Ba mươi năm sau cái chết của người sáng lập, bảo tàng Exploratorium phát triển mạnh hơn bao giờ hết. Ý tưởng ban đầu của việc kết hợp triển lãm nghiên cứu nghề thủ công thú vị với các tác phẩm nghệ thuật đã hấp dẫn lượng du khách đến hỏi thăm như cũ, trong khi đó nội dung đã được mở rộng từ vật lý đến các lĩnh vực khoa học khác.
Frank Oppenheimer, một nhà vật lý và là một người em của nhà vật lý học nguyên tử nổi tiếng J. Robert Oppenheimer, năm 1965 ông đã từ chối sự nghiệp tại Viện Smithsonian uy tín ở Washington D.C., thay vào đó ông di chuyển đến San Francisco, và thực hiện giấc mơ ấp ủ của mình là mở một bảo tàng khoa học.
Trong một nghiên cứu ở châu Âu, ông đã bị ấn tượng bởi những bảo tàng nơi đó, ví dụ Bảo tàng Deutsches ở Munich, qua đó ông hiểu rằng Hoa Kỳ cần những bảo tàng khoa học để bổ sung cho môn khoa học được giảng dạy tại trường học.
Mô hình tòa nhà triển lãm
Trong số hàng trăm cuộc triển lãm tại bảo tàng Exploratorium, từ cơ khí, hiện tượng ánh sáng, và những chủ đề toán học, với những tình huống đầy thách thức của lý thuyết truyền thống, một trong những triển lãm yêu thích của du khách là “những mô hình xoay tròn”. Nền triển lãm hình lục giác bao gồm ba mảng tự do xoay chuyển liên tục. Du khách có thể đổ cát lên trên và tạo ra các mẫu cát không bao giờ lặp lại.
“Mô hình xoay chuyển này là một vật trưng bày có ba vị trí, nơi mọi người có thể đồng thời cùng tham gia với nhau“, Denise King, người quản lý một vài đội tham gia triển lãm tại bảo tàng Exploratorium nói: “Chúng tôi đưa những chắn ngang này để kiểm soát người tham gia tại mỗi vị trí xoay“.
Theo quỹ hỗ trợ Advanced Prolonged Engagenment (APE), các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu về “cách thức thu hút mọi người xem những mẫu vật triển lãm lâu hơn, đồng thời có được sự tương tác xã hội. Ý tưởng về ba mẫu vật này đến từ ý tưởng đó. Khách thăm quan ở lại đó lâu hơn vì họ không phải cạnh tranh với người khác để cố làm một mô hình cụ thể“, King nói.
Ngay đằng sau mô hình triển lãm cát là vị trí của xưởng chế tạo máy, được ngăn cách bằng một hàng rào, khách tham quan chỉ có thể tương tác với chuyên viên hay kỹ thuật viên ở đó.
Oppenheimer khăng khăng việc để một xưởng chế tạo máy trong bảo tàng, mà không tạo một lối đi xung quanh đó để du khách có thể trải nghiệm “mùi của xưởng khi một cái cưa đang cưa gỗ hay mùi dầu từ một máy tiện“, ông nói.
Những tác phẩm nghệ thuật
“Chúng tôi có rất nhiều mẫu vật trong bảo tàng mà mới thấy lần đầu người ta sẽ nghĩ chúng là vật triển lãm nhưng thực sự chúng là những thứ được các nghệ sĩ bên ngoài làm“, King nói.
Scott Weaver, người gốc San Francisco, bắt đầu làm “Trượt qua vùng Vịnh” 40 năm trước. “Tôi có một giáo viên tiểu học lớp bốn giúp chúng tôi xây dựng các dự án nhỏ, và tôi đã yêu thích chúng – thậm chí cả khi tôi đã về nhà“.
“Nhìn xem. Tất cả chúng là tăm xỉa răng“, một đứa trẻ nói với cha mẹ mình khi chỉ vào công trình cao vài feet này.
Weaver giới thiệu các địa điểm du lịch hấp dẫn và quan cảnh nổi tiếng của San Francisco khác như tháp Coit, một toa cáp, đường Lombard Street, Đại lộ Grant Avenue, và Chinatown, Quảng trường Fine Arts, và cây cầu Golden Gate – tất cả đều được làm từ tăm xỉa răng.
Kiến trúc tăm này có 13 khe hở, một trong số đó là chữ O ký hiệu của bảo tàng Exploratorium, nơi đặt những quả bóng ping pong và chúng đã lăn xuống bên trong tác phẩm điêu khắc theo một con đường phức tạp.
Giáo viên trường tiểu học của Weaver cho học sinh xây những mô hình trừu tượng, “nhưng tôi sẽ đặt quả bóng bên trong một mô hình của chính tôi“, Weaver nói. Như một đứa trẻ, anh nói “Thế là mô hình này ra đời“. Sau đó, anh nhận ra rằng mô hình của anh là loại hình duy nhất trên thế giới có đặc điểm này.
