Đời sống tâm linh của người Mỹ bản địa hay thổ dân Bắc Mỹ là một hệ thống niềm tin phức tạp và thường bị hiểu lầm. Tuy nhiên, khi hiểu ra thì nó lại khá đơn giản và gần gũi, bởi nó chỉ đơn thuần là tình yêu và sự tôn trọng đối với Tạo hóa.
Nhiều người khi nghĩ về niềm tin của thổ dân Mỹ, họ nghĩ đến thần thoại và sự mê tín, những câu chuyện về kẻ lừa đảo, anh hùng, tạo hóa và những thứ đại loại như thế. Đúng là vô số thần thoại xuất hiện trong ngôn ngữ và văn hóa thổ dân Mỹ. Nó phong phú đến độ nếu có cho bạn một thư viện khổng lồ bạn cũng không thể chứa hết. Tuy nhiên, đời sống tâm linh của họ không chỉ bắt nguồn từ thần thoại.
Một hệ thống niềm tin đơn giản
Nói thế nhưng cũng không thể phủ nhận rằng sự tồn tại của “thần thoại” hoặc những “huyền thoại” gắn liền với đời sống tâm linh của người Mỹ bản địa. Đối với họ, đó không phải huyền thoại, bởi từ này dùng để diễn tả những điều không có thật. Trong khi đó, những giai thoại được kể đến hoàn toàn chân thật đơn giản bởi nó là những bài giảng dạy đạo đức và tâm linh được truyền thừa qua bao thế hệ.
Đời sống tâm linh của người Mỹ bản địa thường không được nhìn nhận như một tôn giáo, nhưng nó lại mang đậm tính chất của một tôn giáo với những tín ngưỡng khác nhau tương ứng với mỗi bộ tộc hay vùng miền. Tương tự như Thiên Chúa giáo, có nhiều nhánh khác nhau với các giáo lý khác nhau.
“Tín ngưỡng của chúng tôi là truyền thống tổ tiên, [là] giấc mơ của người xưa, được Thần vĩ đại ban tặng, và điều mà các vị tù trưởng chúng tôi nhìn thấy và sẽ được khắc ghi trong tim mỗi người dân chúng tôi”, Seth, tù trưởng Seattle, 1786 – 1866, khi ông nói về tôn giáo trong bài phát biểu nổi tiếng của mình
Đấng Tối Cao
Tất cả các bộ lạc đều tin vào một Đấng Tối Cao với những tên gọi khác nhau tùy thuộc vào đặc trưng văn hóa: Đấng Sáng thế, Wakan Tanan, The Great Spirit, The Great Mystery, The One, Grandfather, và nhiều tên khác. Tất cả các tên đều có ý nghĩa giống nhau – Đấng Tối cao hoặc Sáng Thế chủ của muôn loài.
Tín ngưỡng tinh thần
Tuy nhiên, chúng ta lại không có một tôn giáo nào có tên gọi là “Thổ dân Mỹ”. Tín ngưỡng của họ là văn hóa được kế thừa từ truyền thống và phong tục rất đặc trưng. Không phải tất cả các bộ tộc đều có chung một ngôn ngữ, vậy nên tín ngưỡng hầu hết các bộ tộc đều có nét riêng biệt.
Tin Lành, Tân giáo, Lu-ti, Công giáo, Do Thái giáo, v.v.., tất cả đều tin vào Thiên Chúa, nhưng không phải tất cả đều có niềm tin giống hệt nhau, và tín ngưỡng của thổ dân Mỹ cũng vậy.
Nhiều người Mỹ bản địa đi theo đạo Thiên Chúa nhưng vẫn giữ lại niềm tin và truyền thống bộ lạc riêng của họ. Rất lâu trước khi Thiên Chúa giáo được truyền đến, hầu hết các bộ lạc đều có một niềm tin truyền thống và phiên bản riêng về câu chuyện đại hồng thủy.
Họ cũng có những sinh vật siêu nhiên thiện và ác, giống như Thiên Chúa giáo có Thần và ma quỷ.
Tương tự như thiên đàng và địa ngục, người Mỹ bản địa tin rằng có một nơi tốt đẹp mà linh hồn sẽ đến sau khi chết, đó miền đất của Tổ Tiên hoặc quay trở về với Đấng Tạo Hóa, vì cuộc sống tốt đẹp họ nơi họ cai quản; hoặc nơi xấu mà linh hồn phải lang thang trong đau khổ và dằn vặt vì những việc làm xấu và trái tim độc ác.
Mối liên kết với thiên nhiên
Từ buổi sơ khai, họ đã liên hệ với Thần linh Vĩ đại thông qua thiên nhiên. Các niềm tin tôn giáo truyền thống không phải bắt nguồn từ nhà thờ hoặc sách vở mà là từ Tạo hóa, từ Thiên nhiên hoặc Mẹ Trái đất.
