu sẽ phải nhìn lại những tội lỗi mình đã mắc phải ở thế gian, cảm giác này vô cùng đau đớn và thống khổ. Linh hồn của bà nhớ lại việc lúc bà còn nhỏ thích bắt nạt cô bé hàng xóm, mỗi khi cô bé hàng xóm đi qua nhà mình, bà liền chạy tới dọa cô, dẫn đến cô bé rất sợ bà.
“Lúc linh hồn của tôi nhớ lại chuyện này, cảm giác rất đau khổ”, bà nói.
Sau khi bà tỉnh lại, xuất viện, bà đi khắp nơi tìm cô bé khi xưa, thành tâm muốn xin lỗi người này, trong tiềm thức của bà thì đây là một việc chưa giải quyết được. Sau 14 năm tìm kiếm, cuối cùng bà đã tìm thấy người này, bà rất vui mừng đến tạ lỗi với cô bé hàng xóm năm nào. Người kia thì từ lâu đã quên chuyện này, nhưng trong tâm bà, cuối cùng đã giải khai được mối bận tâm trong lòng, làm bà cảm thấy rất nhẹ nhõm. Bây giờ hai người lại là bạn rất thân.
Phiêu đãng ở không gian khác
Sau khi linh hồn nhẹ nhàng phiêu đãng bay lên, bà Cổ Mẫn nhìn thấy rất nhiều thứ mà trong đời chưa bao giờ gặp. Bà thấy mình tựa như phi thuyền vũ trụ, vệ tinh, vật thể bay nào đó bay đến một không gian khác, nhìn thấy một ngai vàng phát ra ánh quang, đứng hai bên có mấy “sinh vật” cao lớn, còn có cánh.
“Lúc ấy tôi nghĩ rằng sao lại có cánh lớn vậy, nhiều lông vũ đến vậy”, bà không thấy rõ hình tượng của những “sinh vật” ấy, chỉ thấy họ mặc áo choàng màu trắng. Một bầu không khí êm dịu nhẹ nhàng, bà nghe thấy họ nói chuyện, “không phải là ngôn ngữ, mà là một kiểu âm thanh, âm thanh rất tương hòa”. Bà miêu tả lúc đó bà cảm thấy họ rất lương thiện, bà có cảm giác như được bảo hộ.
“Tôi còn đi trên con đường hoàng tuyền (suối vàng), con đường rất hẹp, được làm bằng đá phiến”, bà nói. Ở không gian khác, những con đường đó không có tên, tên là do con người ở nhân gian tự đặt.
Trở về nhân gian, bắt đầu một đoạn đời mới tràn đầy hy vọng
Sau khi du ngoạn một hồi, bà nghe thấy tiếng gọi của em trai, vì thế bà đi về phía tiếng gọi, sau đó linh hồn liền nhập vào trong thân thể.
Bà biết mình đã trở lại, gắng sức giãy dụa, hy vọng sẽ thu hút sự chú ý của người khác. Thân thể đã nằm bất động ở đó, đột nhiên bắt đầu động đậy, nhưng mắt vẫn chưa mở được, đầu lưỡi vẫn còn rất cứng. Cuối cùng thì cũng có một y tá nhìn thấy bà cử động, liền gọi em gái bà đến phòng bệnh, người nhà bà mừng đến chảy nước mắt.
Bà hy vọng những trải nghiệm của mình có thể làm cho một số người có ý định tự tử hoặc sợ hãi cái chết sẽ có được cái nhìn mới. Làm người là có trách nhiệm, bởi vì vạn sự vạn vật là do thần sáng tạo và an bài, những chuyện không được như ý muốn từ góc độ nhìn nhận của con người, thì lại chính là bài học tốt lành mà thần ban tặng cho con người.
Ngoài việc bản thân mình phấn đấu để có một cuộc sống đầy đủ, vui sướng, thì nếu còn khả năng hãy nên giúp đỡ người khác. Còn nếu vì một phút suy nghĩ không thấu đáo, mà làm kết thúc sinh mệnh, vậy thì linh hồn sẽ rất đau khổ, cũng không biết linh hồn sẽ đi đâu về đâu.
Sau khi trở lại, nghỉ ngơi điều dưỡng, bà Cổ Mẫn lại bắt đầu cuộc hành trình trong một đoạn đời mới. Ở đoạn đời mới này, bà đã phần nào hiểu hơn về ý nghĩa nhân sinh, bà đã biết trân quý sinh mệnh và tu dưỡng đạo đức của bản thân mình hơn.
(Lưu ý: Tên thật của nhân vật đã được thay đổi).
Lê Hiếu, dịch từ Epochtimes.com