Những vụ mất tích máy bay và tàu thuyền đã không còn là hiếm, nhưng điều kỳ lạ lại chính là sau khi mất tích một thời gian, chúng lại hiện trở về hoàn toàn nguyên vẹn. Những máy bay và tàu thuyền không còn người lái như là những linh hồn trở về Trái Đất từ một Vũ Trụ khác.
Năm 1985, tại vùng đầm lầy trong khu rừng rậm New Zealand, người ta phát hiện thấy một máy bay chở khách hai động cơ đã mất tích trước đó gần nửa thế kỷ. Điều khiến những người tìm kiếm không hiểu nổi là chiếc máy bay đó trông còn mới y như trước khi bị mất tích, không hề cũ đi hoặc biến dạng. Số hiệu trên máy bay vẫn rõ ràng, dễ đọc. Chiếc máy bay lấp lánh ánh bạc này mất tích trước đó 45 năm trên đường bay từ Manila Philippines đến đảo Mindanao. Trong khoang máy bay vẫn tìm thấy những tờ báo tuần thứ ba tháng 1 năm 1937, ngày Chủ nhật.
Một nhóm chuyên gia hàng không của quân đội Indonesia được cử đến hiện trường. Sau khi xem xét nghiên cứu chiếc máy bay “như còn mới” đó, khi trở ra, ai cũng tái mặt và kinh ngạc. Ngành chủ quản phụ trách nghiên cứu lập tức ra lệnh phong tỏa khu vực mới phát hiện ra chiếc máy bay đó.
Các điều tra viên lúc đầu khi mới trông thấy chiếc máy bay đó, không ai dám tim ở mắt mình nữa. Vỏ ngoài của nó trông vẫn mới, thân máy bay hoàn toàn không có một vết tỳ nào, những cánh cửa của nó vừa mở là được ngay, không hề có tiếng cót két hay răng rắc gì cả.
Vào trong khoang máy bay không thấy người nào dù là sống hay chết. Nhưng trong máy bay cốc giấy, mẩu thuốc lá và mấy tờ báo năm 1937 vẫn chưa ngả mầu vàng, dường như mới đó vẫn đang có người ngồi trong máy bay. Trong một chiếc gạt tàn, có để một vỏ bao thuốc lá thơm, loại thuốc lá mác ấy lưu hành vào những năm 1930, nhưng vào thời Chiến tranh thế giới thứ II đã ngừng sản xuất. Còn những trang phục và kiểu đầu tóc trên tờ báo đều thuộc thời kỳ kinh tế khủng hoảng và suy thoái ở Mỹ. Trong phích nóng vẫn còn cafe nóng hổi, và mùi vị của nó vẫn thơm ngon, chưa hề bị biến mất.
Điều khiến cho các nhân viên điều tra ngạc nhiên nhất là tình trạng máy bay. Trong bình ắc quy của máy bay vẫn nạp đầy điện, chỉ vặn công tắc là đèn trong máy bay bật sáng. Thùng chứa nhiên liệu của máy bay hầu như vẫn đầy nguyên. Tất cả những điều đó khiến cho nhân viên điều ra sởn tóc gáy.
Chiếc máy bay đó trông như được hạ cánh khẩn cấp nhờ các bánh xe của nó, vừa may nó đỗ xuống được chỗ đất mềm trong vùng đầm lầy, nên hoàn toàn không bị hư hại gì, vẫn có thể bay trở lại như 50 năm trước đây. Các nhà khoa học vẫn tiếp tục điều tra về bí mật của việc máy bay đã mất tích từ lâu nay bỗng xuất hiện trở lại.
Theo ghi chép, những sự kiện tương tự cũng đã từng xảy ra vào thập niên 60. Một máy bay ném bom của Mỹ ngày 04 tháng 04 năm 1946 không quân Mỹ huy động lực lượng tìm kiếm suốt 500km vùng trời nơi nó mất tích, nhưng không kết quả gì. Bất ngờ, vào năm 1962 chiếc máy bay đó lại xuất hiện tại nơi cách sân bay mấy trăm mét. Thiết bị vô tuyến điện trên máy bay vẫn nguyên vẹn. Căn cứ theo phân tích máy móc thiết bị, dường như nó mới đõ xuống ngay chiều hôm đó, không ai nghĩ chiếc máy bay đã mất tích 17 năm.
Vào một ngày trời quang mây tạnh của năm 1984, tại bãi cát miền Bắc Mexico bỗng xuất hiện 05 máy bay quân sự Mỹ. Thân máy bay vẫn sáng bóng, thùng nhiên liệu vẫn chứa đầy xăng, nhưng trong máy bay thì trống rỗng chẳng có một người. Các chuyên gia Mỹ cho rằng: Cả 05 máy bay đó điều mất tích từ hồi năm 1945 lại vùng biển tam giác Bermunda. Nhưng việc đó vãn đang tranh luận, bởi có người nói rằng, phiên hiệu của máy bay đã mất tích nhiều năm lại xuất hiện trở lại là một sự thực không thể phủ nhận được.
