Tinh Hoa

TQ nổi sóng vì “5 đòn phủ đầu” của tân Đô đốc Mỹ

Những động thái đầu tiên của Đô đốc Scott Swift trên cương vị Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương trong tuần qua đã thể hiện rõ quyết tâm của ông đối với trách nhiệm được giao phó.

TQ nổi sóng vì “5 đòn phủ đầu” của tân Đô đốc Mỹ

Diễn biến mới nhất ở Biển Đông

Tháng 5 vừa qua, ông Scott Swift đã được phong hàm Đô đốc và chính thức nhậm chức Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, thay thế ông Harry Harris, người tiếp quản vị trí Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương do Đô đốc Samuel Locklear về hưu để lại.

Trong một bài viết đăng tải một ngày sau lễ nhậm chức của Đô đốc Swift, Tạp chí Hải quân Mỹ Navy Times nhận định, tân Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương sẽ được giao trọng trách tiếp nối người tiền nhiệm Harris thực thi 3 nhiệm vụ quan trọng.

Thứ nhất, đó là kiểm soát sự bành trướng của Trung Quốc; thứ hai là giám sát chiến dịch xoay trục Thái Bình Dương của Hải quân Mỹ, và thứ ba là đẩy mạnh xây dựng quan hệ hàng hải với các đồng minh và đối tác trong khu vực.

Với những diễn biến trong tuần qua trên Biển Đông, có thể nói ông Swift đã có bước khởi đầu rất vững chắc, đúng với tiêu chí của cả 3 trách nhiệm đã được giao phó.

Đô đốc Swift đánh đòn “phủ đầu”

Sau gần hai tháng “ổn định chỗ ngồi” và làm quen với cương vị mới, trong vài ngày qua Đô đốc Swift đã bắt đầu triển khai những nước cờ đầu tiên.

Ông khai màn tuần lễ bận rộn của mình bằng một cuộc phỏng vấn với hãng tin AP. Tại đây, tân Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương khẳng định với các đồng minh và đối tác trong khu vực rằng với những gì hiện có, Mỹ đã sẵn sàng ứng phó với mọi biến cố trên Biển Đông.

Đô đốc Swift chỉ đạo tập trận. Ảnh: Reuters

Bên cạnh việc trấn an đồng minh và đối tác, ông Swift cũng không quên “nhắc khéo” Trung Quốc trong bài phỏng vấn rằng Mỹ đã, đang, và sẽ luôn phản đối “mọi hành vi gây hấn và sử dụng vũ lực” trên Biển Đông.

Quyết tâm không nói suông, chỉ một ngày sau cuộc phỏng vấn, Đô đốc Swift đã đích thân chỉ huy tuần tra không phận Biển Đông trên chiếc P-8A Poseidon.

Phát biểu sau chuyến bay trinh sát, ông khẳng định ngoài mục đích trực tiếp kiểm định khả năng của P-8 Poseidon, đây cũng là một động thái thể hiện cam kết của Mỹ về việc đảm bảo quyền tự do đi lại trên Biển Đông.

Đô đốc Swift tham gia chuyến trinh sát hôm 18/7 sau chuyến công du tới Philippines, nơi ông họp mặt cùng các quan chức quân sự cao cấp nước này. Tại đây, Manila cũng đánh giá cao bước đi của ông Swift.

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines
Voltaire Gazmin
Chúng tôi hoan nghênh việc Đô đốc Swift trực tiếp chỉ huy tuần tra trên Biển Đông. Xét tương quan quân sự, chúng tôi biết mình không là gì so với Trung Quốc. Đó là lý do tại sao chúng tôi cần đến sự trợ giúp từ phía các đồng minh.

Sau đó, Đô đốc này cũng đã tới Hàn Quốc hôm 20/7 và dự kiến sẽ hoàn tất một tuần bận rộn của mình bằng chuyến thăm Nhật Bản, trước khi trở về Trân Châu Cảng, đại bản doanh của Hạm đội Thái Bình Dương.

