Trong phần trước, chúng ta đã hóa giải sự hiểu lầm ngàn năm, khôi phục thiên tượng và giải mã bí ẩn về “Xứ Nữ sinh con” và “Satan bị thương” trong ‘Kinh thánh – Khải huyền’. Sau khi khảo sát lịch sử đã có cái nhìn chính xác về Đấng Messiah, và lời tiên tri 69 lần 7 của ‘Kinh thánh – Sách Daniel’ là hướng đến năm 1999. Đây là thời khắc mà tất cả các lời tiên tri lớn cổ kim nội ngoại cùng tập trung lại, dùng phương thức biểu tượng để hướng đến Trung Quốc. Năm 1999, cửu cửu đại kiếp, không phải là ám chỉ ngày tận thế, mà là nói về việc ĐCSTQ bức hại tín ngưỡng.
Xem đầy đủ các bài viết tại đây
Lấy lịch sử làm tấm gương, chúng ta có thể biết được quy luật hưng vong của cá nhân và quốc gia. Lịch sử được tạo ra để đặt định cho hiện tại. Nhưng nếu hiểu sai cơ chế của lịch sử, bạn sẽ không thể nhận ra ý nghĩa thực sự mà lịch sử đặt định cho chúng ta hôm nay. Đại kiếp nạn năm 1999 do các nhà tiên tri tiên đoán, tại sao lại liên quan đến toàn nhân loại, và tại sao lại liên quan đến những kiếp nạn sau này, bao gồm cả các trận ôn dịch liên tiếp đang diễn ra? Quy luật lịch sử cho chúng ta đáp án của Thiên Đạo.
22. Phúc họa cuối cùng, nhân quả hợp nhất.
22.1 ‘Thôi Bối Đồ’ và ‘Kinh Thánh’ tiên đoán cùng một kết cục
Hình thứ 59 trong ‘Thôi Bối Đồ’ viết: Trung Quốc cuối cùng sẽ được giáo hóa bởi Thánh Nhân, thiên hạ đại đồng. Thánh Nhân khổ tận cam lai, chiến thắng hãm hại, vượt qua kiếp nạn, thế giới tuân theo giáo hóa của Thánh Nhân mà tiến vào thịnh thế.
Trong ‘Kinh Thánh – Khải Huyền’ tiên đoán về kết cục vô cùng mỹ hảo, trời mới đất mới, là vũ trụ mới sau khi chính tà đại chiến càn quét rồng đỏ và đồng lõa của nó xong, là nhân gian mới sau khi đào thải ĐCSTQ và vây cánh của nó.
Hai lời tiên tri kinh điển đều có kết thúc nhất trí với nhau, như đã nói ở trên, nguyên nhân và quá trình diễn ra cũng nhất trí với nhau. Xuyên suốt lịch sử, xuất hiện các thời kỳ thịnh thế đều là có quy luật lịch sử.
22.2 Xã hội thịnh thế xưa nay đều có cùng một quy luật
Trăm ngàn năm qua, căn nguyên của thời đại thịnh vượng mà giới học thuật tổng kết đều quay xung quanh minh quân và hiền thần, nhưng đây chỉ là hình thức biểu hiện bên ngoài. Trời không ban phúc, thiên tai thường xuyên, thì làm sao có thể nói là phồn vinh?
Người xưa thường nói “Trời ban hồng phúc”, nếu như nhân gian không có công đức to lớn tương xứng, thì trời cao sao lại ban thưởng phúc phận to lớn như vậy được? Hãy cùng nhìn lại 14 thời kỳ thịnh vượng được công nhận của Trung Quốc cổ đại, khi mà Phật Pháp Đạo Pháp (tín ngưỡng chân chính) đại hưng thịnh đã tạo ra công đức thiên đại, đây mới là căn bản của thịnh thế.
• Văn Cảnh chi trị thời Tây Hán: Hán Văn Đế lấy Đạo trị quốc, thanh tâm quả dục, phù hợp với ‘Đạo Đức Kinh’: “Ta vô sự mà dân tự giàu, ta vô dục mà dân tự phác” . Bậc quân vương tu dưỡng đạo đức thì an dân, thiên hạ thái bình.
• Quang Vũ thời Đông Hán: Quang Vũ Đế Lưu Tú thuận Thiên hợp Đạo, lấy Đạo trị quốc.
