“Ấn tượng của tôi về Hoài Linh ngày xưa là ốm nhom ốm nhách. Duyên nợ của chúng tôi bắt đầu lúc Bảo Liêm và tôi không làm việc cùng nhau”, danh hài hải ngoại chia sẻ.
– Anh là người dựng nên tên tuổi nhiều người nổi tiếng như Tinna Tình, Johnny Trí Nguyễn, Trường Vũ, Tâm Đoan, Lương Tùng Quang… thế nhưng, khi thành danh, một số người lại chuyển hẳn sang các trung tâm khác. Anh nghĩ sao về việc này?
– Thật ra, các nghệ sĩ thành danh ra đi như vậy mới có chỗ cho tôi đưa người mới về. Người mới về sẽ cảm thấy họ vào trung tâm có cơ hội phát triển và không bị bóng quá lớn của những nghệ sĩ tên tuổi trước đó che khuất.
– Trong số các nghệ sĩ có xuất thân từ “lò” Vân Sơn, anh cảm thấy tự hào nhất là ai?
– Tôi tự hào nhất có lẽ là đã làm việc cùng Hoài Linh. Trung tâm Vân Sơn là nơi giúp cậu ấy khẳng định vị trí riêng trong lòng khán giả và tỏa sáng thành sao. Ngoài ra, trung tâm cũng có nhiều nghệ sĩ khác khiến tôi cảm thấy tự hào như Chí Tài, Bé Mập, Út Mập, ca sĩ có Trường Vũ, Tâm Đoan, Linda Châu… Trước đó cũng có Johnny Trí Nguyễn và vợ cũ, tuy nhiên, cậu ấy mê phim ảnh hơn nên chỉ hát cho vui. Sau này chúng tôi chia tay nhau và cậu ấy theo đuổi đam mê riêng.
– Anh là người dựng nên tên tuổi của Hoài Linh. Hiện nay, nam nghệ sĩ này được xem là đắt show và hot nhất nhì showbiz sau khi trở về Việt Nam phát triển sự nghiệp. Anh có kỷ niệm gì đáng nhớ nhất về người cộng sự của mình?
– Ấn tượng của tôi về Hoài Linh ngày xưa là ốm nhom ốm nhách (cười lớn). Duyên nợ của chúng tôi bắt đầu lúc Bảo Liêm và tôi không làm việc cùng nhau. Khi đó, Hoài Linh từ Florida sang California để gặp tôi theo lời giới thiệu của Trizzie Phương Trinh.
Khi đó, Trizzie Phương Trinh nói: “Em có một người em mới qua và diễn, mời anh qua chơi xem thử”. Lúc tôi thấy Hoài Linh, ấn tượng đầu tiên tôi nghĩ trong đầu là: “Ồ, cậu này cũng được, tướng này giống Bảo Liêm nè”. Tôi thấy Hoài Linh diễn duyên dáng, dễ mến nên hai anh em gặp nhau và kết hợp làm việc chung.
Người hâm mộ Hoài Linh – Vân Sơn sẽ không quên được những vở hài kịch giàu tính nhân văn của 2 nghệ sĩ này. |
– Khi anh và Hoài Linh hợp tác cùng nhau, sau bao lâu Hoài Linh mới thật sự tỏa sáng?
– Thời gian đầu làm việc chung, tôi không có cơ hội đưa Hoài Linh đi diễn cùng ở nhiều tiểu bang khác tại Mỹ. Thị trường ở Mỹ có một nguyên tắc là tên tuổi của nghệ sĩ đó phải thật sự nổi tiếng, phải bán được vé họ mới mời, vì từ bang này qua bang khác đều phải tốn tiền vé máy bay, ăn ở… Vì vậy, Hoài Linh thời gian đầu không có cơ hội giới thiệu tên tuổi của mình đến nhiều khán giả.
Chúng tôi hợp tác với nhau từ DVD Vân Sơn 3 vào năm 1996, nhưng đến DVD số 8 mới được nhiều khán giả yêu mến và thể hiện rõ nét cá tính riêng mỗi khi xuất hiện. Hoài Linh là nghệ sĩ độc quyền của trung tâm Vân Sơn đến DVD số 12 thì trở về Việt Nam.
– Sau khi Hoài Linh về Việt Nam, trung tâm Vân Sơn dường như không xuất hiện nghệ sĩ hài nào khác nổi bật bằng hoặc hơn Hoài Linh. Mối quan hệ của cả hai sau khi không còn làm việc chung với nhau nữa ra sao, vì có tin đồn hai anh “cơm không lành canh không ngọt” và không qua lại suốt thời gian qua?
