Thổ dân Peru có nguồn gốc từ triều nhà Thương của Trung Quốc?

08/01/15, 18:53 Chưa phân loại

Những điểm tương đồng trong nghệ thuật và hiện vật được tìm thấy ở Trung Quốc và Peru cổ đại khiến một số học giả đưa ra giả thuyết về mối liên hệ xa xưa giữa hai nền văn hóa.

Hiện nhà khoa học Trung Quốc sẽ cho tiến hành kiểm tra gen của những hài cốt người Trung Quốc và Peru cổ đại để xác định xem liệu cư dân của triều Thương có từng đến thăm Nam Mỹ hay không.

Khoảng năm 1046 trước Công Nguyên, Triều đại nhà Thương sụp đổ. Các học giả cho rằng người Trung Quốc cổ đại có thể đã tiếp xúc với người dân bản địa Châu Mỹ gần trong khoảng thời gian đó hoặc sớm hơn rất nhiều so với thời điểm người châu Âu phát hiện lục địa này vào năm 1492, hay khi người Viking đổ bộ vào miền bắc của Bắc Mỹ vào khoảng năm 1000.

Trong một bài viết trên El Comercio, các học giả Trung Quốc cho biết, mối liên hệ này rất đáng quan tâm vì người ta có thể có được hiểu biết về tầm ảnh hưởng, thậm chí cả những đặc trưng của Trung Quốc đối với các đường kẻ khổng lồ (geoglyph), gốm, cổ vật, thảm cổ đại và các sản phẩm may mặc của người Mochica, Nazca, Paracas và Inca cổ đại.

Bình Feline. Hình bên trái thuộc văn hóa Moche, năm 100-800, Peru. Hình bên phải thuộc thời Chiến Quốc, năm 481 – 221 TCN, Trung Quốc.

Những tạo vật dạng chim, rắn và mèo được tìm thấy trên các hiện vật từ thời nhà Thương, nền văn minh Tam Tinh Đôi của Trung Quốc cổ đại, và hiện vật tiền Inca.

Một bài viết trên GaleGroup.com cho biết, trong văn hóa Chavin của Peru “rất nhiều các hình ảnh thể hiện tín ngưỡng liên quan đến tạo vật với sự kết hợp các đặc tính của con người, mèo, chim và rắn; hầu hết chúng đều có răng nanh và trông như đang gầm gừ và dữ tợn”.

Feline với đuôi rắn đang giữ đầu người dưới chân của nó. Đồ gốm, văn hóa Moche, năm 100-700, từ Huaca de Tantalluc, Peru. (Ảnh Wikimedia Commons)

Một sinh vật trông giống như là sự kết hợp giữa rồng, phượng hoàng và rắn được tìm thấy trên đồ dùng bằng đồng thiếc của cư dân thời nhà Thương và Tam Tinh Đôi.

Một bài viết khác trên Peru This Week cho hay, “Người ta nói rằng khi triều đại nhà Thương sụp đổ, hoàng tử Ân cùng với quân đội của ông rời Trung Quốc và hướng về phía đông. Các chuyên gia Trung Quốc nhận định, đội quân này là khởi nguồn của nhiều nền văn hóa ở Châu Mỹ, bao gồm cả Chavin và Mochica của Peru”. Họ cũng nói thêm, thời gian kết thúc của triều đại nhà Thương trùng khớp với thời điểm khởi đầu nền văn minh Meso của Mỹ.

Các học giả khác cũng thừa nhận mối liên hệ giữa nền văn hóa cổ đại ở Trung Quốc và Nam Mỹ hiện nay. Wang Dayou và Song Baozhong đã nghiên cứu lĩnh vực này trong 20 năm, họ đặc biệt tập trung vào văn hóa Chavin. Năm 2006, hai người đến thăm Peru, Ecuador và Bolivia để hình dung “hành trình đi về phía Đông của hoàng tử Ân.”

Các chuyên gia Trung Quốc nhận định, một số dân tộc của Nam Mỹ xây dựng nền văn hóa dưới sự ảnh hưởng của Trung Quốc. Hiển nhiên, kết luận này có thể không được gười Mỹ bản địa chấp nhận. Những người bản địa này tự hào rằng tổ tiên của họ đến nơi đây từ thời tiền sử, phát triển một cách độc lập, hình thành, và gầy dựng nên văn hóa riêng rồi sau đó hình thành nên các nền văn minh.

Chậu Moche với hình vẽ rồng, tương tự như trong nghệ thuật Trung Quốc cổ đại, tại Bảo tàng Larco, Peru. (Ảnh genesispark.com)

Tuy nhiên, vài chuyên gia Trung Quốc vẫn khẳng định, nhóm cư dân tạo dựng nên nền văn hóa của Mexico và Peru là hậu duệ trực tiếp của triều đại nhà Thương, còn được gọi là triều đại Ân. El Comercio cho biết, giai đoạn cuối cùng của triều đại nhà Thương có thể trùng với thời kì đầu của nền văn hóa Chavin. Theo họ, nhân dân hai châu lục có thể đã có những mối liên hệ sâu sắc sau khi nhóm người nhà Thương đầu tiên đến Peru.

Nền văn minh nhà Thương rất tiên tiến. Theo Bách khoa toàn thư Britannica, người dân chủ yếu làm nông nghiệp. Người nhà Thương đã biết chơi nhạc cụ, làm ra phên liếp và trát bùn khi xây nhà. Họ cũng có thể làm ra đồ gốm cao cấp, gia công kim loại bằng đồng, khắc ngọc, xe ngựa, tác phẩm điêu khắc và hội họa, mai táng phức tạp, và chữ tượng hình, văn bản bằng chữ viết ghi ý và tín hiệu ngữ âm.

Nhà khoa học Trung Quốc Tang Jigen nói với El Comercio, “Lịch sử của văn bản ở Trung Quốc bắt đầu vào thời nhà Thương. Giáp cốt văn, văn tự trên xương cốt, là bằng chứng cho thấy đây là một trong những hệ thống văn tự lâu đời nhất trên thế giới”. Các văn tự khắc được tìm thấy trên xương động vật và mai rùa.

Nền văn hóa của Nam Mỹ cổ đại cũng phát triển theo cách tương tự, mặc dù bằng chứng về hệ thống văn bản chưa được tìm thấy hết.

Tang Jigen làm việc tại Học viện Khoa học Xã hội cho biết, tổ chức của ông sẽ tài trợ cho việc xét nghiệm gen tại các phòng thí nghiệm ở Hoa Kỳ hoặc Canada. Mối liên hệ giữa các dân tộc trên lục địa này và Trung Quốc chỉ có thể được xác lập rõ ràng thông qua xét nghiệm gen, Tang cho biết.

Iris, Hàn Mai – Theo Ancient Origins

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!