Theo dữ liệu từ Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC), một cơ quan thuộc Tổ chức Y tế Thế giới, năm 2020 có 19 triệu ca ung thư mới, trong đó có 2,3 triệu ca ung thư vú.
Có thể thấy được mức độ nghiêm trọng của ung thư vú từ những số liệu thống kê về số trường hợp tử vong. Trong số 4.4 triệu phụ nữ tử vong do ung thư ác tính, có đến 680.000 trường hợp bị ung thư vú.
Bất chấp những thách thức này, vẫn còn có một hy vọng. Minh chứng thông qua hàng chục triệu học viên Pháp Luân Đại Pháp (hay còn gọi là Pháp Luân Công), môn tu luyện này đã mang lại những lợi ích to lớn cho các học viên cả về thể chất lẫn tinh thần, trong đó có cả việc phục hồi sau căn bệnh ung thư vú ác tính.
Nữ diễn viên: Kỳ tích của mẹ
Năm 2013, cô Vương Hồng Văn từ Đài Loan đến Canada và trở thành diễn viên của hãng phim New Century.
Vào những năm cô Vương học trung học, mẹ cô bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú, khiến gia đình cô điêu đứng. Căn bệnh cùng với tác dụng phụ của quá trình hóa trị đã khiến mẹ cô vô cùng đau đớn. Bà không thể ăn, và ngày càng trở nên yếu hơn.
Mẹ của cô Vương lo lắng cho 3 người con của mình, bà cảm thấy có lỗi vì không thể chăm sóc các con như mong muốn. Một tương lai bất định và nỗi lo sợ về cái chết, cùng với căn bệnh ung thư khiến bà bị trầm cảm.
“Áp lực về tinh thần và thể chất lúc đó quả thực rất lớn. Mẹ tôi khóc cả ngày”, cô Vương nhớ lại. “Mỗi lần đi học về, tôi luôn kể cho bà những điều vui vẻ ở trường để khiến bà vui hơn. Nhưng dù cố gắng đến đâu, mẹ tôi vẫn chưa bao giờ thực sự mỉm cười.“
Chính trong những ngày đen tối nhất của cuộc đời, mẹ cô Vương đã được một người bạn giới thiệu về Pháp Luân Đại Pháp và bắt đầu tu luyện. Mỗi buổi sáng, bà dậy sớm để tham gia nhóm luyện công, còn buổi tối bà học các bài giảng của Pháp Luân Đại Pháp cùng các học viên khác.
Cô Vương chia sẻ: “Dần dần, mẹ tôi không còn khóc và nói về sự đau đớn của mình nữa. Thay vào đó, bà thường kể cho tôi những điều kỳ diệu mà bà được nghe khi luyện công tập thể.”
“Thấy được niềm hạnh phúc và hào hứng của mẹ, tôi nhẹ nhõm đến mức khi trở về phòng, tôi đã khóc – vui mừng vì những thay đổi tích cực của bà,” cô Vương nói tiếp. “Cuối cùng, tôi cũng thấy được một nụ cười thật sự, thoải mái trên gương mặt bà.”
Mặc dù tại thời điểm đó, cô không biết nhiều về Pháp Luân Đại Pháp, nhưng cô Vương cảm thấy may mắn vì mẹ cô đã tìm thấy môn tu luyện này. “Pháp Luân Đại Pháp đã cứu gia đình tôi và mang lại chúng tôi một người mẹ khỏe mạnh, hạnh phúc”, cô giải thích.
Ung thư vú và ung thư não được chữa lành trong 1 tháng
Cuối năm 2016, bà Trần, một cư dân Hồng Kông, bị chẩn đoán mắc ung thư vú giai đoạn cuối và đã trải qua quá trình hóa trị. Một năm sau, căn bệnh tái phát và di căn lên não. Bác sỹ nói bệnh này không thể chữa khỏi, và bà chỉ còn sống được 1 tháng nữa. Cuối cùng, bà được thông báo trả về nhà, và gia đình đã bắt đầu chuẩn bị hậu sự cho bà.
Trong những tháng ngày tuyệt vọng đó, một người bạn đã giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp cho bà Trần. Vì bà Trần từng tu luyện Phật giáo trong quá khứ, bà nhận thấy ‘Chuyển Pháp Luân‘ là một cuốn sách rất đặc biệt. Tất cả những câu hỏi của bà về cuộc sống đã được giải đáp, và bà muốn tu luyện thật tốt theo những lời dạy của Pháp Luân Đại Pháp. Bà cố gắng tuân theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn và bắt đầu luyện công.
Thời gian đầu, bà vẫn còn rất yếu. Khi tắm, bà phải nghỉ giữa chừng. Để đến được công viên gần nhà tham gia luyện công tập thể, bà cũng cần người giúp. Nhưng bà Trần vẫn kiên trì và quyết tâm. Dần dần, bà đã có thể tự đi bộ ra công viên. Không cần dùng đến một viên thuốc nào, căn bệnh ung thư vú và ung thư não của bà đã biến mất hoàn toàn trong vòng 1 tháng.
