Huawei Honor 4C là chiếc điện thoại gây được khá nhiều chú ý trong thời gian vừa qua nên mình tạm chọn nó làm mẫu thử đầu tiên trong loạt các bài thử nghiệm tốc độ. Sử dụng chip 8 nhân 1.2GHz do công ty con của Huawei là Hisilicon sản xuất, 2GB RAM thì Honor 4C nhiều khả năng sẽ có hiệu năng rất ấn tượng trong tầm giá 3 triệu (mua online) và 3.5 triệu (mua ngoài cửa hàng) của nó.
Đầu tiên, mình thử nghiệm với các bài benchmark đã quá quen thuộc: GeekBench 2, PCMark, Antutu (64bit) và BaseMark, kết quả cho thấy Honor 4C khá ấn tượng. Kết quả này khá hợp lý khi mà CPU của máy có 8 nhân, hoạt động ở xung nhịp 1.2GHz. Các nhân của Kirin 620 là nhân Cortex A53 64bit, chế tạo dựa trên tiến trình 28nm. Tiếc là GPU của Honor 4C không thật sự xuất sắc khi chỉ là Mali450 MP4 hơi cũ, hỗ trợ tối đa màn hình 1080 (Honor 4C là 720p). GeekBench: 593 đơn nhân, 2649 đa nhân PCMark 3555 điểm Antutu 64bit 31411 điểm Basemark 6309 điểm Phép thử thứ 2, mình thử lần lượt các game từ nhẹ cho tới nặng. Thời gian được tính kể từ khi bấm vào biểu tượng chương trình cho đến khi chơi được. Các game được lựa chọn bao gồm: Crossy Road: một game nhẹ được rất nhiều người chơi: 14.79 giây Minion Rush: một game nhẹ khác: 10.53 giây Galaxy Defense: 4.42 Asphalt Overdrive: lý do chọn phiên bản này vì nó có dung lượng nhẹ, tổng cộng chưa tới 200MB và phù hợp với tất cả các máy, kể cả máy có dung lượng bộ nhớ trong thấp (Honor 4C). 17.62 giây Badland: 6.65 giây Dead Trigger 2: một trong những game nặng nhất trên Android hiện tại có thể chạy trên nhiều máy, cũng có dung lượng thấp khoảng 500MB. 19.4 giây Kết quả: Thực tế cho thấy kết quả chạy hay benchmark của Honor 4C vượt qua các máy đối thủ sử dụng SnapDragon 410, dù độ ổn định khi sử dụng máy trong thời gian dài và tính tương thích với các ứng dụng bên thứ 3 vẫn cần phải chờ một thời gian dài nữa để chứng minh. Với mức giá khá hấp dãn, Honor 4C sẽ là một chiếc đối thủ nặng ký, tuy nhiên khi và chỉ khi bạn không ngại điện thoại Trung Quốc và thiết kế không thật sự xuất sắc của máy.
Lý giải cho bài thử: Tại sao lại tắt các ứng dụng đi trong lúc chạy ứng dụng khác? Điều này khá phi thực tế Chính xác là phi thực tế vì rõ ràng là chúng ta không khởi chạy từng ứng dụng một trong thực tế mà nhiều ứng dụng khác nhau. Tuy nhiên, mỗi người lại sử dụng các kiểu ứng dụng khác nhau nên sẽ rất khó để so sánh. Chính vì vậy mà mình đã tắt hết để các bạn có thể so với máy đang sử dụng.
Tại sao không mở liên tiếp các ứng dụng mà mở từng cái? Như đã nói, nếu bạn muốn so sánh thì đây là cách tốt nhất, dễ nhất. Có thể một số game, ứng dụng sẽ hợp với CPU nào đó hơn và tải nhanh hơn nên việc tải hàng loạt các ứng dụng cùng lúc là phi logic và không có ý nghĩa so sánh.
Về việc thử xem máy quản lý RAM tốt hay không, bọn mình có mở 5 game và cho chuyển qua chuyển lại giữa các game. Có thể chúng ta sẽ bổ sung thêm một số hành động khác như áp hiệu ứng và xuất một tấm hình tiêu chuẩn qua các phần mềm điện thoại. Bọn mình sẽ dần hoàn thiện các bài test này để đưa ra kết quả chính xác nhất. Nếu các bạn có góp ý hay đề nghị gì thì hãy bình luận để bọn mình biết nhé.