Trong tiểu thuyết Kim Dung, ông đối với dung mạo đẹp tựa thiên tiên của Tiểu Long Nữ luôn không tiếc bút mực. Tuy nhiên, điều mà rất ít người biết đến chính là, “Tiểu Long Nữ” chính là hình tượng được truyền cảm hứng từ người phụ nữ có thật, có người nói nàng chính là tình nhân trong mộng của Kim Dung, nữ minh tinh Hạ Mộng.
“Tiểu Long Nữ” là một trong những nhân vật nổi tiếng nhất cũng như được yêu thích nhất dưới ngòi bút của Kim Dung, nàng sở hữu dung nhan tuyệt thế, thanh lệ thoát tục, một lòng kiên trinh trong ái tình, luôn mặc trên mình bộ y phục trắng như tuyết, toàn thân tựa như được bao phủ bởi một lớp sương khói.
Kim Dung đã từng khen Hạ Mộng như vậy, ông nói: “Tây Thi đẹp như thế nào, chẳng ai từng trông thấy. Tôi nghĩ Tây Thi phải giống Hạ Mộng thì mới gọi là danh bất hư truyền”.
Hạ Mộng sinh năm 1933 trong một gia đình nghệ thuật ở Thượng Hải, tên thật là Dương Mông, cha mẹ đều yêu thích ca kịch. Từ nhỏ, bà chịu sự ảnh hưởng của cha mẹ, nên đối với kinh kịch, ca kịch Hạ Mộng đều có thể hát trôi chảy.
Khi Hạ Mộng 14 tuổi đã theo người nhà đến Hồng Kông, năm 17 tuổi bước vào công ty phim ảnh Trường Thành. Năm 18 tuổi, bà đóng vai chính trong “Cấm hôn ký”, từ đó tên tuổi của bà nổi lên như cồn, mãi đến năm 1967 thì giải nghệ, Hạ Mộng tổng cộng đã đóng 40 bộ phim, nổi tiếng khắp Hồng Kông.
Năm 1957, Kim Dung đặc biệt gia nhập công ty chế tác điện ảnh Trường Thành đảm nhận chức vụ biên kịch, có tin đồn rằng ông hoàn toàn là vì Hạ Mộng. Theo một người bạn của Kim Dung, “Ông yêu Hạ Mộng như điếu đổ, nhưng trong cuộc sống lại rất khó gặp được Hạ Mộng, vậy nên mới nghĩ đến tuyệt chiêu gia nhập liên minh này”.
Nói đến chuyện đã qua này, Kim Dung từng nói đùa rằng: “Năm xưa, Đường Bá Hổ đã yêu Thu Hương, vốn là A hoàn của một nhà quyền quý, vì để tiếp cận nàng đã không tiếc bán thân làm nô tài để được vào nhà quyền quý đó, Kim Dung tôi đây nếu đem ra so sánh thì quả thật vẫn còn thua xa”.
Nghe nói Kim Dung sau khi bước vào công ty Trường Thành, từng viết rất nhiều bộ kịch bản điện ảnh cho Hạ Mộng, có tính đại biểu nhất trong đó đương nhiên thuộc về “Tuyệt đại giai nhân” năm 1957, chỉ tiếc là hai người có duyên không phận, bởi vì Hạ Mộng từ sớm năm 1954 đã gả cho một thương nhân tên Lâm Bảo Thành, hơn nữa cô vô cùng kiên trinh với chồng, đối với rất nhiều người hâm mộ theo đuổi, cô nhất loạt từ chối thẳng thừng, Kim Dung cũng không ngoại lệ.
Theo ghi chép trong tư liệu, Kim Dung và Hạ Mộng từng có một lần hẹn hò kín đáo, và đây cũng là một lần duy nhất của họ, đêm đó Kim Dung có phần ngà ngà say, đã thổ lộ tình cảm ái mộ với Hạ Mộng, Hạ Mộng nghe xong vô cùng cảm động, chỉ tiếc là tình yêu đã đến quá muộn màng.
Vì không muốn Kim Dung bị tổn thương, Hạ Mộng nói với Kim Dung rằng: “Đời này kiếp này khó đáp lại mối duyên này, có lẽ đời sau vẫn còn có cơ hội……..”
Năm 1959, Kim Dung mang theo sự thất vọng và khó xử rời khỏi công ty điện ảnh Trường Thành, sau đó sáng lập trang “Minh Báo”, và chuyên tâm với việc sáng tác tiểu thuyết võ hiệp của ông, và Hạ Mộng đã trở thành “ người tình trong mộng” mãi mãi của ông.
Năm 1967, Hạ Mộng đã rời khỏi màn bạc điện ảnh để theo chồng di cư sang nước ngoài, Kim Dung chỉ có thể thông qua ngòi bút mà gửi gắm nỗi nhớ nhung. Ngoài Tiểu Long Nữ ra, các nhân vật trong tiểu thuyết như Hoàng Dung, Vương Ngữ Yên, v.v…đều có hình bóng của Hạ Mộng phảng phất trong đó, và trong tiểu thuyết Kim Dung xuất hiện Hương Hương công chúa, Hoa Tranh công chúa, v.v…., đều bởi biệt danh của Hạ Mộng gọi là “Trường Thành đại công chúa”, có thể thấy được Kim Dung đã dụng tâm vất vả như thế nào.
Hạ Mộng sau khi giải nghệ vẫn từng vào những năm 80 lấy thân phận là người chế tác đã chế tác “Đầu bôn nộ hải”, “Tựa thủy lưu niên”, hai bộ phim ảnh không chỉ thu được phòng vé cao, đồng thời cũng được nhận giải Kim Tượng bộ phim hay nhất, đạo diễn xuất sắc nhất của điện ảnh Hồng Kông, đồng thời trở thành tác phẩm kinh điển của điện ảnh Hồng Kông.
Cuối tháng 11/2014, nghệ sĩ 82 tuổi Hạ Mộng đã tham gia một sự kiện kỷ niệm cuộc đời đóng phim của bà, tổ chức ở Thượng Hải, Trung Quốc. Bà tuổi tuy đã cao, nhưng phong vận vẫn hệt như xưa, sắc khí cực tốt, đoạn tình cảm đối với Kim Dung năm xưa từ lâu đã tan theo gió, khi có phóng viên hỏi khéo về chuyện này, Hạ Mộng chỉ hờ hững trả lời: “Tôi và Kim Dung, chi bằng đừng nhắc lại nữa.”
Theo secretchina