Đã 6 năm trôi qua, bà Trần vẫn khỏe mạnh, và thậm chí còn khỏe hơn cả thời gian trước khi bị ung thư. “Trước đây, khi leo lên cầu thang, cứ vài bước tôi phải nghỉ một lần”, bà nói. “Bây giờ tôi không hề mệt dù có đi bộ xa tới đâu đi nữa.”
Bà Trần rất biết ơn vì Pháp Luân Đại Pháp đã ban cho bà một cuộc đời thứ hai và cứu gia đình bà. “Đó là lý do tại sao tôi luôn nói với mọi người hãy luôn ghi nhớ ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo’ và ‘Chân-Thiện-Nhẫn hảo’.”
Một người từng bị ung thư không phải gặp bác sỹ trong 10 năm
Bà La Mỹ Hoa, sống ở Đài Loan, bị sinh non. Khi nhỏ, bà thường xuyên bị ốm và hay phải đến gặp bác sỹ. Một ngày năm 2003, bà nghe nói về Pháp Luân Đại Pháp, nhưng lúc đó bà không bước vào tu luyện.
Năm 2006, bà La học một môn khí công khác, nhưng nó không có ích gì. Năm 2011, bà phải phẫu thuật ung thư vú, sau đó xạ trị nhiều lần, khiến bà rất yếu và thường chóng mặt. Bà cảm thấy bất lực và tuyệt vọng, nên bà thường xuyên nghĩ đến việc tự tử.
Tháng 2/2013, bà La đã gặp một một người bạn ở thành phố Tân Bắc khuyên bà nên đến xem biểu diễn Shen Yun ở Hoa Kỳ. Bà đã làm theo lời khuyên. Từ đầu cho đến cuối chương trình, bà La đã xúc động đến rơi lệ. Sau khi về Đài Loan, bà tham gia lớp học 9 ngày để xem các bài giảng của Sư phụ Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp. Sau đó, bà tham gia luyện công tập thể và nhiều hoạt động nhằm giới thiệu Đại Pháp cho cộng đồng.
Gần 10 năm đã trôi qua, và bà La vẫn luôn khỏe mạnh trong suốt thời gian đó. Bà đã không cần gặp bác sỹ hay uống một viên thuốc nào nữa. “Nếu không có Pháp Luân Đại Pháp và Sư phụ Lý, tôi đã chết từ lâu rồi”, bà giải thích. “Đối với tôi, Đại Pháp vô cùng trân quý.”
“Tôi không thể sống thiếu Đại Pháp”
Bà Nhiếp Ca, một cựu nhân viên tại Đại học Công nghệ Cát Lâm, Trung Quốc, hồi tưởng về một quá khứ đầy bất hạnh.
Năm 1990, bà bị chẩn đoán mắc ung thư vú và phải phẫu thuật ngay sau đó. Hóa trị và thuốc khiến bà mắc chứng loãng xương, nhưng lúc đó bà không hề biết mình bị bệnh. Một ngày tháng 5/1994, trong khi đạp xe đi làm, bà bị trẹo mắt cá chân, gãy xương chày và xương mác trái.
Mãi đến lúc đó, bà Nhiếp mới biết mình bị loãng xương. Bà phải nằm viện trong suốt 2 tháng, băng bột vào tháng đầu tiên và nẹp vào tháng thứ hai. Nhưng xương vẫn không lành lại. Cuối cùng bà đã phải trải qua một cuộc phẫu thuật khác để đặt nẹp kim loại. Lúc đó, bà không thể làm bất cứ công việc thể chất nào, và phải tránh cả những viên sỏi nhỏ khi ra ngoài đi dạo.
Ngày 21/5/1995, một đồng nghiệp hỏi bà liệu có muốn tham gia nhóm luyện công Pháp Luân Đại Pháp không. Bà nhớ lại: “Lúc đầu, tôi không luyện công một cách nghiêm túc, nhưng tôi thích nhạc luyện công, và các bài công pháp giúp tôi tràn đầy năng lượng.”
Sau khi đọc cuốn ‘Chuyển Pháp Luân‘ mượn từ đồng nghiệp, bà Nhiếp thấy cuốn sách quả thực rất hay và bà đã đọc đi đọc lại nhiều lần. Mặc dù bà thậm chí không nghĩ gì đến việc chữa bệnh, nhưng bà rất ngạc nhiên khi thấy tất cả những triệu chứng bệnh tật của bà đều biến mất. “Tôi rất hạnh phúc vì có thể làm việc nhà, đạp xe đi làm trở lại và có được sức khỏe như trước đây”, bà chia sẻ. “Tôi biết tôi không thể sống mà không có Đại Pháp.” Vì bà đã khỏi bệnh ung thư, nên bà đã báo công ty ngừng trợ cấp ung thư cho bà.
Năm 1999, sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu bức hại Pháp Luân Đại Pháp, bà Nhiếp đã bị giam giữ 4 lần trong vòng 18 tháng. Lần nào bà cũng bị tra tấn vì không chịu từ bỏ đức tin.
Năm 2009, bà Nhiếp chuyển đến Canada và hiện có thể tự do thực hành tín ngưỡng của mình.
(Còn tiếp)
Theo Minh Huệ Net