Tinh Hoa

Thời gian và không gian trong tranh vẽ (P.4): Khắc họa thời gian

Giới học thuật xếp hội họa vào loại hình nghệ thuật không gian. Trong hội họa truyền thống phương Tây, người nghệ sĩ vận dụng thành thục các thủ pháp mỹ thuật khác nhau để mô tả chính xác sự biến hóa về ánh sáng của vật thể, đồng thời có thể tạo ra hình ảnh không gian và hình ảnh lập thể trên một mặt phẳng, giống như một vật thể ba chiều trong thế giới thực được chiếu trên mặt phẳng 2 chiều. 

Phương pháp hội họa thể hiện động thái thông qua bố cục, ánh sáng, màu sắc dường như thể hiện khoảnh khắc khi không gian bị dừng lại trong nháy mắt, nhưng nó lại chứa đựng xu hướng liên tục của thời gian, mà người ta thường gọi là “cảm giác động thái”. (Ảnh: Wikimedia)

So với nghệ thuật thính giác kéo dài thời gian như âm nhạc mà nói, mọi người thường có xu hướng nghĩ rằng bức tranh biểu trưng cho cảnh tĩnh hoặc cảnh nhất thời; từ góc độ không gian, muốn biểu hiện cảnh tượng của nhiều đại thiên thế giới và tư tưởng sâu sắc của văn hóa thần truyền trên một mặt phẳng hai chiều thì quả là không dễ dàng. Hôm nay, chúng ta sẽ nghiên cứu một chút về tri thức đằng sau nghệ thuật hội họa và thời gian, không gian này.

Khắc họa thời gian trong bức tranh

Con người thực sự sống trong một môi trường không gian và thời gian. Không biết mọi người có để ý không, vì dây thần kinh não phải mất một chút thời gian để truyền tải suy nghĩ trong đầu, vậy nên khoảnh khắc mà người ta ý thức là ‘hiện tại’ thật ra đã trở thành quá khứ trong nháy mắt rồi. Nói cách khác, những gì con người cảm nhận không bao giờ chỉ là một môi trường không gian có chiều dài, chiều rộng và chiều cao mà là mọi lúc đều đang trải qua dòng chảy của thời gian, luôn luôn ở trong khái niệm thời gian và không gian.

Trong hội họa, đương nhiên nó cũng bao hàm sự biểu hiện của thời gian, chẳng hạn như miêu tả động thái (động tác, tư thái) trong tác phẩm, bố cục tranh tự sự liên tiếp, v.v., là phương pháp chủ yếu chiếu thời gian lên mặt phẳng đối ứng.

Phương pháp hội họa phổ biến nhất là thể hiện động thái thông qua bố cục, ánh sáng, màu sắc… Phương pháp biểu đạt này dường như thể hiện khoảnh khắc khi không gian bị dừng lại trong nháy mắt, nhưng nó lại chứa đựng xu hướng liên tục của thời gian, mà người ta thường gọi là “cảm giác động thái”. Dưới đây là phần giới thiệu ngắn gọn về những kỹ thuật này với bức tranh sơn dầu của Raphael “Thánh Michael chiến thắng quỷ Satan” (Saint Michael Vanquishing Satan).

Bức tranh “Saint Michael Vanquishing Satan”, 268cm × 160cm, được vẽ vào năm 1518, hiện được lưu giữ tại Viện bảo tàng Louvre. (Ảnh: Wikimedia)

Ở đây cần nói rõ một chút từ Michael có các bản dịch tiếng Trung khác nhau giữa các trường phái Cơ đốc giáo khác nhau, chẳng hạn, nó được dịch là “Mi’er” trong Công giáo, “Mikhail” trong Đạo Tin lành và “Mikhail” trong nhà thờ Chính thống phương Đông. Bản dịch Saint Michael là “Thánh Michael” ở đây dựa trên các quy ước của tiếng Trung và là bản dịch được sử dụng rộng rãi nhất, không phân biệt hệ phái tôn giáo.