Hơn 100 năm trước đây, ở Đại Tây Dương cũng từng phát hiện được một tàu đã mất tích nhiều năm trước đó. Đó là con tàu Meri Sairaistơ. Khi phát hiện ra nó thì trên tàu không có người, nhưng những đồ quý giá như vàng bạc, kim cương vẫn nguyên vẹn, không hề suy suyển. Xuồng cứu sinh và các đồ vật khác vẫn đầy đủ. Thậm chí trên tàu vẫn còn để lại những thứ trong bữa ăn đang ăn dở. Không biết người trên tàu đã bỏ đi đâu?
Đầu năm 1990, tàu buồm hai cột “Durixis” mất tích đã 24 năm bỗng nhiên lại xuất hiện, nó đỗ ở một bãi biển vắng vùng ngoại ô thành phố Caracat và Venezuela. Ba thủy thủ trên tàu khi được phát hiện ra (năm 1990) đều giật mình ngạc nhiên. Ngày 06 tháng 01 năm 1966 họ từ đảo Aroba ra khơi. Không ngờ khi họ vừa đánh bắt được con cá lớn, nặng tới 110kg thì bão ập tới. Mọi người vội vã đưa nhau đi tránh gió. Nào ngờ cơn hoảng sựo đã kéo dài đến 24 năm. Vụ tàu mất tích xuất hiện trở lại này, tuy trên tàu vẫn có người, không biết các nhà vũ kia, chỉ là những “tà linh hồn” trở lại.
Mất liên lạc vì thiên tai, lỗi phi công hay bị khủng bố?
Một trong những vụ mất tích máy bay nổi tiếng nhất diễn ra vào năm 2009. Khi đó, chiếc Airbus A330 của Air France trong chuyến bay chở theo 228 hành khách từ Brazil tới Pháp đã biến mất sau lúc gặp một cơn bão lớn trên Đại Tây Dương.
Phi hành đoàn trên máy bay đã gửi một tin nhắn từ động sau 4 giờ đồng hồ rời khỏi Rio de Janeiro và biến mất giữa đại dương, vượt ra ngoài phạm vi phủ sóng của radar trạm kiểm soát không lưu. Người ta cho rằng, chiếc máy bay đã bị sét đánh trúng.
Xác máy bay chỉ được tìm thấy sau 2 năm tai nạn. Theo điều tra của các nhà chức trách Pháp vào năm 2012, sự cố này lại do nguyên nhân phi công có trình độ kém trong xử lý các tình huống bất ngờ khi gặp sự cố thiên tai. Chế độ lái tự động đã bị tắt và phi công đã làm cho máy bay bị mất tốc độ mặc dù động cơ vẫn hoạt động.
Thậm chí khi máy bay có khả năng chống sét thì khi rơi vào vùng nhiễu động thời tiết có thể khiến cho máy bay bị rơi tự do hàng trăm mét và không cẩn thận thì hoàn toàn có thể rơi hẳn. Vào khoảng tháng 8.2013, một chiếc máy bay A321 hiệu VN615 từ Hà Nội sang Bangkok, Thái Lan, bay ở độ cao 36.000 feet (tương đương 10.973 mét) cũng gặp sự cố này khiến máy bay rơi tự do 200 mét. Tuy nhiên, sau đó máy bay đã vận hành trở lại và về tiếp đất an toàn.
Vào tháng 4.2012, một chiếc máy bay UTair mất liên lạc với trạm kiểm soát ngay sau khi nó cất cánh từ Tyumen, Nga. Sau đó nó đã bị rơi cách sân bay 40 km và làm chết 33 người mà không rõ nguyên nhân.
Bí ẩn hơn là trường hợp chiếc Boeing 727-223 cất cánh từ một sân bay ở Angola mà không hề có liên lạc gì với trạm kiểm soát vào năm 2003. Chiếc máy bay bay thẳng ra Biển Altanic rồi không bao giờ được nhìn thấy một lần nữa. Một kỹ sư người Mỹ cùng trợ lý của ông là người Congo trên chiếc máy bay này cũng biến mất vĩnh viễn từ đó. Cả FBI và CIA của Mỹ cũng tiến hành tìm kiếm chiếc máy bay nhưng đều bặt vô âm tín.
Trong khi đó, hàng loạt báo cáo về các máy bay, tàu biển bị mất tích trong một khu vực vô cùng bí hiểm là vùng Tam giác quỷ Bermuda, phía tây Bắc Đại Tây Dương mà vẫn chưa thể nào giải thích được rõ ràng.
