Bắt đầu từ ngày 14/7/2021, các học viên Pháp Luân Công từ 37 quốc gia đã liên tiếp gửi danh sách những người vi phạm nhân quyền tới chính phủ các nước sở tại, yêu cầu trừng phạt những người này, bao gồm cấm nhập cảnh và đóng băng tài sản, trong đó có Đỗ Hàng Vĩ, hiện là Thứ trưởng Bộ Công an Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), theo Epoch Time.
Tờ Epoch Time dẫn một báo cáo trên Minh Huệ Net cho biết, danh sách trên là bảng tổng hợp mới nhất những người đã tham gia vào cuộc đàn áp Pháp Luân Công.
Ngày 20/7/1999, ĐCSTQ bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công, trong đó Ủy ban Chính trị – Pháp luật và phòng “610” chỉ huy chủ đạo, hệ thống công an là thủ phạm trực tiếp bức hại. Trong 22 năm qua, nhân viên công an các cấp trên khắp đại lục đã liên tục thực hiện các hành vi phạm pháp như theo dõi, đột nhập nơi ở, bắt cóc, giam giữ, đánh đập, cải tạo, tẩy não, tra tấn các học viên và ép họ đến các bệnh viện tâm thần, đồng thời còn tống tiền và tước đoạt tài sản hợp pháp của cá nhân học viên.
Tội ác của Đỗ Hàng Vĩ trong nhiệm kỳ ở tỉnh Thiểm Tây
Đỗ Hàng Vĩ là thân tín của Chu Vĩnh Khang và có quan hệ mật thiết với Dương Hoán Ninh – người từng là Thứ trưởng Bộ Công an ĐCSTQ. Từ năm 2010-2017, Ông Đỗ đến Thiểm Tây theo sự sắp xếp của Dương Hoán Ninh. Trong thời gian này, Đỗ Hàng Vĩ đã theo sát chính sách đàn áp Pháp Luân Công của Giang Trạch Dân và Chu Vĩnh Khang, lãnh đạo cuộc bức hại ở Thiểm Tây, từ đó thăng tiến hết mức.
Theo thống kê chưa đầy đủ từ Minh Huệ Net, khi Đỗ Hàng Vĩ đảm nhiệm chức Phó Bí thư Ủy ban Chính trị – Pháp luật Tây An, kiêm cục trưởng cục công an thành phố, trong 3 năm có ít nhất 28 học viên Pháp Luân Công bị bắt cóc ở Tây An. Trong 5 năm ông Đỗ làm Phó Bí thư Ủy ban Chính trị – Pháp luật Thiểm Tây, kiêm Giám đốc Sở Công an tỉnh, có ít nhất 295 học viên Pháp Luân Công bị bắt cóc ở Thiểm Tây.
Trong 8 năm đó, 99 trong số 323 học viên Pháp Luân Công bị truy tố và kết án bất hợp pháp, 12 người bị giam giữ trái phép trong trại cải tạo lao động, 32 người bị giam giữ bất hợp pháp trong các trung tâm tẩy não, và ít nhất 123 người bị tịch thu tài sản và sách nhiễu bất hợp pháp, ít nhất 6 người bị bức hại đến chết.
Kể từ giữa năm 2015, các học viên Pháp Luân Công trên khắp Trung Quốc đại lục đã kiện Giang Trạch Dân – thủ phạm của cuộc bức hại, lên cơ quan tư pháp cao nhất theo quy định của pháp luật. Đỗ Hàng Vĩ vì muốn lấy lòng Giang nên đã lên kế hoạch và chỉ huy hệ thống Công an, Kiểm sát, Tòa án tỉnh Thiểm Tây trả thù các học viên Pháp Luân Công tham gia vào vụ kiện. Đã xảy ra nhiều vụ bắt cóc ở những thành phố khác nhau trong tỉnh, và nhiều vụ bắt cóc tập thể.
Từ năm 2015-2017, Đỗ Hàng Vĩ đã dung túng, xúi giục các công tố viên thành phố, quận và huyện trong tỉnh khiến họ không chút kiêng kỵ mưu hại truy tố các học viên Pháp Luân Công, các tòa án trung cấp của thành phố đã bác đơn kháng cáo của các học viên một cách bất hợp pháp.