Đây cũng là chuyến thăm các đồng minh châu Á – Thái Bình Dương đầu tiên của Đô đốc Swift, sau khi ông chính thức nhậm chức Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương hồi tháng 5 vừa qua.

“Nhắc nhở” Trung Quốc với chuyến trinh sát, trấn an các quốc gia có lợi ích trên Biển Đông qua bài phỏng vấn, và trực tiếp tới thăm các đồng minh để đẩy mạnh quan hệ, có thể nói nếu xét trên tiêu chí các trọng trách được giao phó, Đô đốc Swift đã có một khởi đầu mĩ mãn.

Báo Trung Quốc cay cú

Mới chỉ bay qua một chút mà hết Philippines đến các quan sát viên trong khu vực phải mổ xẻ phân tích. Swift có lẽ đang nghĩ ông ta là 'lãnh chúa' của Biển Đông không bằng“.

Đó là một trích đoạn trong bài viết đăng hôm 20/7 trên Thời báo Hoàn Cầu, một ấn bản của Nhân dân Nhật báo, Cơ quan ngôn luận chính thức của đảng Cộng sản Trung Quốc.

Có thể thấy rõ sự cay cú trong giọng điệu bài viết. Tuy Hạm đội Thái Bình Dương không nói rõ lộ trình bay của P-8 Poseidon, nhưng liệu Hoàn Cầu có hơi quá lời không khi gọi 7 tiếng tuần tra trên Biển Đông là “bay qua một chút”?

Bài báo cũng viết rằng Mỹ chỉ đang “tự lừa dối bản thân” nếu nghĩ rằng tuần tra trên Biển Đông sẽ giúp Washington thâu tóm ảnh hưởng trong khu vực, đồng thời khẳng định Trung Quốc đã sẵn sàng cho “mọi rắc rối mà Mỹ sẽ gây ra”.

Tuy nhiên, một bài báo khác đăng trên chính Nhân dân Nhật báo cùng ngày lại cho rằng, việc điều động P-8A Poseidon đi trinh sát Biển Đông là tín hiệu Mỹ muốn gửi tới Philippines và cả Đông Nam Á rằng Washington ủng hộ bọn họ.

Nói cách khác, trên cùng một tờ báo, một mặt Trung Quốc coi động thái của Mỹ nhằm mục đích thâu tóm ảnh hưởng khu vực và gây bất ổn, mặt khác lại cho rằng đây là một cử chỉ thiện ý của Mỹ hướng tới các đồng minh.

Vậy ai mới là người đang “tự lừa dối bản thân”?

Sẽ còn cay cú dài?

Trở lại với Đô đốc Swift, tạp chí Navy Times cho rằng với kinh nghiệm đã có khi còn là Tư lệnh Hạm đội 7, ông Swift là một lựa chọn hoàn hảo cho vị trí Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương trong chiến dịch tăng cường hiện diện khu vực và chế ngự Trung Quốc của Mỹ.

Và trong những nước cờ đầu tiên của mình trên cương vị mới, Đô đốc Swift đã chứng minh nhận định của Navy Times là hoàn toàn có cơ sở.

Chỉ với 1 cuộc phỏng vấn, 1 chuyến trinh sát, và 3 chuyến công du trong tuần qua, tân Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Scott Swift đã không những có một “khúc dạo đầu” đúng với tiêu chí 3 trọng trách đã được giao, mà còn khiến Trung Quốc phải nóng mặt.

Bắc Kinh “nhảy ngược” sau chuyến thị sát biển Đông của Tư lệnh Mỹ

Hàn Quốc công khai lá thư tuyệt mệnh của nhân viên tình báo tự tử trên ô tô

Triều Tiên: 99,97% cử tri “nhảy múa và ca hát” đi bỏ phiếu

Đô đốc Mỹ ra Biển Đông, chuyên gia TQ lại dọa “động binh”

Theo Soha