Mới tháng trước, một vụ tai nạn máy bay khác cũng xảy ra khiến 18 người thiệt mạng sau khi chiếc máy bay của hãng hàng không Nepal mất liên lạc với trạm kiểm soát trên mặt đất. Ngay hôm sau sự cố, đống đổ nát của máy bay đã được tìm thấy trên một ngọn đồi và nguyên nhân dẫn tới tai nạn được cho là do thời tiết xấu.
Ngoài ra, nguyên nhân máy bay rơi còn được đề cập tới là do hiện tượng khủng bố máy bay. Những vụ tấn công ngay trên máy bay có thể bằng các loại vũ khí như lựu đạn, bom đã từng xảy ra trong lịch sử. Mới đây nhất, các nhà chức trách Mỹ đã từng hai lần cảnh báo về loại bom được giấu trong giầy của những kẻ khủng bố. Liên quan đến sự cố máy bay Malaysia Boeing B777-200, giả thiết này cũng đã được giới phân tích đặt ra.
Hàng loạt nguyên nhân gây sốc được đồn đoán
Trước những vụ mất tích máy bay bí ẩn trên, các chuyên gia khoa học đã đưa ra nhiều giả thuyết giải thích khác nhau. Trong đó đáng lưu ý là giả thuyết cho rằng, máy bay bị mất tín hiệu liên lạc với trạm kiểm soát không lưu do bị rơi vào “lỗ hổng thời gian”.
Vùng “Tam giác quỷ” Bermuda huyền bí
Theo lý thuyết này, “lỗ hổng thời gian” thực chất là “thế giới phản vật chất” đang tồn tại trong vũ trụ. Khi nó tiếp cận với thế giới vật chất dưới tác động qua lại của lực hấp dẫn đến một mức độ nhất định sẽ làm cả hai thế giới này bị đổ vỡ và sinh ra năng lượng cực lớn tạo thành áp lực chia đôi hai hệ thống gây ra hiện tượng máy bay bị mất tích khi rơi vào thời điểm đó cho đến khi trường lực hấp dẫn bình thường mới thôi.
Trong điều kiện thích hợp, lỗ hổng thời gian xuất hiện hút lấy mọi vật để giải phóng qua đầu bên kia trong tương lai hoặc quá khứ.
Điều lưu ý ở chỗ, theo lý thuyết này máy bay có thể vẫn tồn tại và xuất hiện ở một thời gian khác trong tương lai hoặc quá khứ. Người ta cũng từng đồn đoán Airbus A330 của Air France đã rơi vào “lỗ hổng thời gian”. Dù máy bay sau đó được tìm thấy xác ở đại dương đã hé lộ một số nguyên nhân cụ thể. Nhưng nếu rơi vào lỗ hổng thời gian và mất tín hiệu radar thì hoàn toàn có thể làm cho phi công mất hướng lái máy bay và gây ra sự cố.
Thậm chí, một số người còn cho rằng, máy bay bị mất tích bị ẩn có thể do tác động liên quan đến UFO hay một điều gì đó của người ngoài hành tinh. Vào năm 1906, một phi công Frederick Valentich đã lái chiếc Cessna 182 bay từ King Island đến phía Nam Melbourne nhưng đã mất tích bí ẩn chỉ với dòng tin nhắn của phi công nhìn thấy 4 ngọn đèn xanh đuổi theo máy bay. Cha Valentich lúc đó cho rằng, sự mất tích của con trai ông do UFO gây ra, rằng từ 10 tháng trước sự cố con trai ông đã nhìn thấy vật thể lạ.
Một cách giải thích có tính thuyết phục hơn theo các nhà khí tượng học Pháp, tai nạn máy bay có thể xảy ra khi rơi vào khu vực thời tiết có nhiều biến động nằm dọc đường xích đạo vốn được gọi là Vùng hội tụ giữa hai chí tuyến (Intertropical Convergence Zone), một khu vực được coi là nỗi ám ảnh của phi công và được mệnh danh là “Chiếc nồi u ám”.
Mặc dù có nhiều giả thuyết xung quanh vấn đề máy bay bị rơi nhưng không ít nhà khoa học cho rằng, nguyên nhân chủ yếu dẫn tới các sự cố này là do con người hoặc do những lỗi kỹ thuật, thiên tai.
Tuy nhiên, thế giới bí ẩn hơn so với suy nghĩ của con người rất nhiều. Trường hợp, phi công Australia Frederick Valentich ở câu chuyện kể trên bị mất tích cùng chiếc máy bay lại đột ngột xuất hiện vào năm 1978 hay những báo cáo ở Tam giác quỷ Bermuda đến nay vẫn là những thách thức với các nhà khoa học.
Theo Edaily