– Hiện tại, Hoài Linh vẫn gọi tôi là anh Ba. Đây là thứ bậc của tôi trong gia đình. Tôi nói vậy đủ để các bạn biết là quan hệ của chúng tôi không chỉ đơn thuần là giữa người chủ trung tâm Vân Sơn và nghệ sĩ độc quyền. Có những tình cảm, quan hệ vượt qua công việc và trở thành tình thân nên không có chuyện cơm không lành canh không ngọt như lời đồn đại.
– Hoài Linh anh gặp lần đầu tiên và Hoài Linh khi trở thành ngôi sao đã có những thay đổi ra sao?
– Điều đầu tiên tôi muốn nhắc đến, Hoài Linh thực sự là một người có khiếu nhưng chưa ai khai thác được khả năng riêng đó của cậu ấy. Sau khi Linh về cộng tác với tôi, trong quá trình hai anh em đi diễn, làm việc chung với nhau, tôi phát hiện cậu ấy nói giọng Bắc – Trung – Nam rất hay.
Tôi còn nhớ một lần khi đi diễn trong tiệc cưới, tôi yêu cầu là tối nay đi diễn Hoài Linh phải nói tiếng miền Trung. Lúc đó Linh bất ngờ và nói: “Em nói tiếng địa phương họ chửi em chết luôn đó”. Sau khi nghe tôi nói đám cưới này của vợ chồng người miền Trung nên Linh cứ theo kịch bản làm một người đồng hương để chương trình có sự thú vị. Khi cậu ấy diễn, khách mời rồi chủ bữa tiệc thích thú lắm. Từ đó về sau, anh em tôi khai thác triệt để khả năng nói được giọng các miền của Hoài Linh. Cậu ấy liên tục đi show đám cưới với tôi, nhiều show cô dâu chú rể còn quyết định dời ngày làm lễ chỉ để mời được Vân Sơn – Hoài Linh diễn trong ngày vui của họ.
Nhiều người cứ tưởng diễn show đám cưới là bèo, nhưng thực tế, show đám cưới ở Mỹ của chúng tôi có cát-xê rất cao và vị trí của mình cũng được bà con trân trọng.
– Tất cả những vai Hoài Linh đảm nhận có một nét riêng là cậu ấy nắm bắt nhân vật rất nhanh và duyên dáng. Để trở thành một người diễn viên giỏi có thể học hỏi, diễn nhiều năm có kinh nghiệm sân khấu sẽ diễn tốt hơn, nhưng Hoài Linh là người có được cái duyên trời phú mà không phải ai cũng có được, để có sự duyên dáng như Hoài Linh là rất khó. – Sau khi giả giọng Bắc – Trung – Nam, Hoài Linh bắt đầu với việc giả gái, đóng vai người già. Theo anh, dạng vai nào là thành công nhất của nam danh hài này?
– Khi anh làm việc cùng Hoài Linh, anh có dự đoán được anh ấy sẽ trở thành ngôi sao nổi tiếng như hiện nay?
– Có chứ, từ DVD Vân Sơn 3 là tôi đã thấy được điều đó, nhưng đến chương trình số 8 Hoài Linh mới thực sự nổi bật.
– Là một bầu show, khi tìm kiếm khuôn mặt mới, anh dựa vào yếu tố nào để nhận lời hợp tác với họ và giúp họ trở thành sao?
– Tôi không nhìn vào vẻ ngoài hay cách nghệ sĩ mới thể hiện mà đánh giá họ có khả năng trở thành sao hay không. Việc họ có trở thành người nổi tiếng còn phụ thuộc vào thiên thời, địa lợi, nhân hòa.
Dựa vào kinh nghiệm là bầu show lâu năm, nên điều đầu tiên tôi phải thấy ở người nghệ sĩ đó là tài năng có phù hợp với thời điểm hiện tại hay không. Trong cuộc đời làm show, tôi thấy nhiều người có tài năng, hát tốt, nhảy đẹp nhưng họ mãi vẫn không nổi tiếng được vì con đường họ chọn không đúng.
