Bạn cho rằng thả đèn trời là đang cầu phúc? Thực ra là bạn đang “tạo nghiệp”, hãy cùng chúng tôi phân tích 3 điểm sau đây.
Tết nguyên tiêu vừa qua, một số khu vực ở các nước châu Á đã tổ chức hoạt động thả đèn trời, người tham gia hy vọng có thể cầu cho một năm mới bình an, thuận lợi.
Tuy nhiên bạn biết không, thực sự thả đèn trời không biến ước mong của bạn thành sự thật. Thả đèn trời cũng không lãng mạn, mà chỉ sau vài phút trôi qua, đèn trời sẽ trở thành rác thải rơi xuống.
Hơn nữa, đèn trời còn có thể gây ra tác hại mà bạn không hề nghĩ ngợi tới, thậm chí trở thành “nghiệp chướng” cho bạn …
1. Thả đèn trời tạo ra hàng ngàn tấn rác
Quan sát các vùng núi gần khu vực thả đèn trời, người ta thấy rất nhiều điểm trắng, chúng chính là rác thải sau lễ cầu nguyện.
Sau khi tắt đi, đèn trời sẽ trở thành rác. Tại Đài Loan, sau lễ hội hoa đăng năm 2013, cục bảo vệ môi trường thành phố Tân Bắc, ước tính đã xuất hiện 64 tấn rác thải.
2. “Ước nguyện” lại là ác mộng của dân địa phương
Đèn trời cháy hết sẽ rơi xuống đất và trở thành rác thải không phân hủy được. Còn khi không cháy hết, chúng có thể gây mất mỹ quan, nghiêm trọng hơn là gây ra hỏa hoạn, sự cố tai nạn nếu vướng trên nóc nhà, cây cối …
Như vậy, thả đèn trời có thể gây ra hoả hoạn, tai nạn giao thông, phá hủy tài sản, đe dọa tính mạng người dân địa phương, khiến họ bức xúc và ai oán.
3. “Ước nguyện” lại là gây hại cho môi trường
Năm 2011, sau ngày tết nguyên tiêu, công viên Quan Độ của Đài Loan cũng tràn đầy “xác” đèn trời, ngay cả khu chăm sóc trung tâm cũng không ngoại lệ, nhân viên công tác phải mất cả ngày để dọn dẹp. Một con chim cú lợn châu Úc, loài vật gần như đang bị tuyệt chủng, không may vướng vào một chiếc đèn trời mà chết.
Cũng có không ít động vật hoang dã chết vì bị đèn trời quấn chặt, hoặc tưởng nhầm là thực phẩm rồi ăn vào.
Thả đèn trời là phong tục truyền thống, nhưng… vào thời xưa đèn trời vừa bảo vệ môi trường lại an toàn.
Một cư dân mạng tên Tsuyoshi Kusa E nói: “Đèn trời ngày xưa dùng trúc được gọt mảnh làm khung, giấy nhẹ mỏng làm lớp bọc bên ngoài, kích thước không quá 30 cm, trước khi thả còn phải giội dầu hoả lên, để bảo đảm cái đèn cháy hết trên không trung”.
Còn đèn trời hiện nay được làm từ dây kẽm và nilon, lại lớn, cháy không hết, rơi xuống đất cũng sẽ không tự phân hủy, vừa nguy hiểm lại không bảo vệ môi trường.
Tại Mỹ, việc “thả đèn trời” là tội nặng cấp 3
Tại Mỹ việc “thả đèn trời” là tội nặng cấp độ 3, có thể sẽ lĩnh án tù. Blas Field ở bang Florida không chú ý tuột tay để một quả khí cầu hình trái tim bay lên không trung. Dù vô ý nhưng đây là hành vi trái với luật chống ô nhiễm nước và không khí nên Field bị đưa ra tòa, lúc đó thời hạn thi hành án thấp nhất của loại tội này là 1 năm tù giam.
Vậy nên, trước khi thả đèn trời, bạn nên suy nghĩ lại xem việc này sẽ phá hủy môi trường và sinh thái như thế nào.
Vì để cầu may mắn cho bản thân, bạn lại sẵn sàng phá hủy môi trường sinh thái, gây hỏa hoạn và cái chết thương tâm. Lẽ nào Thần Phật lại mỉm cười “hài lòng” trước những tai nạn này và cho bạn đạt lời nguyện ước? Liệu bạn không phải trả giá cho việc làm mang họa đến cho người khác?
Cuối cùng, thả đèn trời thật sự không phải là đang cầu phúc, biến ước nguyện thành sự thật; suy nghĩ cẩn thận lại bạn sẽ thấy thả đèn trời sẽ tạo thành nghiệp chướng, chỉ e hậu quả về sau.
Iris, dịch từ cmoney.tw