Thế giới đang rất tò mò, tại sao Hồng Kông và New York (Hoa Kỳ) cùng là trung tâm tài chính của thế giới, lại khác nhau về mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh đến như vậy? Hãy cùng lắng nghe phân tích của các chuyên gia dưới đây.
Đại dịch viêm phổi Vũ Hán đang hoành hành và gây ra rất nhiều tổn thất cho toàn thế giới. Tuy nhiên, cũng không ít người cảm thấy kỳ lạ, trong khi Hồng Kông gần sát bên với Trung Quốc, tình hình dịch bệnh luôn ở mức thấp nhất, thì tại New York lại trở thành khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất ở bên ngoài Trung Quốc.
Vào ngày 16/4, Epoch Times đã xuất bản một bài báo, phân tích nguyên nhân sự khác biệt lớn về tình hình dịch bệnh giữa giữa New York và Hồng Kông.
Bài báo nói rằng, New York và Hồng Kông đều là trung tâm tài chính thế giới. Về mặt dân số, New York là 8,5 triệu và Hồng Kông là 7,5 triệu. New York đón khoảng 1,1 triệu khách du lịch từ Đại lục mỗi năm, trong khi Hồng Kông là 51 triệu, gấp 46 lần so với New York.
Đánh giá từ các số liệu khách quan, Hồng Kông là khu vực có rủi ro cao hơn so với New York, và số lượng chẩn đoán tử vong tất nhiên sẽ phải cao hơn New York.
Tuy nhiên, theo thống kê của Epoch Times, tính đến ngày 16/4, đã có ít nhất 670.000 trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận tại Hoa Kỳ, số người chết vượt quá 34.000. Tại bang New York, là nơi dịch bệnh nghiêm trọng nhất, số lượng chẩn đoán lên tới 226.198 và số người tử vong là 16.106.
Nhưng tại Hồng Kông, hiện chỉ có khoảng 1017 trường hợp được xác nhận nhiễm bệnh, và chỉ có 4 trường hợp tử vong.
Tiết Trì, một học giả nghiên cứu vấn đề về Trung Quốc nói: “Hồng Kông gần Trung Quốc Đại lục hơn New York, và có sự trao đổi nhân sự với Trung Quốc càng mật thiết hơn, nhưng giữa Hồng Kông và New York trong đợt dịch bệnh này khác nhau một trời một vực.
Sự việc kỳ lạ này thực tế đã minh chứng một đạo lý: ôn dịch này là có mắt. Epoch Times đã xuất bản một bài viết đặc biệt, bệnh dịch này kỳ thực là nhắm vào ĐCSTQ, tôi cảm thấy điểm này có thể giải thích rõ được”.
Một số cư dân mạng tóm tắt bốn yếu tố chính: Thứ nhất, họ không tin vào chính phủ Hồng Kông; thứ hai, họ không tin vào ĐCSTQ; thứ ba họ không tin vào Tổ chức Y tế Thế giới, và thứ tư, nhân viên y tế Hồng Kông đã đình công đòi đóng cửa khẩu biên giới.
Tiến sĩ Điền Viên, nhà bình luận về các vấn đề thời sự nói: “Còn một phương diện nữa là, sau khi người Hồng Kông đã từng nếm trải sự tàn phá của virus SARS vào năm 2003, họ đều nghi ngờ về những lời hứa của chính phủ, họ ngay lập tức bước vào tình trạng báo động.
Về cơ bản, tất cả họ đều đeo khẩu trang khi đi du lịch, nhiều người đã giảm tần suất hoạt động tại các nơi công cộng, điều này đã giúp ngăn chặn sự lây lan của virus một cách hiệu quả”.
Trên thực tế, New York với tư cách là một đô thị lớn nhất thế giới, là một trung tâm tài chính thương mại, văn hóa toàn cầu, và là trụ sở của Liên Hợp Quốc, nhưng ở New York sự thâm nhập của ĐCSTQ không nơi nào là không có.