Chủ đề của bức tranh này có lẽ rất quen thuộc với mọi người, nó thể hiện cảnh Thánh Michael chiến đấu chống lại con rồng đỏ lớn Satan trong “Kinh Thánh ‧ Khải Huyền” và ném con rồng đỏ xuống đất. Bức tranh sử dụng một ác quỷ hình người để khắc họa Satan, nhưng để biểu thị thân phận, phía sau của nó vẫn có thể nhìn thấy một cái đuôi hình con rắn. 

Bởi vì trong ‘Khải Huyền 12: 9’ có viết: “Con rồng lớn chính là con rắn cổ đại, tên của nó là ma quỷ, và nó cũng được gọi là Satan. Nó khiến cả thế giới mê muội. Nó bị ném xuống đất, và sứ giả của nó cũng bị ném xuống cùng với nó”. Họa sĩ mô tả cảnh ác quỷ bị đánh bại, thể hiện chủ ý rằng công lý cuối cùng sẽ đánh bại cái ác.

Về nghệ thuật hội họa, trước tiên hãy nói đến việc vận dụng ánh sáng và bóng đổ. Thiết kế ánh sáng của tác phẩm này đẹp một cách độc đáo. Ánh sáng và bóng của Thánh Michael trong bức tranh tạo thành một đường hơi dốc từ trên cùng bên trái xuống dưới cùng bên phải, ánh sáng và bóng tối tổng thể của bức tranh được phân chia hợp lý thành hai phần: Nửa bên trái sáng hơn và nửa bên phải tối hơn, tạo ra xu hướng tương phản giữa sáng và tối. 

Đồng thời, phần trên của cơ thể Thánh Michael trong bức tranh rất sáng, trong khi phần giữa của bức tranh bị tối đi do màu sắc vốn có của quần áo và môi trường. Phía dưới sáng hơn một chút vì cơ thể quỷ được chiếu sáng, toàn bộ bức tranh tạo thành nhịp điệu “sáng ─ tối ─ sáng” từ trên xuống dưới, đạt được hiệu ứng cảm nhận ánh sáng nghệ thuật.

Loại ánh sáng này, kết hợp với chuyển động của các nhân vật và xu hướng ánh sáng từ trên xuống dưới, đóng một vai trò lớn trong bức ảnh. Chúng ta thấy ánh sáng chiếu từ trên cao xuống tượng trưng cho ánh sáng từ bầu trời chiếu xuống nên nguồn sáng chính chiếu thẳng vào đầu, ngực và cánh tay của Thánh Michael là những phần sáng nhất. 

Còn ác ma ở xa nguồn sáng từ trên trời nên không sáng bằng, một lần nữa ám chỉ về xu hướng phân tầng ánh sáng từ trên xuống dưới. Ngoài ra, phần trên của Thánh Michael có khoảng sáng rộng, phần dưới của cẳng chân và bàn chân có khoảng hẹp, phù hợp với hình dạng của vũ khí và góc giữa hai chân, đồng thời hình thành chiều hướng xuyên xuống hình mũi tên, tạo cảm giác động tác rất mạnh mẽ.

Mặc dù hội họa thuộc về nghệ thuật không gian, nhưng loại không gian này không phải là khoảnh khắc của khung hình cố định, nó rõ ràng là có xu hướng của thời gian. Đó là, một loạt các hành động trong đó Thánh Michael từ trên trời bay xuống, dẫm chết con quỷ dưới chân và đâm nó bằng vũ khí trong tay. Trong cảnh này, mọi người có thể liên tưởng khoảng thời gian trước và sau đó một cách tự nhiên.

Về màu sắc, sự tương phản giữa gam màu lạnh và ấm của phía chính nghĩa phong phú hơn. Bởi vì bối cảnh phía sau của Thánh Michael là trời xanh và mây trắng, làn da của Ngài có sắc ấm, áo giáp của Ngài cũng có sắc ấm, đôi cánh của Ngài có cả sắc lông ấm và lạnh, trên cánh tay còn có quần áo trang sức màu xanh da trời. Sự tương phản lạnh và ấm này thể hiện ra một cảm giác màu sắc phong phú. Còn Satan, thân hắn nằm trên mặt đất, cách xa nguồn sáng, nên cả sự tương phản giữa sáng tối và sự tương phản giữa lạnh và ấm đều có vẻ yếu hơn và tối hơn. Thủ pháp xử lý loại này cũng thể hiện rằng phía chính nghĩa tươi sáng và đầy màu sắc, trong khi tà ác thì yếu ớt ảm đạm.