• Hiếu Văn Đế nhà Bắc Ngụy: Thái Vũ Đế Thác Bạt Đảo diệt Phật, khi đang trong đỉnh cao quyền lực thì ông ta và con trai của mình bị hoạn quan giết trong cuộc chính biến. Cháu trai Văn Thành Đế của Thác Bạt Đảo kế vị, bình định lập lại trật tự, đại hưng Phật Pháp, công đức lưu truyền hậu thế, mở đường cho thời thịnh trị của Hiếu Văn Đế , cháu nội Văn Thành Đế.
• Khai Hoàng chi trị nhà Tùy: Trước đó vào thời đại Bắc Chu Vũ Đế, Phật giáo và Đạo giáo đều bị tiêu diệt, sau đó Tùy Văn Đế Dương Kiên đã xoay chuyển sự tình, chấn hưng Phật Pháp.
• Trinh Quán Đế (Lý Thế Dân) nhà Đường: Cao tổ Lý Uyên hạ chỉ diệt Phật giáo và Đạo giáo, Đường Thái Tông Lý Thế Dân bình định lập lại trật tự, Phật Pháp, Đạo Pháp đại hưng thịnh.
• Khai Nguyên Đế nhà Đường: Công đức của Đường Thái Tông làm Phật Pháp hưng thịnh ba đời, hậu thể hưởng phúc. Nhưng bị hủy bởi Đường Huyền Tông khi ông họa loạn Phật Pháp (buộc tăng ni học niệm ‘Hiếu Kinh’).
• Tuyên Tông Đế nhà Đường: Đường Vũ Tông diệt Phật, Đường Tuyên Tông làm theo Thái Tông bình định lập lại trật tự, đại hưng Phật Pháp.
• Cảnh Tông nước Đại Liêu, Thánh Tông thịnh thế: Tiêu Xước Thái hậu nước Liêu đại hưng Phật Pháp.
• Hàm Bình nhà Bắc Tống, Nhân Tông thịnh trị: Tiền triều Chu Thế Tông diệt Phật, Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận bình định lập lại trật tự, đại hưng Phật Pháp.
• Thời thịnh thế của Đại Nguyên Đế nhà Nguyên: Là kết quả của việc Nguyên Thế Tổ Hốt Tất Liệt đại hưng Phật Pháp.
• Hồng Vũ chi trị nhà Minh: Là kết quả của việc Minh Thái Tổ chỉnh đốn Phật giáo, đại hưng Phật Pháp.
• Vĩnh Lạc thịnh thế nhà Minh: Là kết quả của việc Minh Thành Tổ Chu Lệ đại hưng Đạo giáo.
• Nhân Tuyên Đế nhà Minh: Tiền triều Phật Đạo đại hưng, phúc đức kéo dài đến hậu thế.
• Khang Càn thịnh thế nhà Thanh: Là kết quả đại hưng Phật Pháp của ba vị hoàng đế nhà Thanh là Khang Hy, Ung Chính, Càn Long.
Trong lịch sử phương Tây, khi La Mã cổ đại hùng mạnh nhất cũng là lúc Constantine Đại đế thống nhất đế chế khổng lồ khắp châu Á, châu Âu và châu Phi, điều này đến từ đâu? Là bởi La Mã cổ đại đàn áp tín đồ Cơ đốc giáo 300 năm, Constantine vững tin vào Chính Pháp Cơ đốc, sửa lại án sai cho Cơ đốc giáo và phục hưng Chính Pháp.
Tuy nhiên, lịch sử đi đến hôm nay, cũng chính là đến thời kỳ cuối cùng (mạt pháp, mạt kiếp), chính giáo mất đi khả năng cứu độ con người, vậy nên hưng thịnh các loại tôn giáo này sẽ không có công đức nữa. Đây là lý do tại sao bất kỳ lời cầu nguyện của các tôn giáo chính thống nào trên thế giới ngày nay đều không có hiệu quả chống lại ôn dịch (virus ĐCSTQ). Tôn giáo ngày nay không có tác dụng gì đối với một xã hội mà thường xuyên sinh ra loạn tượng, coi trọng vật chất, sắc tình tràn lan, tai nạn liên tiếp phát sinh, nguyên nhân chính là vì các tôn giáo đều đã tiến vào mạt pháp, mất đi năng lực cứu độ con người, hưng thịnh nó đương nhiên sẽ không có công đức.