Nơi làm việc của Weaver là một phần của xưởng điêu khắc Tinkering tại Phòng trưng bày phía nam bảo tàng Exploratorium. Tinkering nghĩa là “nghĩ với đôi bàn tay”, theo tấm bảng trưng bày và “Làm việc và phát triển ý tưởng bằng đôi bàn tay giúp chúng ta xây dựng sự hiểu biết“. Weaver đã làm việc với hai bàn tay, những cây tăm, keo dán và mất khoảng 3.500 giờ trong vòng 40 năm qua.
Mặc dù anh làm nó để “khiến mọi người cảm thấy thú vị về những gì được tạo ra từ ngôi nhà mẫu vật này là điều tôi mê mẩn từ khi còn là một cậu bé 9 tuổi“, anh không hề lường trước được phản ứng của khán giả.
Mọi người thường nói với anh những điều như “đây là điều tuyệt vời nhất mà tôi từng thấy trong đời mình“, và “Thật đáng giá khi nhận ra là mình đến nơi này, chỉ để được trông thấy cái này“.
Một phụ nữ 80 tuổi, với những giọt nước mắt nói: “Ôi, Chúa ơi, tôi đã lớn lên ở thành phố này. Nó đại diện cho thành phố của chúng tôi rất tốt“.
Nhiều không gian hơn
Bảo tàng Exploratorium di chuyển từ cung điện Fine Arts đến Pier 15 năm trước để có được khu vực triển lãm rộng lớn hơn, từ đó làm phong phú thêm nội dung được trình bày tại đây, chẳng hạn như tâm lý học và sinh vật học biển.
“Chúng tôi có hai điều muốn giúp du khách khi tham quan triển lãm của chúng tôi. Một là đặt câu hỏi và một nữa là khả năng quan sát“, theo King, người có bằng thạc sĩ về sinh học.
Khi tạo ra triển lãm “Bộ đĩa thủy tinh“, cô đã lấy những chiếc đĩa thủy tinh và đặt chúng vào trong gian hộp, để lộ một bên, và để cho các thứ phát triển lên trên đó.
Tại triển lãm, du khách có thể điều chỉnh kính hiển vi và quan sát quần thể vi sinh vật. “Cơ bản đó chỉ là một kính hiển vi cơ học nhỏ, và bạn có thể khám phá đời sống của hết thảy các sinh vật trên tấm kính“, cô nói. “Những thứ nhỏ xíu này trông như những bông hoa, chúng đều là những sinh vật nhỏ bé, đây là một loài thực vật có vỏ“.
Tấm kính có thể được lật để xem cách là những thứ này gắn liền với những tấm kính. “Động vật chân tơ này thực sự có trứng ở bên trong … nó đã sẵn sàng để đẻ, một khi chúng được thụ tinh”.
“Bạn có thể tiếp tục tìm kiếm xung quanh và sẽ thấy rất nhiều thứ“, King nói, hy vọng triển lãm loại này sẽ khuyến khích các giáo viên “tạo những điều kiện thuận tiện cho việc khám phá trong lớp học”.
Ở những tầng trên, qua một tấm chắn ngang, là các tháp quan sát mới được thiết lập. Nó cung cấp một cái nhìn mới lạ vào gian hộp, nó cho thấy rất nhiều sự biểu hiện của môi trường tự nhiên và nhân tạo.
Những ý tưởng tiếp theo
King, người tham dự triển lãm tại bảo tàng Exploratorium kể từ năm 2001, hiện đang làm việc trên một thiết bị đa phương tiện để sắp xếp những tấm kính triển lãm. Mọi người sẽ có thể khám phá một tấm kính thủy tinh ảo và sẽ xem một đoạn video về những thứ được nhận biết.
Những ý tưởng mới đến từ bên ngoài hay bên trong, cô nói. Một người tham dự triển lãm có thể tự làm hay thấy một số thứ ở đâu đó hay nhận một đề xuất từ thành viên trong nhóm trong một phiên họp, đột nhiên quyết định “cái này nghe có vẻ có tiềm năng. Mình sẽ chọn ý tưởng này và làm ra một đồ vật, và thử thu hút du khách“, King giải thích.
Hướng sáng tạo của Weaver cũng vậy, đi từ vật lý tới sinh vật học đại dương. Anh nghĩ rằng lần tới anh sẽ xây một con cá heo 7 feet treo trên trần nhà. “Nó sẽ có trọng lượng nhẹ, nó sẽ có khoảng không. Tôi cũng sẽ làm nó nhanh thôi. Tôi có thể làm nó trong một vài tháng chứ không phải là 40 năm“, anh mỉm cười nói.
Thanh Phong, dịch từ The Epoch Times