Tinh Hoa

Tăng năng suất làm việc với phong cách thơ 3 dòng 17 âm tiết của Nhật Bản

Haiku là một phong cách thơ rất độc đáo của Nhật Bản, chỉ với 3 dòng 17 âm tiết nhưng nó lại có thể giúp bạn mở ra cánh cửa thần kì để có thể chạm vào những điều tính túy nhất của cuộc sống, qua đó gia tăng năng suất làm việc.

Đôi khi để thực sự có thể làm được những việc mà mình muốn làm nhất, chúng ta cần phải có sự ràng buộc.

Đó cũng là cảm nhận của Leo Babauta về thể thơ Haiku Nhật Bản, anh là tác giả của 6 cuốn sách; nhà văn viết về thói quen thiền định, chủ sở hữu một blog với hơn 2 triệu người theo dõi; và là nhà sáng lập một số chương trình trực tuyến giúp bạn kiểm soát tốt thói quen của mình:

10 năm trước tôi từng viết về “Năng suất Haiku” và làm thế nào để chúng ta có thể đơn giản, ưu tiên và tập trung vào vấn đề để đột phá các giới hạn và giúp công việc vận hành được hiệu quả hơn.

Ý tưởng này của tôi xuất phát từ những bài thơ Haiku của người Nhật, đây là thể loại thơ chỉ được có 3 dòng và 17 âm tiết. Một luật thơ không tưởng, thế nhưng những bài thơ này lại thường rất tràn đầy năng lượng.

Điều quan trọng nhất trong thể thơ này đó là nhà thơ buộc phải chọn lọc, đơn giản hóa và nhấn mạnh vào thông điệp mà mình muốn đưa ra. Sự ước chế này thực sự là điều có tác động rất lớn, bởi vì bạn phải tuân thủ luật chơi, bạn cần hiểu rằng mọi thứ là có giới hạn, từng câu chữ đều quan trọng và lời thơ không hề bị dư thừa.

Trong những năm qua, tôi đã quên mất việc ngâm cứu sâu hơn đạo lý này, nhưng rồi tôi cũng đã nhớ lại: Khi bạn ở trong một chiếc hộp không giới hạn, bạn sẽ chỉ cố lấp đầy nó bằng mọi cách. Nhưng khi bạn bị ước chế, bạn sẽ phải cẩn thận hơn, biết xem trọng khoảng không gian mà mình đang có và khám phá những điều quan trọng một cách sâu sắc hơn.

Điều này có thể áp dụng cho mọi lĩnh vực của cuộc sống:

Vẫn còn rất nhiều điều khác tôi muốn chia sẻ, nhưng điều quan trọng nhất mà tôi muốn nói đó là là sức mạnh của sự giới hạn trong việc tăng cường tính tập trung vào những công việc có ý nghĩa mà bạn đang rất  muốn làm – nó có thể là sáng tạo nghệ thuật, mở doanh nghiệp mới, tạo ra hạnh phúc cho đội ngũ hoặc khách hàng của bạn, hoặc làm một việc gì đó ý nghĩa trong cuộc sống của mỗi chúng ta.

Giới hạn và tập trung: Những gì tôi đã học

Tôi không lãng phí nhiều thời gian vào các việc lặt vặt, và khi tôi cần phải viết gì đó, tôi sẽ viết ngay không một chút chần chừ. Tôi biết thời gian của tôi là có giớ hạn, và tôi biết tầm quan trọng của việc sử dụng thời gian hạn chế đó một cách khôn ngoan.

Đây là lợi ích từ Haiku, sức mạnh của những ràng buộc. Chúng ta thường có xu hướng chống lại sự ràng buộc, tuy nhiên nó lại có rất có ích đối với công việc của chúng ta.

Tự giới hạn bản thân đối với một thói quen không tốt, và bạn sẽ tập trung hơn vào việc thay đổi thói quen đó, nhiều khả năng bạn sẽ nhanh chóng thành công. Giới hạn bản thân với một dự án quan trọng trong một khoảng thời gian, bạn sẽ tập trung hơn và làm tốt dự án đó. Dưới đây là một gợi ý để bạn có thể thử thực hành công việc dưới sự ràng buộc:

Hãy chọn một nhiệm vụ nào đó mà bạn chuẩn bị làm ngay lúc này. Đặt cho nó một thời hạn hoàn thành khó khăn một chút, có thể hứa hẹn thời điểm hoàn thành với sếp hoặc đối tác của bạn, nhờ đó bạn sẽ không thể trì hoãn công việc của mình. Thời gian là có hạn và bạn cần phải hoàn thành gấp công việc của mình.

Sau khi xong việc bạn hãy đánh giá sự thay đổi về độ tập trung của bạn. Hãy nhìn xem liệu bạn có đã lãng phí ít thời gian và ít xao nhãng hơn không. Liệu bạn có biết quý trọng thời gian hay không?

Đây là sức mạnh của sự ước chế, và đừng chần chờ áp dụng nó vào một vài lĩnh vực trong cuộc sống của bạn trong tháng tiếp theo.

>>> Người Đức làm ít, chơi nhiều nhưng năng suất công việc vượt trội

>>> Làm thế nào để đạt được năng suất làm việc như “siêu nhân”?

>>> Nghe nhạc trước khi làm việc sẽ giúp bạn đạt năng suất cao hơn

Bảo San (dịch)