Thánh Nhân (phương Tây gọi là Messiah) đã truyền ra một Chính Pháp hoàn toàn mới, sau khi vượt qua kiếp nạn, Chính Pháp sẽ đại hưng thịnh tại thế gian, chắc chắn sẽ mở ra sự thịnh vượng trên đất Trung Hoa, mang lại hòa bình cho thế giới. Nhưng tại sao lại có kiếp nạn?
22.3. Kiếp nạn vong quốc xưa nay đều có cùng một nguyên nhân
Tội nghiệt lớn nhất trong lịch sử nhân loại là hãm hại các vị Giác Giả độ nhân tại thế gian, hãm hại các đoàn thể tu luyện, hãm hại tín ngưỡng Chính Pháp, gọi chung là tội “diệt Phật”.
a/ Thế giới phương tây
Trong thế giới phương Tây, có hai tội nghiệp to lớn:
• Tổ tiên của người Do Thái đã sát hại Chúa Jesus, hãm hại tín đồ Cơ đốc giáo, sát hại Thánh đồ. Điều này đã gây ra sự đau khổ cho cho người Do Thái trong gần 2.000 năm, đất nước bị hủy diệt, lưu vong khắp nơi trên thế giới, các cuộc nổi dậy liên tục thất bại, nhiều lần bị tàn sát, trục xuất và thanh trừng.
• Đế chế La Mã cổ đại đã đàn áp các tín đồ Cơ đốc giáo trong gần 300 năm kể từ thời Nero, cuối cùng đã dẫn đến 4 trận đại ôn dịch tàn phá đất nước, tuy rằng về sau Constantine đại đế bình định lập lại trật tự, đại hưng Chính Pháp Cơ Đốc, nhưng cũng chỉ là phù dung sớm nở tối tàn, không thể cứu vãn số mệnh đế quốc La Mã bị ôn dịch triệt để hủy diệt.
b/ Ấn Độ và Nhật Bản ở phương đông
Ấn Độ cổ đại ở phương Đông, tội ác lớn nhất là đàn áp Phật tử và tiêu diệt Phật giáo, hơn nữa các Phật tử Ấn Độ cổ đã loạn pháp trong nội bộ, tội nghiệp to lớn này dẫn đến việc Ấn Độ cổ bị diệt quốc, văn hóa và ngôn ngữ bị hủy hoại, mất đi truyền thống văn hóa đẹp đẽ của họ. Ngày nay Ấn Độ đã trở thành một quốc gia nói tiếng Anh, từng bị đô hộ trong một thời gian dài, và nói chung là nghèo đói.
Miền Đông Nhật Bản, tội ác lớn nhất trong lịch sử là Minh Trị diệt Phật, tiêu diệt Phật giáo, ép các nhà sư kết hôn sinh con, ăn thịt, gia nhập quân đội và chiến đấu, Phật giáo biến dị hoàn toàn, và bây giờ các hòa thượng Phật giáo truyền thống Nhật Bản đều kết hôn. Cuộc duy tân Minh Trị đã thúc đẩy Nhật Bản trở nên thịnh vượng trên bề mặt, nhưng đại tội diệt Phật là nguyên nhân sâu xa dẫn đến thất bại thảm hại của Nhật Bản trong Thế chiến thứ II và sự tàn phá của bom nguyên tử, đó là tội nghiệp của tổ tiên gây ra.
Nhưng bởi vì Phật giáo truyền thống Nhật Bản là học hỏi một cách trộn lẫn nhiều thứ từ Trung Quốc, không phải chính tông chân truyền, nên vẫn luôn là mạt pháp. Minh Trị diệt chính là Phật giáo mạt pháp, nên tội nghiệt không phải đặc biệt lớn, cho nên Nhật Bản không bị diệt quốc.
c/ Trung Quốc
• Thái Vũ Đế Thác Bạt Đảo thời Bắc Ngụy diệt Phật: Trong thời kỳ Nam Bắc triều, Thác Bạt Đảo đại hưng Đạo giáo. Vào năm 438, dưới sự mê hoặc của Thôi Hạo, ông ta bắt đầu hủy chùa diệt Phật, nấu chảy tượng Phật để đúc tiền, và thậm chí giết các tăng ni. Mười hai năm sau Thôi Hạo bị diệt tam tộc. Hai năm sau, Thác Bạt Đảo bị hoạn quan giết chết, lúc đó mới 44 tuổi, hai con trai của ông ta cũng chết dưới tay hoạn quan. Cháu trai Văn Thành Đế nối ngôi, bình định lập lại trật tự, phục hưng Phật Pháp, mới vãn hồi được đại họa diệt quốc.
