Một cựu nhân viên kiểm duyệt Internet của chính quyền Trung Quốc cho biết ông đã được phỏng vấn vào vị trí giám sát và kiểm soát các video được đăng tải bởi người dùng quốc tế của TikTok – một ứng dụng video ngắn thuộc sở hữu của Trung Quốc được hàng triệu người Mỹ sử dụng.
Liu Lipeng, người từng làm ở bộ phận kiểm duyệt trực tuyến tại Trung Quốc cả thập kỷ, cho biết ông đã từng trải qua một cuộc phỏng vấn vào vị trí giám sát trên Tik Tok vào năm 2018, sau khi đề nghị không nên kiểm duyệt nội dung quá chặt vì người Mỹ coi trọng quyền tự do ngôn luận.
Ông mô tả gã khổng lồ kỹ thuật số ByteDance Technology – công ty mẹ TikTok, có trụ sở tại Bắc Kinh với mức định giá được báo cáo là 100 tỷ USD vào tháng 5/2020, là cỗ máy kiểm duyệt lớn nhất và đáng sợ nhất mà ông từng thấy.
Các tuyên bố kiểm duyệt trước đây trùng khớp với mối lo ngại gia tăng về mối quan hệ giữa TikTok vài chính quyền Trung Quốc, được công bố khi chính quyền Trump xem xét việc cấm ứng dụng này do lo ngại rủi ro an ninh quốc gia. Các quan chức và chuyên gia Mỹ đã gióng lên hồi chuông cảnh báo rằng ứng dụng này có thể được sử dụng để giám sát và kiểm duyệt người dùng Mỹ. Tuy nhiên, TikTok đã phủ nhận các cáo buộc này.
Liu, đến từ thành phố Thiên Tân, đã tạo dựng sự nghiệp của mình như một “người đánh giá nội dung” cho các ứng dụng truyền thông nổi tiếng của Trung Quốc, điển hình là Weibo – một nền tảng giống như Twitter và Leshi – một nền tảng tương tự như YouTube. Ở Trung Quốc, tất cả các công ty truyền thông xã hội phải tuân thủ các quy tắc kiểm duyệt chặt chẽ của chính quyền. Họ vừa sử dụng các thuật toán và con người để theo dõi và xóa các bài đăng mà Đảng Cộng sản Trung Quốc cho là nhạy cảm.
Nhưng Liu không chỉ được yêu cầu giám sát nội dung mạng internet bên trong Trung Quốc. Cựu nhân viên kiểm duyệt cho biết ông đã được ByteDance phỏng vấn vào ngày 18/10/2018, cho vị trí quản lý nội dung trên TikTok ở nước ngoài. Thông báo tuyển dụng cho biết vai trò liên quan đến việc xem xét các “video toàn cầu hóa”.
Bên cạnh TikTok, ByteDance còn cho chạy Douyin – phiên bản tiếng Trung của Tik Tok.
Liu cùng gia đình đến Mỹ vào tháng 3/2020. Anh mô tả trải nghiệm cuộc phỏng vấn là điều “hết sức vô lý”, tại thời điểm đó công ty này đã dùng các các biện pháp cực đoan để giữ bí mật, khiến anh vô cùng bối rối.
Cụ thể, cuộc phỏng vấn đã được tiến hành tại văn phòng ByteDance ở Thiên Tân. Một nhân viên của ByteDance đợi sẵn Liu khi anh đến phỏng vấn và đưa anh đi lòng vòng bên trong tòa nhà. Nhân viên này cũng nhắc nhở anh không được nhìn xung quanh.
“Cảm giác như bị bịt mắt bằng một tấm che màu đen. Nó giống như đến thăm hang ổ của một trùm ma túy vậy.” Anh thuật lại với Epoch Times. Anh cho hay anh cũng không được phép quay đầu hay ngó nghiêng, họ cũng không cho anh quan sát nơi làm việc.
“Tôi sẽ không thể tìm ra nó [văn phòng Bytedance] nếu bây giờ tôi đến đó,” anh nói thêm rằng luôn có camera giám sát theo dõi các công nhân để đảm bảo họ sẽ không lấy đi bất kỳ tài liệu nào từ trang web. Ông ước tính tại thời điểm đó, văn phòng ByteDance có ít nhất 4.000 nhân viên, một phần nhân viên này hiện đang làm việc cho TikTok.
Mức độ bảo mật này khiến anh bối rối, Liu nói, cho đến khi anh nhận ra mục đích của vị trí mà anh đang ứng tuyển vào.
“Họ đang trực tiếp kiểm duyệt ngôn luận của người Mỹ,” ông cho biết. Các nhân viên của ByteDance “đã trải qua hơn một thập kỷ để thấm nhuần tuyên truyền chính trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc [ĐCSTQ], những người này hoàn toàn khiếp sợ ĐCSTQ và luôn sống trong sợ hãi.”
