Tinh Hoa

Thời báo Ấn Độ đưa tin về lợi ích của môn tập Pháp Luân Đại Pháp

Ngày 18/7/2016, Thời báo Ấn Độ (tờ báo lớn thứ ba Ấn Độ) đăng tải bài viết có tiêu đề “Pháp Luân Đại Pháp: Tu tâm hướng thiện, loại bỏ thói hư tật xấu”.

Học sinh Ấn Độ luyện các bài công pháp Pháp Luân Công tập thể. (Ảnh: minghui.org)

Mở đầu bài báo viết: “Nếu bạn để ý, bạn có thể thấy rằng ở công viên, trường học hay trong mỗi khu nhà, người ta đang luyện các động tác chậm rãi, hay ngồi thiền định theo tiếng nhạc an hòa”.

“Pháp Luân Đại Pháp, hay còn gọi là Pháp Luân Công, một môn tu luyện tinh thần bắt nguồn từ thập niên 90 của thế kỷ 20 ở Trung Quốc, đã hồng truyền ở hơn 114 quốc gia. Tại Ấn độ cũng có khá đông người luyện Pháp Luân Công, chỉ tiếng riêng ở Nagpur đã có hơn 25 điểm luyện công”.

Bài báo cũng đề cập đến Hội giao lưu Pháp Luân Đại Pháp ba ngày trong thành phố, tại Hội trường Ambedkar, Chhatrapati Nagar với hơn 100 học viên Pháp Luân Đại Pháp từ 15 thành phố đến tham dự. Tại hội giao lưu, các học viên chia sẻ kinh nghiệm tu luyện và giao lưu tâm đắc thể hội có được thông qua việc đọc các cuốn sách của Pháp Luân Đại Pháp. Các học viên đã tổ chức diễu hành từ Hội trường Ambedkar đến Samvidhan Chow, thắp nến tưởng niệm tưởng nhớ các học viên Pháp Luân Đại Pháp đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bức hại đến chết.

Cảnh sát ở Ấn Độ luyện các bài công pháp Pháp Luân Công tập thể. (Ảnh: Internet)

Bài báo giải thích về việc Pháp Luân Công đã bị chính quyền Cộng sản đàn áp vào năm 1999 khi số lượng học viên lên tới 70 triệu người, sau đó bài báo cũng nhấn mạnh: “Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu và nhiều quốc gia khác đang lên án ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Đại Pháp”.

Bài báo viết: “Chân-Thiện-Nhẫn là nguyên lý cốt lõi của Pháp Luân Đại Pháp”, và rằng ông Lý Hồng Chí đã truyền xuất pháp môn này ra công chúng vào năm 1992 ở Trung Quốc: “Ông Lý Hồng Chí từng ba lần được đề cử giải Nobel Hòa bình. Pháp Luân Đại Pháp được giới thiệu ở Ấn Độ từ năm 2000, đầu tiên ở New Delhi”.

Marc Luburic, một người Úc, đang điều hành một công ty quản lý tài năng ở Mumbai, đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp bốn năm. “Tu luyện Pháp Luân Đại Pháp không chỉ là luyện các bài công pháp, mà chủ yếu là cần đề cao tâm tính”, anh nói.

Luburic nhớ lại thời gian trước khi anh tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, mỗi khi căng thẳng anh thường tiêm thuốc gây nghiện popping, hoặc uống rượu để giảm áp lực. Anh nói, trong vòng một tuần sau khi luyện các bài công pháp, anh không còn thèm rượu cũng như các chất khác nữa. Anh chia sẻ, tu luyện Pháp Luân Đại Pháp giúp anh khỏe mạnh và mọi bệnh tật của anh đã biến mất.

Bài báo cũng dẫn lời Chủ tịch Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp ở Ấn Độ, Suren Rao, một nhà văn tự do ở Kolkata: “Hướng nội là trọng điểm tu luyện của pháp môn. Không chỉ trích người khác, chúng ta cần liễu giải rằng sai lầm là ở bản thân chúng ta, thì chúng ta sẽ có khả năng giải quyết nó”.

Một số hình ảnh cho thấy đông đảo người dân ở Ấn Độ, ở mọi gia tầng đang tu luyện Pháp Luân Đại Pháp:

Học sinh Ấn Độ đang tập bài công pháp thứ 1 của Pháp Luân Công. (Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)
Cảnh sát Ấn Độ đang luyện bài công pháp số 5 của Pháp Luân Công. (Ảnh: Internet)

Theo minhhue.net