• Chu Vũ Đế Vũ Văn Ung thời Bắc Chu diệt Phật: Năm 574, Vũ Văn Ung tuyên bố không sợ xuống Địa ngục, Phật, Đạo đều diệt, hủy kinh thư miếu tượng, ép buộc Tăng Đạo hoàn tục. Bốn năm sau chết bất đắc kỳ tử, lúc đó mới gần 36 tuổi. Về sau quyền lực rơi vào tay Dương Kiên, nhà Bắc Chu bị thay thế bởi nhà Tùy, hoàng tộc Vũ Văn gần như bị giết sạch.
• Đường Vũ Tông Lý Viêm tôn sùng Đạo giáo, năm 845 diệt Phật giáo, năm sau Vũ Tông chết vì bạo bệnh ở tuổi 32. Hoàng thái thúc Lý Thầm sau khi kế vị, lập tức sửa lại án sai cho Phật giáo, toàn diện khôi phục chùa chiền, cứu vãn vận mệnh diệt quốc của Đường triều.
• Hậu Chu Thế Tông Sài Vinh tín ngưỡng Đạo giáo, năm 955 diệt Phật giáo, 4 năm sau bị bạo bệnh mà chết. Con trai nhỏ 5 tuổi kế vị không đến 1 năm, bị đại tướng Triệu Khuông Dận chiếm mất giang sơn.
Trên đây là sự kiện “tam Vũ nhất Tông diệt Phật”, gây họa tới con cháu, hoặc họa diệt quốc diệt tộc, kết cục đều tương đồng.
• Cách mạng Văn hóa diệt Phật, phá tứ cựu, hủy diệt tất cả các tôn giáo, kết quả kinh tế sụp đổ, quốc gia sắp vong. Vì trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa, tất cả các tôn giáo đã hoàn toàn bước vào thời kỳ mạt pháp, như đã nói ở trên, khi diệt các tôn giáo không thể độ nhân ở thời mạt pháp thì tội nghiệp không lớn, nên không đến mức vong quốc, mà chỉ là trên bờ vực sụp đổ.
Có thể thấy, hướng vào thời đại hưng thịnh hay rơi vào hoàn cảnh hủy diệt, thì một niệm hưng Phật hay diệt Phật của hoàng đế đương triều đủ dẫn đến kết quả hoàn toàn khác biệt.
23. “Đại thành nhược khuyết”: Đường Thái Tông công đức to lớn nhưng bị phỉ báng
Trong 14 thời kỳ thịnh thế kể trên của lịch sử, thì thời kỳ nào người dân mong muốn nhất? Đại bộ phận đều có đáp án là Đại Đường thời Trinh Quán cai trị, đây là thời kỳ đỉnh cao của lịch sử trung đại, đỉnh cao của đạo đức con người, một đấu gạo ba quan tiền, dân chúng sung túc, không nhặt của rơi trên đường, đêm không cần đóng cửa, bách tính hạnh phúc nhất, quốc lực mạnh nhất.
Khi nói về minh quân trong lịch sử thì đại bộ phận người Trung Quốc cũng nghĩ đến Đường Thái Tông. Nhưng từ xưa đến nay lại có một số học giả không nhìn nhận như vậy. Họ cho rằng Đường Thái Tông trong lịch sử là có vết nhơ, thậm chí cho rằng Đường Thái Tông chăm lo quản lý thiên hạ đều là vì rửa sạch vết nhơ. Điển hình bị ngụy sử lừa dối là “Quyền uy quan điểm”.
“Đại thành nhược khuyết”, đây là từ ‘Đạo Đức Kinh’ đã lưu lại văn hóa Thiên Đạo cho chúng ta, tại nhân gian có một tầng ý tứ này: Thành tựu lớn nhất, nhưng người xem ngược lại cảm thấy có khiếm khuyết.
23.1. “Chứng cứ” duy nhất để tạo ngụy sử
Biến cố Huyền Vũ Môn là “lý do” duy nhất mà các nhà sử học trước nay dùng để phỉ báng Đường Thái Tông Lý Thế Dân. Nhưng họ không biết rằng chính mình đã bị rơi vào ngụy sử nên mới tạo thành như vậy.
Những người chép sử của các triều đại trong quá khứ đã nhiều lần can thiệp vào dữ liệu lịch sử của cha con Tống Thái Tông, cố tình làm sai lệch, dẫn đến trăm ngàn chỗ hở trong chính sử của triều Tống, vậy nên suy đoán rằng Đường Thái Tông cũng là trường hợp như vậy. Nhưng đây chỉ là suy đoán, không phải là chứng cứ.
