Tinh Hoa

Tình báo Đức: Tập Cận Bình đích thân yêu cầu Tổng giám đốc WHO ngăn chặn tin tức dịch bệnh

Cơ quan Tình báo Liên bang Đức (BND) mới đây đã chỉ ra rằng, sau khi dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát, Tập Cận Bình đã yêu cầu Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom trì hoãn đưa ra cảnh báo toàn cầu, làm giảm đi tính nghiêm trọng của dịch bệnh, khiến virus lan truyền nhanh chóng trên toàn thế giới.

Tập Cận Bình đã yêu cầu Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom trì hoãn đưa ra cảnh báo toàn cầu. (Ảnh qua Facebook)

Đài “Deutsche Welle” vào ngày 8/5 đã dẫn tin của tờ “Der Spiegel” nói rằng, tin tức từ Cơ quan Tình báo Liên bang Đức cho thấy, vào ngày 21/1, Tập Cận Bình trong lúc nói chuyện với Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom, đã yêu cầu WHO không công bố thông tin về việc virus truyền từ người sang người và trì hoãn cảnh báo về đại dịch toàn cầu.

Sau nhiều ngày giữ im lặng, mãi cho đến cuối tháng 1 thì WHO mới công bố đại dịch này là “Tình trạng Khẩn cấp Y tế Công cộng Quốc tế” (PHEIC).

Báo cáo đề cập rằng, theo ước tính của Cơ quan Tình báo Liên bang Đức, Bắc Kinh phong tỏa tin tức đã làm thế giới mất đi thời gian ít nhất là một tháng để có thể phòng chống dịch.

Tờ CNA của Đài Loan đã dẫn tin tức của tờ “Süddeutsche Zeitung” nói rằng, các chuyên gia của Viện nghiên cứu Robert Koch của Đức cũng xác thực rằng, ngay từ những ngày đầu khi dịch bệnh bùng phát, thông tin mà ĐCSTQ cung cấp đã không đầy đủ. Vì để phòng dịch có hiệu quả, Cơ quan Y tế Công cộng quốc gia của Đức đành phải tìm kiếm sự giúp đỡ từ Cơ quan Tình báo Liên bang.

WHO đã trở thành đồng phạm của ĐCSTQ trong dịch bệnh này. (Ảnh qua BBC)

Trước đó, truyền thông nước ngoài cũng từng chỉ ra rằng, WHO đã trở thành đồng phạm của ĐCSTQ trong dịch bệnh này, và ĐCSTQ đang muốn gia tăng sức ảnh hưởng trong lĩnh vực y tế công cộng quốc tế.

Ngày 6/4, tờ CNA đưa tin, một bài báo đặc biệt được xuất bản bởi tạp chí Foreign Policy vào ngày 2/4 cho thấy, dịch viêm phổi Vũ Hán đã thay đổi thế giới, ĐCSTQ đã xâm nhập vào lĩnh vực y tế công cộng quốc tế, với ý đồ chiếm một vị trí quan trọng hơn trong các cơ quan y tế công cộng quốc tế.

Bài báo chỉ ra rằng, Bắc Kinh đã kiểm soát thành công WHO ngay từ đầu. WHO không chỉ nhận tài chính từ ĐCSTQ mà còn phụ thuộc vào chính quyền ĐCSTQ trên nhiều phương diện.

Bài báo cũng đề cập, ảnh hưởng của Bắc Kinh không chỉ thể hiện ở WHO mà còn ảnh hưởng ngày càng lớn đến chính sách y tế của nhiều quốc gia khác. Đây cũng là một lĩnh vực quan trọng trong sáng kiến “một vành đai, một con đường” của ĐCSTQ ở các quốc gia châu Phi. 

Cựu Chủ tịch “Tổ chức bác sĩ không biên giới” (MSF) Tankred Stoebe khi đi đến Đông Nam Á vào tháng 2 đã phát hiện ra rằng, các nước Lào, Campuchia và Thái Lan không thể thoát khỏi sự kiểm soát của ĐCSTQ và không thể từ chối yêu cầu mở cửa biên giới của Trung Quốc.

Ngoài ra, WHO bị chỉ ra là đã cố gắng làm giảm trách nhiệm của ĐCSTQ đối với việc gây ra dịch bệnh, nhiều chính trị gia đã lên án WHO.

Tổng hợp tin tức từ truyền thông cho thấy, Tổng thống Trump trong lúc tham gia chương trình “Fox & Friends” đã nói rằng, WHO giống như là “con rối của ĐCSTQ”.

Người phát ngôn của Thượng nghị sĩ Ted Cruz, tiểu bang Texas, Mỹ đã nói với “The Washington Free Beacon” rằng, WHO đã quyết hy sinh sức khỏe của người dân trên toàn cầu, không màng gì đến sự lây lan của dịch bệnh, từ đầu đến cuối vẫn làm theo ý chỉ của ĐCSTQ, bao gồm làm giảm mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh, đồng thời tìm cách “bài trừ” Đài Loan một cách có hệ thống.

Phó Thủ tướng Nhật Bản Asō Tarō đã từng thẳng thắn nói rằng, WHO nên được đổi tên thành “Tổ chức Y tế ĐCSTQ”.

Thế giới phải trả cái giá quá đắt vì Đảng cộng sản Trung Quốc

Minh Huy (Theo Secretchina)