Theo một báo cáo từ Minghui.org, phố Wall – thị trường chứng khoán tại Hoa Kỳ, mấy năm gần đây đã “tiếp máu” với số lượng lớn cho ĐCSTQ, ngay cả WHO và các tổ chức khác cũng bị thao túng, nhiều chính trị gia và các giai tầng quý tộc thân Cộng sản ở New York đã lên tiếng cho ĐCSTQ.
Đồng thời, các phương tiện truyền thông của ĐCSTQ đã thâm nhập vào các văn phòng ở Hoa Kỳ, ngay cả các trường đại học cũng tràn ngập Học viện Khổng Tử và các lớp học công khai khác, khu cộng đồng người Hoa thậm chí còn được ĐCSTQ sử dụng để công kích những người có đức tin và bất đồng chính kiến khác nhau.
Ông Tiết Trì nói: “Phố Wall ở Hoa Kỳ, đặc biệt là ở New York, đã tiến hành các giao dịch tài chính mật thiết với số lượng vô cùng lớn với ĐCSTQ. Ở Hoa Kỳ, rất nhiều công ty xí nghiệp của ĐCSTQ được đưa ra thị trường, và đằng sau các công ty này có các nhân tố của ĐCSTQ chỉ huy và kiểm soát.
Công nghệ doanh nghiệp cũng đã bị ĐCSTQ đánh cắp, các quan chức thành phố New York có các giao dịch rất chặt chẽ với ĐCSTQ, còn có nhiều phương diện khác, điều này khá là phức tạp”.
Tiến sĩ Điền Viên cũng nói rằng, trong 30, 40 năm qua, phố Wall không ngừng mang lại tiền của cho ĐCSTQ. Ông nói, nhiều công ty ở phố Wall đã làm rất nhiều việc để cố gắng đầu tư thêm một đô la cho Trung Quốc, có thể nói rằng đó là một nỗ lực hao tâm tổn trí.
Một mặt phố Wall đi thuyết phục chính phủ Hoa Kỳ nới lỏng kiểm soát đối với các công ty của Trung Quốc, một mặt lại đi lừa gạt các nhà đầu tư, nói rằng kinh tế của ĐCSTQ tốt như thế nào. Những lời này kỳ thực đều chỉ là muốn kiếm một chút lợi ích nhất định trong thời gian ngắn, nhưng nếu cứ trường kỳ như vậy, thì phải hy sinh vận mệnh của Hoa Kỳ, hy sinh an ninh quốc gia của Hoa Kỳ.
Nhìn lại Hồng Kông, chiến dịch “phản đối luật dẫn độ”, bắt đầu vào tháng 6/2019, kéo dài hơn nửa năm. Các đường phố và ngõ nhỏ của Hồng Kông đều tràn ngập các áp phích hoặc chữ viết tay “Trời diệt Trung Cộng”. Trong thời gian vận động, người dân Hồng Kông không sợ bị đàn áp, đã dùng máu, nước mắt và cả sinh mệnh của mình để đánh đổi, kiên định nói “không” với ĐCSTQ.
Ông Điền Viên nói: “Người dân Hồng Kông đối với ĐCSTQ thì vô cùng bài xích, bởi vì ĐCSTQ ở ngay bên cạnh họ, từ sáng đến tối chỉ muốn đoạt lấy Hồng Kông, muốn đặt người dân Hồng Kông vào ‘trong lòng bàn tay’ kiểm soát một cách triệt để. Đối với điểm này người dân Hồng Kông vô cùng cảnh giác”.
Ông Điền Viên bày tỏ, virus Vũ Hán đã mang đến sự uy hiếp vô cùng to lớn cho Hoa Kỳ, chính phủ Hoa Kỳ nên cân nhắc lại trên phương diện kinh tế và nên thoát khỏi Trung Quốc, đặc biệt là trong nhiều ngành công nghiệp quan trọng, không nên lệ thuộc vào Trung Quốc.
Gia Hưng (Theo NTDTV)