Trong suốt cuộc phỏng vấn, Liu đã bày tỏ quan điểm không phù hợp với vị trí ứng tuyển này. Trước đây anh có thời gian sống ở nước ngoài một vài năm, Liu cho hay anh đã nói với người phỏng vấn rằng: “Tôi hiểu thêm về việc người Mỹ quan tâm đến tự do ngôn luận như thế nào, và do đó chúng ta không nên quá siết chặt ngôn luận.”
Cuối cùng vì quan điểm trên, Liu đã bị từ chối cho vị trí giám sát. Tuy nhiên sau khi anh đến Mỹ vào đầu năm nay, ByteDance đã đề nghị một vị trí khác cho anh nhưng anh đã từ chối.
TikTok đã không trả lời yêu cầu bình luận.
Sống ở Mỹ có nghĩa là Liu cần phải bảo vệ lợi ích của Mỹ và “không quay về được nữa,” anh nói. Liu cho biết trong thập kỷ qua, bộ máy kiểm duyệt của ĐCSTQ đã phình to và ngày càng trở nên siết chặt hơn.
“Chúng tôi đang làm những công việc bẩn thỉu nhất, với những khẩu súng cảnh sát sau lưng,” anh nói.
Tư cách thành viên của đảng không bắt buộc khi anh mới tham gia hoạt động thương mại và việc tuyển dụng luôn được tiến hành rầm rộ, anh nói. Những ngày này, tuyển dụng được tiến hành công khai, trong khi một trong những bằng cấp chính là phải có “ý thức chính trị mạnh mẽ”. Liu lưu ý rằng các bài đăng có ý thức hệ được chứng thực của ĐCSTQ, như chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa xã hội, là những điều kiện được ưu tiên.
Các nhà tuyển dụng cũng nhắm mục tiêu vào sinh viên mới tốt nghiệp đại học, có thế giới quan được định hình bởi nhiều năm bị chính quyền giáo dục tẩy não, theo Liu. Thế hệ tân binh mới này có xu hướng nhiệt tình thái quá về kiểm duyệt, và thậm chí được đào tạo về “cách để không xóa đi [nội dung kiểm duyệt] một cách vô thức,” ông nói.
Kiểm duyệt
Đây không phải là lần đầu tiên TikTok thu hút chú ý vì áp đặt kiểm duyệt đối với người dùng ở nước ngoài theo kiểu Bắc Kinh.
Epoch Times gần đây cũng báo cáo ứng dụng này đã đóng tài khoản của một sinh viên quốc tế Trung Quốc ở New Jersey sau khi anh đăng một đoạn video chế nhạo quốc ca Trung Quốc.
Vào tháng 12 năm ngoái, TikTok cũng đã bị lên án vì đình chỉ tài khoản của một thiếu niên Mỹ vì cậu đã đăng một đoạn video chỉ trích Bắc Kinh đàn áp người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.
Vào tháng 9/2019, The Guardian báo cáo TikTok đã lệnh bộ phận điều hành của mình kiểm duyệt một số video đề cập đến các chủ đề bị chính quyne62 Trung Quốc coi là điều cấm kỵ như: Thảm sát Thiên An Môn và Pháp Luân Công – một hoạt động tâm linh đã bị đàn áp nghiêm trọng ở Trung Quốc kể từ năm 1999. Báo cáo được dựa trên các tài liệu bị rò rỉ nêu chi tiết các nguyên tắc kiểm duyệt của ứng dụng này. TikTok trong phản hồi của mình biện giải rằng các chính sách như vậy đã được thay thế vào tháng 5/2019 và không còn được sử dụng.
Một hội đồng đánh giá của Mỹ hiện đang thăm dò việc mua lại ứng dụng truyền thông xã hội Music.ly của ByteDance, một ứng dụng giải trí của Mỹ, rồi đổi tên thành TikTok vào năm 2017. Họ đang tiến hành điều tra xem liệu thỏa thuận này có làm tăng rủi ro an ninh quốc gia hay không.
Vào năm ngoái, Lầu Năm Góc đã ra lệnh cho các nhân viên quân sự Hoa Kỳ xóa Tik Tok khỏi điện thoại làm việc của họ. Tổ chức Wells Fargo gần đây đã làm theo, trong khi các ủy ban quốc gia của đảng Dân chủ và Cộng hòa đã cảnh báo nhân viên của họ về việc sử dụng ứng dụng này.
Sau quyết định của Ấn Độ về việc cấm TikTok và 58 ứng dụng khác của Trung Quốc dạo gần đây, chính quyền Tổng thống Trump đã xác nhận rằng họ cũng đang xem xét động thái tương tự. Vào ngày 15/7, Chánh văn phòng Nhà Trắng – Mark Meadows cho biết một số quan chức chính quyền đang xem xét rủi ro an ninh quốc gia có liên quan đến TikTok, WeChat và các ứng dụng khác.
“Tôi nghĩ rằng sẽ không có bất kỳ hạn định cụ thể nào cho việc thực hiện đánh giá, nhưng tôi nghĩ chúng tôi sẽ xem xét hàng tuần chứ không phải vài tháng,” Meadows cho biết.
Thiện Thành (Theo Epoch Times)