“Lịch sử là được viết bởi người thắng cuộc nên sẽ tâng bốc kẻ thắng và hạ thấp đối thủ, bởi vì Đường Thái Tông sai người sửa lại tư liệu lịch sử, cho nên lịch sử nhà Đường nhất định hết mực khen ngợi Đường Thái Tông, và nói xấu vu oan đối thủ” – đây chỉ là phỏng đoán của người đời sau, cũng không có chứng cứ. Bởi vì người chiến thắng cũng có thể là người chí công vô tư, viết đúng sự thật.
Khi làm giả thì luôn để lại sơ hở, nên ngụy sử tất nhiên sẽ thành trò cười cho thiên hạ. Tòa nhà bằng vật liệu lịch sử trá ngụy được xây dựng cẩn thận bởi hoàng đế Tống Thái Tông đã dễ dàng sụp đổ do mâu thuẫn logic. Còn các tư liệu lịch sử của thời Đường Thái Tông về cơ bản là tự chứng minh và tự nhất quán, điểm duy nhất lộ ra sơ hở là: sự kiện rượu độc.
Tổng hợp các tư liệu lịch sử chính thức khác nhau thì thấy rằng: Vào ngày 1/6 và ngày 3/6 năm Vũ Đức thứ 9 (ngày 2/7/626), phát sinh thiên tượng Thái Bạch Tinh. Sao Kim chiếu sáng bầu trời vào buổi trưa, cho thấy Tần vương Lý Thế Dân sẽ có thiên hạ. Nhưng lúc đó Lý Thế Dân đang gặp nguy hiểm, Thái tử Lý Kiến Thành và Tề vương Lý Nguyên Cát được phụ hoàng Lý Uyên sủng ái, hai người kết bè kết đảng nhiều lần hãm hại Tần vương.
Khi đó, Tề vương nắm giữ binh quyền, muốn giết Tần vương khi ông dẫn quân đi viễn chinh, sau đó ép Lý Uyên thoái vị, Thái tử sẽ nhân cơ hội kế vị, Tề vương sẽ thừa dịp diệt trừ thái tử soán vị.
Vào đêm mùng 1/6, Thái tử Lý Kiến Thành mời Tần vương đến uống rượu ở Đông cung, Tần vương uống một lúc thì tim đau đến mức nôn ra máu và được dìu về phủ. Đến sáng sớm ngày 4/6, Tần vương Lý Thế Dân ở bên ngoài Huyền Vũ Môn thể hiện tài năng của mình, dẫn quân giết chết Thái tử Lý Kiến Thành và Tề vương Lý Nguyên Cát.
“Coi như Lý Thế Dân uống rượu độc nhưng may mắn không chết, thì cũng không có khả năng khôi phục được nhanh như vậy, việc này “tự mâu thuẫn”, đủ để chứng minh đây là ngụy sử” – các nhà sử học lập luận kiểu như vậy, thế là cứ thả trí tưởng tượng bay bổng, các ngờ vực vô căn cứ theo đó mà biến hóa ra càng nhiều, biến cố Huyền Vũ Môn trở thành kính vạn hoa.
Thuần Phong lộ diện, sự thật bắt đầu hé lộ
“Chứng cứ” trên trông có vẻ như chặt chẽ cẩn thận, nhưng thực ra là có sơ sót, quên mất cao nhân khiêm tốn Lý Thuần Phong bên cạnh Tần vương. Ông chính là nhà thiên văn học, thiên tượng học, nhà toán học, nhà y học, nhà sử học và là tác giả của lời tiên tri ‘Thôi Bối Đồ’ lừng danh lịch sử, là người ẩn thân tu hành Đại Đạo trong triều đình, chính sử ghi chép Lý Thuần Phong xem bói là “Có quỷ thần tương trợ, không phải việc người thường có thể học được”. Tiên đoán trong ‘Thôi Bối Đồ’ từ xưa đến nay đều có người cảm thấy không vui; ‘Ất tỵ chiêm’ nói về Lý Thuần Phong: không động biết cát hung, chưa xem sách đã biết tránh hại, chưa bày trận đã biết âm mưu của địch, chưa chiến đã biết thắng bại… Có ông ấy bên cạnh Tần vương thì mưu đồ nào của đối phương cũng không giấu được, kiếp số nào cũng có thể hóa giải được.
