“Nhà trường là nơi rèn luyện con người, hoàn chỉnh những nét nhân cách cần thiết,… nhưng ở những trường đó, một phần có thể giáo viên ít quan tâm đến chuyện giáo dục hành vi nên mới xảy ra những hiện tượng “cực thoáng” như thế” – GS.TS Phạm Tất Dong – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký hội Khuyến học Việt Nam đánh giá.
“Bởi nhà trường không phải là môi trường đồng nhất với môi trường xã hội, học sinh dễ tiếp thu nhiều từ ngoài xã hội nên nếu nhà trường không có những quy định giáo dục văn hóa cụ thể thì việc trẻ em có những hành vi không đúng thể hiện khi còn ngồi trên ghế nhà trường là chuyện bình thường. Đây cũng là lỗi cơ bản về các hành vi văn hóa” – GS.TS Phạm Tất Dong đã chia sẻ với phóng viên báo Lao Động về hiện tượng “cực thoáng” của học sinh cấp 3 xảy ra trong thời gian qua.
Thưa GS.TS Phạm Tất Dong, ông đánh giá thế nào về những trào lưu “quá thoáng” của học sinh cấp 3 vừa rộ lên trong thời gian vừa qua? Hiện tượng đó có phản ánh số đông học sinh cấp 3 ở các Thành phố lớn hay chỉ mang tính cá biệt? Trẻ em có nhiều hiện tượng văn hóa kém là do bắt chước người lớn, mà bắt chước những cái không lành mạnh; đối với học sinh, hôn theo kiểu tình bạn thì không sao, nhưng hôn kiểu tình tứ thì không thể chấp nhận được mà nhất là ngay trong sân trường, ngay cả việc vận bikini chụp ảnh, cái đó thuộc về mặt giáo dục hành vi văn hóa còn yếu. Tất cả những thứ nhà trường làm không chặt chắc chắn sẽ phát sinh. Theo tôi, hiện tượng này cũng không phải là nhiều, nhưng ra đường bắt gặp cũng không ít, nếu giáo dục không cẩn thận sẽ rất dễ trở thành hiện tượng phổ biến. Theo ông, nguyên nhân chủ yếu là do đâu? Lối sống đang có vấn đề, nhưng vấn đề là từ người lớn, phim ảnh,… Đây là tác nhân tác động trực tiếp đến trẻ em bây giờ.họ tiếp thu những cái không có chọn lọc, do thiếu quy định về hành vi văn hóa nên không giải thích cho trẻ hiểu sâu rằng cái gì là cần thiết. Lỗi cơ bản là các hành vi văn hóa không được quy định chặt chẽ trong nhà trường; học sinh dễ dàng tiếp thu những thứ bên ngoài xã hội,… rồi thể hiện ngay trong nhà trường. Bởi đây là nơi rèn luyện con người, hoàn chỉnh những nét nhân cách cần thiết,… và không đồng nhất với môi trường xã hội, nên nếu nhà trường không có những quy định cụ thể về hành vi văn hóa thì xảy ra những hiện tượng “quá thoáng” của các học sinh cấp 3 là chuyện thường tình. Mình nghĩ ở những trường đó, một phần giáo viên cũng ít quan tâm đến chuyện giáo dục hành vi nên mới xảy ra những hiện tượng như thế.
Những hiện tượng đó có cho thấy sự chuyển dịch về lối sống, đạo đức của giới trẻ? Trước hết, xã hội cần mẫu mực thì trẻ em mới có thể mẫu mực, trẻ em có những hành vi ăn mặc hở hang, hôn hít nhau,… là từ những người nổi danh như các hoa hậu, ca sĩ, thần tượng,… Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến chuyện quan hệ tình dục trước hôn nhân ở trẻ em, đặc biệt là nạn nạo phá thai ngày một tăng. Trong xã hội hiện đại, những quan hệ và những hành vi văn hóa ngày càng khác, nhưng phải khác một cách văn hóa. Xây dựng một lối sống lành mạnh là phải xây dựng một nhân liên quan cho đúng, tiếp thu đầy đủ các mặt văn hóa, như văn hóa đời sống, lao động, học tập, giao tiếp,… Là một chuyên gia giáo dục, theo ông nên có những giải pháp gì để hạn chế những hiện tượng “không đẹp mắt” này? Trước hết, Nhà nước phải làm cho xã hội có một tôn ti trật tự, không thể đòi hỏi nhà trường mà trong xã hội không có trật tự. Những người làm cha mẹ phải trở thành những người công dân tốt, hiểu được các quy định của xã hội, có ý thức công dân,… từ đó, các hành vi văn hóa trong con cái sẽ được hình thành chuẩn mực. Đối với các nhà trường, Bộ Giáo dục nên có những quy định cụ thể về hành vi văn hóa trong trường học, như hành vi giao tiếp, ứng xử, vui đùa, ăn mặc,… đến các hình thức kỷ luật nghiêm khắc. Ngoài ra, cũng cần thay đổi từ chính đội ngũ giáo viên, chú trọng đào tạo đội ngũ giáo viên từ trong môi trường sư phạm là những người mô phạm chuẩn mực. |
Theo Lao Động