Phương pháp bố cục cũng thể hiện cùng một ý nghĩa với màu sắc, theo đó diện tích phía chính nghĩa chiếm gần hết bức tranh, còn tà ác chỉ chiếm một phần nhỏ, ám chỉ chính nghĩa lớn hơn tà ác.

Đồng thời, chúng ta thấy rằng khuôn mặt của Thánh Michael là chính diện, còn ác ma thì nằm trên đất giãy giụa, muốn ngồi dậy nhưng bị đạp không dậy nổi, cho nên thông qua quan hệ phối cảnh hiện ra một loại khuôn mặt méo mó, vặn vẹo. Loại thủ pháp xử lý này có thể cho phép mọi người nhìn thấy sự tươi sáng, sức mạnh, sự tự tin và vẻ đẹp của chính nghĩa, còn tà ác chính là u tối, yếu ớt, sợ hãi và xấu xí.

Nhìn chung, thủ pháp của họa sĩ là tương đối thích hợp. Mặc dù kích thước của tác phẩm rất lớn nhưng các nhân vật đều hoàn hảo, sự chuyển đổi sáng tối nhẹ nhàng, biểu cảm tự nhiên, phù hợp với khung cảnh trong tranh.

Kỹ xảo thể hiện sự liên tục của thời gian bằng cách khắc họa động tác tư thế và bầu không khí là một trong những ngôn ngữ hội họa phổ biến nhất trong mỹ thuật. Có nhiều cách khác để biểu thị thời gian, nhưng cách đơn giản nhất có lẽ chính là như bức tranh dưới đây:

Bức tranh sơn dầu của họa sĩ Flemish Artus Wolffort, “Chronos”, 78,5cm x 63,5cm, vào khoảng đầu thế kỷ XVII. (Ảnh: Wikimedia)

Bức tranh này mô tả vị Thần Thời gian trong thần thoại Hy Lạp cổ đại, tên là Chronos. Thời gian là một vị Thần vô hình, nhưng trong thần thoại, vị Thần này lại thường có hình thể. Trong các tác phẩm nghệ thuật vị Thần này thường xuất hiện dưới  hình ảnh một cụ già, thể hiện sự trường tồn của thời gian và sự thăng trầm khi trải qua vô số thời đại tang thương. 

Đôi khi người ta cảm thấy thời gian trôi đi rất nhanh, cũng có lúc cảm thấy thời gian như đang chậm lại, tất cả đều được tái hiện một cách sống động trong bức tranh. Một ông lão với đôi cánh trên lưng, trên tay cầm một chiếc đồng hồ cát đếm thời gian. Người họa sĩ sử dụng cách này để thể hiện danh tính và chức năng của Thần Thời gian.

Tất nhiên, có một số phương pháp khác, những phương pháp mà ngày nay không còn nhìn thấy nữa nhưng trong quá khứ đã từng tồn tại. Ở đây cũng có thể giới thiệu sơ lược một chút, chẳng hạn như tác phẩm này:

“Les Mystères de la Passion, de la Résurrection et de l’Ascension du Christ” của họa sĩ người Ý Antonio Campi, 165cm × 205cm, nguyên bản sơn dầu trên gỗ. Sau đó, mặt sau được đổi thành sơn dầu trên vải, được vẽ vào năm 1569, hiện trưng bày tại Louvre, Paris. (Ảnh: Wikimedia)

Đây là một bức tranh tường thuật thể hiện thông qua bố cục khôn khéo, một loạt các cảnh từ cầu nguyện trong vườn cây ô liu khi Chúa Jesus gặp nạn, Chúa bị đóng đinh vào thập tự giá, sau đó sống lại, và cuối cùng là bay lên trời. Phần trên bên phải của bức tranh cũng sử dụng thiết kế mây mù tan biến để miêu tả thế giới Thiên quốc sau những đám mây. 

Cách này diễn tả đồng thời những cảnh ở các khoảng thời gian khác nhau trong cùng một bức tranh, đồng thời khắc họa biểu hiện của hai không gian Thần – Nhân cùng tồn tại. Đối với những người phương Tây trong quá khứ, bố cục tranh như thế này đã trở thành một nhận thức thông thường, nên người thời đó sẽ không cảm thấy kỳ quái.