Cái hay của tôi là khi họ đến với tôi, tôi sẽ tư vấn, chọn cho họ con đường phù hợp với họ, phù hợp với xu thế của thị trường hiện tại, giúp họ tỏa sáng. Ví dụ như với khuôn mặt, vóc dáng, giọng hát đó, nghệ sĩ phải chọn dòng nhạc sôi động, trẻ trung, nhưng nhiều người lại thích dòng nhạc trữ tình, trầm buồn, kết quả là họ đã đánh mất cơ hội tỏa sáng.
– Ông bà ta hay nói “xướng ca vô loài” là cũng có nguyên nhân chứ không phải nói mà không có căn cứ. Tôi là người làm trong lĩnh vực bầu show, nghệ thuật lâu năm nên thấy và biết nhiều chuyện, anh em nghệ sĩ Việt Nam bị tai tiếng nhiều lắm, còn tôi quan niệm, giấy rách cũng phải giữ lấy lề.- Nhiều nghệ sĩ, bầu show thường vướng vào rất nhiều scandal, còn anh dường như không có thị phi gì suốt thời gian làm nghệ thuật. Anh nghĩ vì sao?
Tôi nghĩ mình ráng giữ thân, giữ mình để chứng minh cho mọi người thấy không phải ai cũng vậy mà giới nào cũng có người này người kia, những góc khuất mà chỉ có người nghệ sĩ được công chúng quan tâm hơn nên nhiều người biết đến hơn.
Dù bầu show thường xuyên tiếp xúc với các cô gái đẹp, quyến rũ, nhưng tôi vẫn chưa bao giờ để xảy ra chuyện gì trong suốt thời gian làm việc cùng họ vì tôi quan niệm “không ăn thịt đồng loại”.
– Người hâm mộ anh hầu như biết rất ít về gia đình của anh. Anh có thể chia sẻ thêm về mái ấm của mình?
– Gia đình tôi có vợ và 2 đứa con trai. Thằng lớn 21 tuổi đang học đại học về Dược năm thứ 3, thằng nhỏ lên lớp 9, 15 tuổi. Điểm chung của tụi nó là đều hài hước. Tôi không muốn cho con theo nghề vì hai con đều lớn lên ở Mỹ nên văn hóa Việt Nam hầu như tụi nó không biết. Ngoài ra, việc phát triển tại thị trường Mỹ rất khó, nhất là với người châu Á, vì vậy, tôi không khuyến khích con đi theo nghề.
Nếu con đi theo nghề để phục vụ khán giả Việt Nam thì không đến đâu vì chúng không sinh ra, lớn lên hay hiểu về văn hóa Việt, còn làm cho Mỹ lại càng không thể vì bản chất chúng vẫn là người Việt.
– Những khán giả của anh em nghệ sĩ hải ngoại ngày trước hiện nay một phần đã lớn tuổi, về hưu, một phần khác là họ đã mất dần đi, số lượng còn lại rất ít. Khán giả là người Việt nhưng lớn lên bên Mỹ chỉ nghe nhạc Mỹ, ít nghe nhạc Việt, vì vậy, văn nghệ hải ngoại ngày càng thu hẹp. Tôi nhìn thấy một điều là tình trạng này tiếp tục một thời gian nữa sẽ không còn trung tâm nào ở hải ngoại hoạt động được và 5-10 năm tới sẽ không còn nơi cho nghệ sĩ hoạt động.- Hiện nay, nhiều trung tâm, nghệ sĩ tại hải ngoại quyết định về Việt Nam phát triển sự nghiệp, anh nghĩ sao về việc này?
Quan trọng hơn là Việt Nam đang trong thời kỳ mở cửa, các nhạc sĩ sáng tác thoải mái, tự do và có nhiều ca khúc hit, còn ngày xưa chỉ có nhạc chiến đấu. Vì vậy, bây giờ tôi làm chương trình Vân Sơn số 50 cho khán giả Việt phải tìm hiểu khán giả muốn gì, thích gì nhưng yếu tố cốt lõi vẫn là làm cho khán giả Việt ở khắp thế giới, phục vụ cho những người yêu thích mình.
– Cảm xúc của anh thế nào khi thị trường giải trí của người Việt tại hải ngoại đang ngày càng thu hẹp?
– Đó là điều tôi đã dự báo từ trước, chính vì thế, tôi luôn tự hào một điều và hay nói với anh em trong nghề là anh em mình đang sống ở thời kỳ huy hoàng nhất của văn nghệ Việt Nam tại hải ngoại. Đây cũng là câu nói của tôi từ 10 năm trước vì xu thế thời đại nó là vậy.
Theo Zing