“Đỡ đầu” là ý nghĩa trên văn tự, chỉ người không có quan hệ huyết thống hoặc quan hệ hôn nhân, họ hàng thân thuộc được bái nhận làm cha nuôi hoặc mẹ nuôi.
Tại sao trẻ em thời xưa cần phải nhận “cha đỡ đầu” hay “mẹ đỡ đầu”?
“Bái kết nghĩa” là nhận cha nuôi, mẹ nuôi, là một loại tập tục rất phổ biến thời xưa.
Có vùng gọi là “nhận cha đỡ đầu, mẹ đỡ đầu”, có vùng là “nhận ký phụ, ký mẫu”, tục xưng “bái nhận làm con thừa tự của cha, nhận làm con thừa tự của mẹ” .
Quan hệ giữa đứa trẻ và cha mẹ nuôi có thể là vĩnh viễn, cũng có thể là tạm thời, nhiều thì 3 hoặc 5 năm, ít thì vội vàng chỉ gặp mặt qua, từ đó về sau đều không liên quan tới nhau nữa.
Đối tượng “bái kết nghĩa” có rất nhiều người. Mục đích của việc nhận cha mẹ nuôi là vì: Thứ nhất là sợ trẻ khó nuôi, hoặc trước kia từng sinh con bị chết yểu, sợ trong mệnh của mình không có con cái, nên “bái kết nghĩa” tiêu tai giải nạn, bảo vệ con cái. Hai là tướng mệnh đứa trẻ không tốt, khắc cha khắc mẹ nên “bái kết nghĩa” để thay đổi tướng mệnh, cầu già trẻ trong nhà hòa thuận, gia cảnh hưng thịnh.
Trong trường hợp nhận cha mẹ nuôi để trẻ dễ nuôi hơn, thường chọn những gia đình nghèo hoặc gia đình đông con để nhận cha mẹ nuôi, vì người xưa quan niệm con nhà nghèo, đông con rất dễ nuôi, hơn nữa con những nhà này thường không được chiều chuộng nên dễ dạy bảo. Nếu trẻ làm con nuôi của những nhà này thì sẽ dễ nuôi, dễ dạy bảo (quan hệ tạm thời).
Đương nhiên, cũng có trường hợp nhận con nuôi là vì mong muốn gia tăng tình cảm giữa 2 nhà. Còn những nhà giàu hiển vinh kia nhận nữ đào kép, vũ nữ làm con gái nuôi, đó là có dụng ý xấu, không nằm trong diện thảo luận của chúng ta.
Tập quán “bái kết nghĩa” tùy vào vùng miền, dân tộc và bối cảnh văn hóa khác nhau, nên phương diện lễ tiết tập tục cũng khác nhau.
Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể thấy một vài điểm chung trong loại tập tục nuôi dưỡng “bái kết nghĩa” này tại các vùng miền, đó là để cho đứa trẻ dễ nuôi và lớn lên được thuận lợi.
Iris dịch từ Kannewyork