Loại phương pháp này thể hiện sự mở rộng của một dòng thời gian duy nhất trong các tác phẩm, mà nghệ thuật có thể miêu tả thời gian không gian không phải chỉ có một loại, vì vậy, bố cục cũng có thể nói lên tình hình chung của các lựa chọn vận mệnh khác nhau đối với nhân vật trong tranh. Ở đó, thời gian không chỉ là một dòng cố định của số phận, mà đồng thời có những khả năng khác nhau, đó là những số phận và tương lai khác nhau có thể đạt được thông qua những lựa chọn khác nhau. 

Tuy nhiên, từ góc độ số mệnh mà nói thì cuộc đời một người vốn đã được định sẵn từ lâu, có tầng tầng an bài. Chỉ còn lại duy nhất ý chí là tự do, nhưng nó mạnh yếu thế nào là dựa vào lựa chọn đạo đức của mỗi người. Một số bức tranh xuất hiện cùng lúc cảnh tượng Thiên đường và Địa ngục, hoặc là vẽ ra để người ta lựa chọn, chính là dùng hình thức này để thể hiện khái niệm đa thời gian và không gian trên mặt phẳng.

Bức Beaune Altarpiece của họa sĩ Rogier van der Weyden, còn được gọi là “Sự phán xét cuối cùng”, cao 220cm, dài 548cm, được vẽ từ năm 1445 đến năm 1450. (Ảnh: Wikimedia)

Rogier van der Weyden là Họa sĩ người Flemish ở thế kỷ 15, trong tác phẩm “Sự phán xét cuối cùng”, ông đã sử dụng bố cục truyền thống mở rộng để thể hiện chủ đề kinh điển này. Ở phần trên của bức tranh có Chúa Jesus đang ngồi và một số vị Thánh, Thiên thần được vẽ trên các đám mây ở hai bên. Trên mặt đất, ngay cả những người đã chết sẽ sống lại để bị phán xét, và Thánh Michael sẽ cân nhắc những việc thiện ác của họ. Người tốt sẽ được chào đón vào Thiên đường ở bên trái bức tranh, còn kẻ ác sẽ bị ném xuống Địa ngục ở bên phải.

Khung cảnh trung tâm của bức tranh “Sự phán xét cuối cùng”. (Ảnh: Wikimedia)

Liên quan đến sự kiện ‘phán xét cuối cùng’ của Thánh Michael, có nhiều nhà ngôn ngữ học, sử học và học giả tôn giáo đã truy tìm nguồn gốc từ tôn giáo, Thần thoại của tất cả các nhóm dân tộc trên thế giới. Từ đó kết luận rằng tên của Michael, Messiah và Maitreya (Metteyya) được đề cập trong các tôn giáo khác nhau đều có thể ám chỉ cùng một vị Thần, người đã đến thế giới để cứu tất cả chúng sinh vào thời điểm cuối cùng của lịch sử, chính lại vũ trụ và quyết định những người thiện ác sẽ đi về đâu.

Bởi vì hạ phàm bằng thân xác thịt nên Thánh Michael là đứng trên mặt đất tiếp xúc với chúng sinh. Mặc dù mặt đất, Thiên đường và Địa ngục không ở trong cùng một không gian, nhưng trong tranh nó lại đồng thời triển hiện ra. Trong bức tranh này, chúng sinh có 2 con đường để đi, chính là Thiên đường và Địa ngục. Đối với những sinh mệnh bị phán xét, thì sau đó sẽ có 2 tương lai khác nhau.

Sự phán xét cuối cùng lên Thiên đường hay xuống Địa ngục là thời khắc cuối cùng đáng sợ và căng thẳng đối với tất cả chúng sinh. Nhưng mọi người cũng biết rằng căn cứ quyết định nơi chúng sinh sẽ đến là dựa trên những điều tốt và xấu mà họ đã làm trong quá khứ. “Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”, không làm ác cũng sẽ không có kết cục thảm hại, cũng không cần phải lo lắng cho tương lai.