Ngày 15/6/2017, Du Hằng Vĩ, khi đó là Bí thư Ủy ban Chính trị – Pháp luật tỉnh, đã chủ trì cuộc họp “610” về bức hại Pháp Luân Công ở tỉnh Thiểm Tây, theo sát chính sách bức hại của Giang Trạch Dân, mục đích của hội nghị này là tiếp tục kích động lòng thù hận và gia tăng cuộc bức hại Pháp Luân Công.
Tội ác của Đỗ Hàng Vĩ khi làm việc tại Bộ Công an
Tháng 8/2018, sau khi Du Hằng Vĩ được thăng chức Thứ trưởng Bộ Công an, ông ta tiếp tục thực hiện chính sách tiêu diệt Pháp Luân Công của Giang Trạch Dân – “Bôi nhọ thanh danh, hủy hoại thân thể, vắt kiệt tài chính.”
Năm 2019, ĐCSTQ mượn cớ “70 năm kỷ niệm Đảng” để duy trì sự ổn định và chỉ thị cho các nhân viên công an các cấp sách nhiễu các học viên Pháp Luân Công. Sở Công an thành phố Tứ Bình, tỉnh Cát Lâm coi đây là “nhiệm vụ chính trị” và “luận công ban thưởng” để khuyến khích cảnh sát làm điều ác. Cảnh sát tham gia vụ bắt cóc học viên Pháp Luân Công được “thưởng” và ghi được 10 điểm, trong khi việc bắt giữ các tội phạm thật sự khác chỉ được 1 điểm. Theo thống kê từ Minh Huệ Net, trong năm đó, gần 10.000 học viên Pháp Luân Công đã bị bắt cóc, sách nhiễu và bức hại bởi các cảnh sát địa phương “610”.
Năm 2020, Ủy ban Chính trị và Pháp luật của ĐCSTQ, Phòng 610 và Bộ Công an đã thực hiện cái gọi là “hoạt động xóa sổ” đối với các học viên Pháp Luân Công trên toàn quốc, bức ép các học viên ký cam kết từ bỏ tu luyện. Du Hằng Vĩ là một trong những người chịu trách nhiệm chính chỉ đạo cuộc đàn áp “xóa sổ” này, ông ta nhiều lần phát biểu tại các hội nghị về hoạt động “xóa sổ” do Bộ Công an triển khai.
Theo thống kê chưa đầy đủ, ít nhất 88 học viên Pháp Luân Công bị tra tấn đến chết trong chiến dịch “xóa sổ”; 622 học viên bị kết án bất hợp pháp; 15.235 học viên bị bắt cóc và sách nhiễu, trong đó có 1.188 người già trên 65 tuổi, và người già nhất là 94 tuổi.
Tháng 1/2018, trang web của The Epoch Times công bố “Danh sách 200 Cục trưởng Cục Công an ĐCSTQ bị ác báo”, danh sách này căn cứ vào những trường hợp thực tế được báo cáo trên Minh Huệ Net từ tháng 7/1999 đến năm 2017, công bố này còn cho thấy địa phương nào có tình huống bức hại Pháp Luân Công càng nghiêm trọng thì nơi đó gặp ác báo càng lớn.
“Báo cáo Tự do Tôn giáo Quốc tế” năm 2019 có nói: “Năm 2019, 96 học viên Pháp Luân Công vì kiên trì với tín ngưỡng đã bị ĐCSTQ bức hại đến chết.”
Ngày 9/12/2004, ‘Tổ chức Quốc tế Điều tra cuộc bức hại Pháp Luân Công’ công khai tuyên bố họ là đơn vị chuyên trách việc truy tìm những cá nhân, tổ chức dính líu hoặc tham dự vào cuộc đàn áp Pháp Luân Công trên khắp thế giới. Đến nay có tổng cộng 14 đợt danh sách đã được công bố, có 26.843 đơn vị có liên quan và 91.893 người tham gia vào cuộc bức hại đã được truy tìm rõ danh tính. Trong số đó, có 11.737 người trong hệ thống “610”; 16.106 người trong hệ thống Chính trị và Pháp luật; 9.519 bác sĩ tham gia mổ cướp nội tạng sống của học viên Pháp Luân Công, và 891 người trong đơn vị y tế.
Tử Vi (Theo Epoch Times)