Thiên nhiên đã dạy họ về triết lý và cách thức mà Đấng Tạo Hóa muốn họ nắm bắt. Họ sống hòa hợp và cân bằng với Mẹ Trái đất và Tạo hóa. Qua cách họ chăm sóc Thiên Nhiên, người ta nhận ra sự tôn trọng sâu sắc đối với Mẹ Trái đất, nơi có liên hệ với Đấng Tạo Hóa. Họ không bao giờ xúc phạm hoặc phá hoại thiên nhiên. Đơn cử như việc nếu như họ cần phải thu lượm các loại thảo mộc, ví như cây xô thơm chẳng hạn, thì họ chỉ lấy đủ những gì họ cần và không bao giờ hái lượm từ cây Tổ tiên, vốn ban phát sự sống cho muôn loài.
Khi họ cầu nguyện, họ cầu khẩn Đấng Tạo Hóa và Gió Bốn Phương với sự thành kính và lòng biết ơn. Họ cầu xin được soi đường chỉ lối, được ban phát trí tuệ và sự che chở. Họ cầu xin phúc lành cho những người thân yêu và bộ tộc hoặc gia tộc của họ. Họ cầu xin được chữa lành bệnh thân thể, tâm trí và linh hồn. Đó là điều họ đã học được không chỉ từ thiên nhiên và Tạo Hóa, mà còn từ sự giúp đỡ của những lãnh tụ tinh thần. Điều này hiện diện trong tất cả các tôn giáo trên thế giới.
Tất cả các tầng lớp xã hội và các nền văn hóa, đều có những nhà lãnh đạo thiên bẩm, những người được gọi là nhà thông thái, họ là những lãnh tụ tinh thần. Thổ dân Mỹ xem họ là thủ lĩnh và một số nơi gọi họ là Pháp sư. Một số nhà lãnh đạo tinh thần vĩ đại nhất trong lịch sử [quá khứ hoặc hiện nay] là thổ dân Mỹ. Hầu hết, nếu không muốn nói là tất cả, các nhà lãnh đạo này đã nhận được những món quà thiêng liêng và thần thánh khi tận mắt chứng kiến những điều huyền diệu, sau khi trải qua căn bệnh nghiêm trọng hoặc trải nghiệm cận tử.
Các nhà lãnh đạo tinh thần Nicholas Black Elk, 1863 – 1950
Black Elk (Hehaka Sapa), một Lakota của ban nhạc Oglala, được coi là một trong những nhà lãnh đạo tinh thần vĩ đại nhất thế kỷ XX.
Lúc 9 tuổi, một căn bệnh đã tấn công ông làm ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Chân và cánh tay của ông bị yếu đi, sau đó bắt đầu sưng và trở nên vô dụng. Mặt ông cũng sưng tấy, rồi ông đã được đặt vào giường trong chiếc lều của cha mẹ mình, dường như không thể sống được nữa.
Cậu bé Nicholas khi ấy rơi vào tình trạng hôn mê. Cha mẹ đưa cậu một ông thầy thuốc và chỉ biết cầu nguyện cho con trai.
Trong cơn hôn mê này, khi tưởng chừng như đã chết, Black Elk đã nhìn thấy được nhiều điều kỳ diệu, cậu được 6 vị Thần từ vùng đất tổ tiên chỉ dạy cách thức giúp đỡ người dân của mình, dạy họ cách cầu nguyện, nắm bắt mọi điều liên quan đến vấn đề tâm linh thần thánh.
Cậu bé ốm nặng trong 12 ngày và khi thức dậy thì cậu đã khỏi bệnh, và điều này đã được xác nhận bởi Whirlwind Chaser, vị thầy thuốc, người đã cầu nguyện và chữa bệnh cho cậu. Black Elk ấy giờ đây đang ngồi trong tư thế trang nghiêm và có những hiểu biết thần thánh trong đôi mắt và tâm hồn.
Black Elk đã trở thành một nhà lãnh đạo tinh thần đáng kính, hoặc Wichasha Wakan (Người đàn ông thần thánh), của người dân mình.
“Hỡi Đấng Tối Cao, vị Thần Vĩ Đại, Ngài luôn luôn tồn tại, và trước Ngài thì không có một ai cả, không ai cả. Không có bất cứ ai khác để cầu nguyện, ngoài Ngài. Chính Ngài, mọi thứ mà Ngài quan sát, vạn sự vạn vật là do Ngài sáng tạo nên”, Nicholas Black Elk, 1863 – 1950.
Theo Phyllis Doyle/Hubpage