Tinh Hoa

Thêm 425 ca Covid-19; biến chủng Delta đang bùng phát ở Việt Nam bị nghi là vũ khí sinh học của Trung Quốc

Bộ Y tế sáng 9/7 công bố thêm 425 ca mắc Covid-19 mới, nâng tổng số ca bệnh trên cả nước lên 24.810 ca; thực hiện Chỉ thị 16, TP.HCM tạm dừng các dịch vụ ăn uống mang về, xe công nghệ trong 15 ngày; theo một chuyên gia nghiên cứu về ĐCSTQ thì có khả năng biến chủng Delta vừa càn quét Ấn Độ và đang bùng phát ở Việt Nam là một loại vũ khí sinh học từ Trung Quốc.

Thêm 425 ca Covid-19, Việt Nam sắp chạm mốc 25.000 ca bệnh. (Ảnh qua RFI)

Thêm 425 ca Covid-19; TP.HCM tạm dừng các dịch vụ ăn uống mang về, xe công nghệ trong 15 ngày

Theo Vnexpress, 425 ca mới được ghi nhận từ số 24386-24810. Trong đó, 423 ca ghi nhận tại TP.HCM (350), Long An (37), Đồng Nai (15), Phú Yên (6), An Giang (5), Khánh Hòa (4), Bắc Ninh (3), Vĩnh Phúc (1), Gia Lai (1), Bạc Liêu (1). Trong số này, 377 ca được phát hiện ở khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa.

425 ca nhiễm mới nâng tổng số ca bệnh tại TP.HCM lên 9.416 ca, Bắc Ninh 1.639 ca, Phú Yên 345 ca, Long An 274 ca, Đồng Nai 105 ca, Khánh Hòa 104 ca, Vĩnh Phúc 98 ca, An Giang 62 ca, Gia Lai 8 ca, Bạc Liêu 7 ca.

Tổng số ca nhiễm cộng đồng từ ngày 27/4 đến nay lên 21.289, ghi nhận ở 57 tỉnh thành.

Dưới đây là thông tin về các ca nhiễm mới:

Tại Phú Yên

Ca bệnh 24386-24391 là các trường hợp F1 trong khu cách ly, khu vực đã được phong tỏa.

Tại Vĩnh Phúc

Ca bệnh 24392 nữ, 35 tuổi, địa chỉ tại huyện Yên Lạc, có tiền sử đi về từ TP.HCM, đã được cách ly, hiện đang điều trị tại Bệnh viện dã chiến Vĩnh Phúc.

Tại Gia Lai

Ca bệnh 24393 nam, 19 tuổi, địa chỉ tại huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai; có tiền sử đi về từ TP.HCM, đã chủ động khai báo y tế.

Tại Khánh Hòa

Ca bệnh 24394-24397 gồm 3 ca liên quan đến BN 17725; 1 ca đang điều tra dịch tễ, được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới tỉnh Khánh Hòa.

Tại Bắc Ninh

Ca bệnh 24398-24400 có tiền sử đi về từ TP.HCM, Hà Nội.

Tại An Giang

Ca bệnh 24401-24405, 24407 gồm 4 ca là các trường hợp F1; 1 ca có tiền sử đi về từ TP.HCM.

Tại Đồng Nai

Ca bệnh 24408-24422 gồm 13 ca là các trường hợp F1; 2 ca đang điều tra dịch tễ.

Tại Long An

Ca bệnh 24423-24459 gồm 16 ca là các trường hợp trong khu cách ly, khu vực đã được phong tỏa; 21 ca có tiền sử đi về TP.HCM.

Tại TP.HCM

Ca bệnh 24460-24809 gồm 307 ca là các trường hợp trong khu cách ly, khu vực đã được phong tỏa; 43 ca đang điều tra dịch tễ.

Theo báo Người Lao Động, thực hiện Chỉ thị 16, người dân TP.HCM được yêu cầu ở nhà, chỉ ra ngoài khi thật sự cần thiết; tạm dừng hoạt động bán vé số; tạm dừng các dịch vụ ăn uống mang về trong vòng 15 ngày kể từ 0h ngày 9/7; dừng hoạt động xe công nghệ…

Tại Bạc Liêu

Ca 24810 nam, 28 tuổi, địa chỉ tại huyện Phước Long, liên quan đến chợ Bình Điền, TP HCM, đã được cách ly, kết quả xét nghiệm ngày 8/7 dương tính.

