Thông tấn xã Trung ương (CNA) đã dẫn bài viết vào ngày 6/4 của Melanie Phillips – tác giả chuyên mục trên “The Times” nói rằng, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) che giấu nguồn gốc của virus, khiến dịch bệnh mất kiểm soát, bây giờ lớp ngụy trang của ĐCSTQ đã bị nhìn thấu, phương Tây không thể lại phớt lờ những hành vi xấu xa đó được nữa.
Melanie Phillips cho biết, trong báo cáo của Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Anh vào ngày 5/4, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Tom Tugendhat nói rằng, ĐCSTQ “thao khống những thông tin quan trọng của virus để giữ hình ảnh của chính quyền”.
Phillips nói, tờ “South China Morning Post” đưa tin, Trung Quốc sớm đã biết ca nhiễm đầu tiên xuất hiện ở Hồ Bắc vào giữa tháng 11/2019, sau đó đều có ca nhiễm mới mỗi ngày. Đến cuối tháng 12/2019, một số bác sĩ lo lắng rằng đây có thể là một loại virus lây nhiễm mới nguy hiểm, nhưng ĐCSTQ đã chọn cách che giấu thông tin.
Phillips biểu thị: “Mặc dù vậy, ĐCSTQ hiện đang tặng vật tư y tế ở khắp mọi nơi, đóng vai đấng cứu thế nhân đạo. Vương quốc Anh cũng nhập khẩu bình oxy và thuốc thử virus từ Trung Quốc, nhưng có thể dùng được sao?”.
Nhiều quốc gia đang phàn nàn về chất lượng kém của vật tư Trung Quốc. Hà Lan đã thu hồi hàng trăm ngàn khẩu trang không đạt tiêu chuẩn của Trung Quốc. Tây Ban Nha phát hiện các thuốc thử sàng lọc được mua từ Trung Quốc chỉ có độ chính xác 30%. Cộng hòa Séc đã nhập 300.000 bộ thuốc thử từ Trung Quốc, cũng phát hiện có tới 80% thuốc thử không thể sử dụng được. Phản ứng đầu tiên của ĐCSTQ là nói rằng các quốc gia sử dụng sai cách, nói rằng vấn đề bị “chính trị hóa”, sau đó mới bắt đầu giám sát chất lượng vật tư.
Phillips cũng nói: “ĐCSTQ không chỉ bất tài, mà còn là một kẻ vu khống độc hại”. ĐCSTQ bôi nhọ quân đội Hoa Kỳ mang virus vào Vũ Hán, tờ “Tân Hoa xã” đe dọa sẽ kiểm soát việc xuất khẩu các sản phẩm y tế sang Hoa Kỳ, để Hoa Kỳ “rơi vào trong đại dương mênh mông của virus Corona mới (virus Vũ Hán)”, sau đó là trục xuất phóng viên từ ba tờ báo của Mỹ.
Bà nói rằng, trước cuộc khủng hoảng, chính phủ Anh vẫn luôn cho rằng mọi mối đe dọa từ ĐCSTQ đến thế giới phương Tây đều nằm trong tầm kiểm soát, vì vậy cho phép Huawei tập trung xây dựng 5G ở Anh. Quyết định này bị phản đối mạnh mẽ bởi các nghị sĩ Hoa Kỳ, Úc và một số nghị sĩ Anh, cho rằng nó sẽ gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia của Vương quốc Anh, bởi Huawei được nhà nước kiểm soát, sẽ đưa thiết bị giám sát của Trung Quốc vào hệ thống truyền tin toàn cầu.
Phillips biểu thị, nhưng chính phủ Anh cảm thấy rằng những nghi ngờ có thể được giải quyết, thậm chí còn nhớ lại ý tưởng đắc ý từ nhiều năm trước. Cựu chuyên gia tài chính George Osborne đã nói vào năm 2015 rằng, ông hy vọng Vương quốc Anh sẽ “trở thành đối tác tốt nhất của Trung Quốc ở phương Tây”.
Lúc đó vẫn luôn cho rằng, mặc dù nội bộ Trung Quốc cực quyền, thiếu dân chủ, nhưng những điều này có thể bị bỏ qua vì Trung Quốc không có ý định công kích. Các quốc gia phương Tây có thể chuyển hóa ĐCSTQ thành một phần tử trên sàn diễn quốc tế bằng cách làm ăn với Trung Quốc.
Phillips biểu thị, ngay cả khi suy luận này là chính xác, nó cũng sẽ không còn đúng sau khi Tổng Bí thư ĐCSTQ Tập Cận Bình nhậm chức. Mục tiêu của Tập Cận Bình là biến ĐCSTQ thành một cường quốc thế giới, thương mại chỉ là phương tiện để đạt được mục tiêu này.
Như Tugendhat đã nói: “ĐCSTQ quyết tâm xây dựng một thế giới mới, tự xưng vương”. “Một vành đai, Một con đường” không phải là để thiết lập các đối tác thương mại, mà là để xây dựng một nhà nước chư hầu.
Bà nói rằng, vì sao thế giới phương Tây lại nhắm mắt làm ngơ, theo lời giải thích của Tugendhat, bởi vì Vương quốc Anh và các nước phương Tây luôn chú ý các vấn đề khác, như Liên minh châu Âu, Hồi giáo và Afghanistan, do đó nền kinh tế phương Tây ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc.
Hiện tại, một nửa số xe hơi trên thế giới, 80% máy tính và 90% điện thoại di động được sản xuất tại Trung Quốc. Trước khi virus ĐCSTQ (virus Vũ Hán) bùng phát, thâm hụt thương mại của Anh với Trung Quốc đã lên tới 22 tỷ bảng.
Phillips nói rằng, sau khi nhìn rõ thực tế, các nghị sĩ của Quốc hội Anh đã yêu cầu chính phủ kiểm tra mối quan hệ Anh – Trung, thành viên nội các cũng yêu cầu chính phủ xem lại việc hợp tác với Huawei. Một nguồn tin chính phủ cho biết: “Sau dịch bệnh phải làm lại từ đầu, xem xét lại chỉ là một cách nói bảo thủ”.
Bà cho biết, sau cuộc khủng hoảng, liệu chính phủ Anh sẽ quyết định tự cấp tự túc, ngừng dựa vào Trung Quốc hay nghĩ rằng thách thức này quá lớn, quyết định chọn con đường lợi nhuận ngắn hạn như trước kia mà không chống cự, hiện tại vẫn chưa thể biết được, nhưng rõ ràng lớp ngụy trang của ĐCSTQ đã bị nhìn thấu.
Minh Huy (Theo NTDTV)