Nhưng ở một thế giới mà tín ngưỡng đã mai một như ngày nay thì liệu có mấy ai tin được điều này? Trong một xã hội mà mọi ngóc ngách đều có mặt của cái gọi là khoa học hiện đại, con người tin vào tiền bạc, quyền lực, danh lợi, dục vọng, thậm chí nhiều người còn cho rằng Phật Đạo Thần đều là là cổ nhân “ngu muội tưởng tượng ra”. Tín ngưỡng Thần Thánh bị coi là “mê tín phong kiến” và bị khinh miệt; những người tu luyện khi cố gắng nâng cao phẩm chất đạo đức của bản thân cũng bị coi là mất trí, nhẹ thì bị châm chọc, chế giễu, nói móc, nặng thì trở thành mục tiêu bị bức hại đả kích, bị tra tấn nhục hình, thậm chí bị mổ cướp nội tạng, hành hạ đến chết.

Trong văn hóa nhân loại, thói quen tụng niệm danh hiệu của các vị Thần và Phật mà người ta tin tưởng đã được hình thành từ rất sớm, ban đầu là vì sự tôn trọng, ngoài ra còn có những phương pháp tu luyện yêu cầu tụng niệm danh hiệu của Thần Phật, v.v., dần dần được nhiều người chấp nhận, từ đó hình thành một thói quen ngôn ngữ. 

Ví dụ, khi thấy ai đó hoàn thành một việc gì đó một cách tuyệt vời, những người tin vào Phật gia thường nói: “Đức Phật từ bi, thiện tai thiện tai!”; những ai tín vào Đạo gia sẽ nói: “Thiên Tôn ban phúc vô lượng”; người tin vào Chúa sẽ nói: “Chúa ơi, anh ấy đã làm được!”, người ta tín ngưỡng vào vị Thần nào thì sẽ đọc tên vị ấy. 

Nhưng ngày nay, trong trong tình huống tương tự thì nhiều người sẽ thực sự hét lên: “666 lợi hại”. 666 đại biểu cái gì thì mọi người có thể đều biết, trong “Khải Huyền” đã có nói qua, nó là “dấu hiệu tên của con thú”, con thú này vô cùng tà ác là đối nghịch với Thần. Một số người có thể tranh luận rằng đó chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên, nhưng có một câu nói cổ xưa gọi là “Minh minh chi trung hữu Thiên ý” (tạm dịch: trong cõi u minh ắt có Thiên ý), điều này vẫn không thể khiến mọi người nghĩ lại mà cảnh tỉnh sao?

Đây là thời đại mà đạo đức, luân thường, thiện ác đều sụp đổ. Ngày nay, tất cả các loại tôn giáo và thần thoại đều mô tả cảnh Ngày tận thế: khủng hoảng lương thực toàn cầu, tỷ lệ sinh giảm mạnh, bệnh dịch hoành hành khắp nơi, nhiều thảm họa tự nhiên và nhân tạo lần lượt xuất hiện, và số người chết tiếp tục tăng lên… 

Như người ta đã nói “thiện ác cuối cùng đều có báo”. Văn hóa truyền thống quan tâm đến nhân quả, gieo nhân nào thì gặt quả nấy. “Con rồng đỏ” khiến người ta thề độc dưới lá cờ máu, ghi dấu ấn của dã thú lên người, và truyền bá “Thuyết vô Thần” trên vùng đất mà Thần tạo ra. Rồng đỏ còn bức hại đoàn thể tu luyện thì chính là trực tiếp liên quan đến Thần Phật ở tầng bề mặt, đây là tội ác lớn nhất trong trời đất. Vì vậy, trong cuộc chiến chính tà, thì những người theo và ủng hộ rồng đỏ sẽ phải đối mặt với thất bại cuối cùng và hình phạt nghiêm khắc nhất, điều này đã được nói trong tôn giáo.

Là những chúng sinh trong thời kỳ mạt kiếp, sáng suốt nhất chính là đứng về phía Phật Đạo Thần, tôn trọng đoàn thể tu luyện, ủng hộ chính nghĩa, xóa đi ấn thú, đồng hành cùng Thần, như vậy mới có thể không chịu độc hại từ rồng đỏ độc ác, vì bản thân mà khai sáng tương lai tốt đẹp cho mình.

Tác giả: Arnaud H.

(Hết)

Theo Epoch Times