2 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh

Ca bệnh 22406 được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại tỉnh An Giang, nữ, 34 tuổi, địa chỉ huyện An Phú. Ngày 30/5, bệnh nhân từ nước ngoài nhập cảnh, có kết quả xét nghiệm ngày 7/7 dương tính nCoV.

Ca bệnh 24401 được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại tỉnh Thái Bình, nữ, 43 tuổi, địa chỉ quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Ngày 19/6, bệnh nhân từ Pháp nhập cảnh trên chuyến bay VN18, kết quả xét nghiệm ngày 8/7 dương tính nCoV, hiện đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình.

Biến chủng Delta đang bùng phát ở Việt Nam bị nghi ngờ là vũ khí sinh học của Trung Quốc

Trong cuộc phỏng vấn với chương trình “Các nhà lãnh đạo tư tưởng Mỹ” của The Epoch Times, bà Cleo Paskal là một chuyên gia về Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đặc biệt là chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của ĐCSTQ cho biết, ở Ấn Độ, có rất nhiều cuộc thảo luận về việc liệu việc bùng phát Covid-19 gần đây có phải là một cuộc tấn công có chủ đích của Trung Quốc hay không.

Rất nhiều người Ấn Độ nghi ngờ rằng Trung Quốc đang làm mọi thứ có thể, kể cả việc dùng Covid-19 làm một loại vũ khí sinh học, tạo ra làn sóng dịch bệnh thứ 2 tại Ấn Độ để làm suy yếu quốc gia này.

Nhận định về sự nghi ngờ trên, chuyên gia Paskal cũng không loại trừ khả năng ĐCSTQ đã can thiệp để khiến biến chủng Delta bùng phát ở Ấn Độ. Bà cho biết, Ấn Độ từng ứng phó khá tốt với đợt bùng phát Covid-19 đầu tiên vào mùa thu năm 2020. Nhưng khi biến chủng Delta xuất hiện từ tháng 4/2021, quốc gia này hoàn toàn “vỡ trận”. Đỉnh điểm mỗi ngày Ấn Độ có hàng trăm ngàn ca nhiễm mới. Tới nay đã có hơn 30 triệu người Ấn Độ nhiễm Covid-19, với hơn 400.000 người tử vong.

“Cách thức làn sóng thứ 2 xảy ra là không bình thường. Nó tấn công thủ đô tài chính Mumbai; thủ đô chính trị Delhi; và thủ đô công nghệ Bangalore; trong khi có rất ít sự lây lan trung gian. Vì vậy, giống như với virus gốc, nó cần được điều tra. Điều này cần được giải thích.

Tôi không biết lời giải thích là gì; nhưng nếu bạn là một quốc gia đang phải hứng chịu hậu quả của những thứ mà bạn biết là có liên quan tới ĐCSTQ nhằm phá hoại quốc gia của bạn, thì bạn sẽ thấy rất đáng ngờ”, chuyên gia Paskal nói.

Trung Quốc lợi dụng dịch Covid-19 để bành trướng lãnh thổ

Giới quan sát nhận định chính quyền Trung Quốc đang lợi dụng việc các nước bận ứng phó với Covid-19 để thúc đẩy tham vọng chủ quyền ở Biển Đông và các khu vực chiến lược khác.

“Khi Trung Quốc nghĩ rằng tất cả các nước đều bị suy yếu vì Covid-19, thì họ trở nên cực kỳ hung hăng trong khu vực. Họ đã xông vào Biển Đông, nhưng đặc biệt là ở dãy Himalaya”, chuyên gia Paskal nhận định và đề cập đến việc Trung Quốc đã tấn công vào quân đội Ấn Độ trên dãy Himalaya. Trong khi đó, ở Ấn Độ đang vật lộn với Covid-19 và thiệt hại kinh tế từ các biện pháp phong tỏa, giãn cách xã hội.

Biến chủng Delta đang bùng phát ở Việt Nam

Các chuyên gia y tế cho biết đợt bùng phát Covid-19 hiện nay tại Việt Nam là do biến chủng Delta, chính là loại biến chủng xuất hiện đầu tiên ở Ấn Độ. Các chuyên gia nhận định Việt Nam đã làm khá tốt trước khi gặp phải biến chủng Delta.

“Nếu ngay cả Việt Nam, quốc gia kiên cường chống lại Covid-19, giờ cũng đang phải chịu đựng áp lực từ biến chủng Delta, thì đó là một dấu hiệu cho thấy thế giới có thể không còn nhiều thời gian như thế nữa”,ông Dylan Morris, một nhà sinh học tiến hóa tại Đại học California, Los Angeles, Mỹ nói với The Atlantic.

Vũ Tuấn (t/h)