Lý Thuần Phong đo lường tính toán, là có Chính Thần của Đạo gia làm hậu thuẫn, vậy mà các nhà sử học đối với ông ấy đều xem nhẹ, cũng là xem nhẹ Thần tích, quên đi Thần, đương nhiên cũng sẽ không tin tưởng vào Thần tích, cũng không tin việc Lý Thế Dân đã nhiều lần bị hãm hại, có một chút hy vọng sống mà nghịch thế vươn lên. Vì vậy, người ta tin rằng sử liệu “Tần Vương không chết sau khi uống rượu độc” là “vết thương chí mạng của ngụy sử”, kết quả là các học giả của các triều đại trước đây đã hiểu sai sự thật, và sai lầm ấy ngày càng chồng chất theo năm tháng.
Khi sự thật lịch sử được khôi phục trong tương lai, mọi người có thể thấy rằng Đường Thái Tông Lý Thế Dân trong sách sử về “biến cố Huyền Vũ môn” trong ấn bản đầu tiên của các tài liệu lịch sử được biên soạn bởi các nhà sử học như Phòng Huyền Linh thật sự có thể nói là không thẹn với lương tâm: “Quá khứ Chu Công giết (em trai phản nghịch) Quản Thúc, Thái Thúc để ổn định nhà Chu, còn ta giết em trai để ổn định nhà Đường cũng là như vậy. Là một sử gia thì việc gì phải che dấu? Hãy loại bỏ những lời lẽ đạo đức giả đó và viết đúng sự thật!”
Tuy nhiên, khi ấn bản thứ hai của các tư liệu lịch sử xuất hiện ba năm sau đó, Đường Thái Tông liền rơi lệ không ngừng khi nghe thấy điềm lành trong ngày sinh của mình, nên không thể nghe được nữa, tư liệu lịch sử cứ như vậy đã vượt qua cửa ải kiểm tra, và nó đã trở thành bộ dạng như bây giờ, nhưng vẫn còn rất nhiều bí mật nhỏ, mặc dù không phải mấu chốt nhưng sẽ khiến người xem không hiểu, nên cũng khó trách hậu thế hồ nghi.
23.3.Bí mật nhỏ nhưng mang đến tai hại lớn
Có hai bí mật tuy nhỏ nhưng mang đến hiểu lầm lớn về lịch sử:
• Che giấu tài bói toán của Lý Thuần Phong. Thời cổ đại người ta rất tin vào bói toán, chẳng lẽ tại thời điểm quan trọng như vậy mà Lý Thế Dân lại không để cho Lý Thuần Phong xem quẻ tính toán sao? Chẳng lẽ không hỏi xem làm thế nào để đánh tốt trận chiến mong manh này, làm sao để có lợi tránh hại. Sự thật cũng không phải như các bộ phim điện ảnh, Lý Thế Dân dựa sức mà bắt nạt các quá phụ, làm cướp giết người.
Theo chính sử, phe cánh của Thái tử trống trận ngông cuồng, Thái tử và Tề vương cùng một phe, phải có lợi thế về nhân lực thì mới có thể nổi trống? Sách sử ghi chép chủ tướng của Thái tử đang run run trợ uy, cũng không cần tiến lên chém giết. Nếu có ít người thì hắn kháng cự đại quân còn không kịp thì làm gì có cơ hội đánh trống được chứ. Vì sao trước đây mỗi lần xuất binh Tần vương đều muốn mang theo Lý Thuần Phong (làm “văn thư” trong quân, nhưng không có ghi chép lại, cũng không có đánh trận)? Nếu như không tìm ông ấy bói toán thì dẫn theo để làm gì?
• Lý Thế Dân lưu lại cho hậu thế công đức to lớn nhất – bãi bỏ thánh chỉ diệt Phật diệt Đạo của Lý Uyên. Các nhà sử học cho rằng đây là một việc nhỏ, không đáng nhắc đến. Ngược lại, các văn chương của thái sử lệnh Phó Dịch (tổng quản thiên tượng của Lý Uyên) xúi giục kích động diệt Phật lại được sao chép hàng loạt trong các cuốn sách lịch sử chính thống với những lời lẽ trân quý như vàng. Rõ ràng quan chép sử đã đứng trên lập trường diệt Phật để “gợi mở” cho hậu thế. Chuyện này là sao?
24. Công đức đệ nhất thời cổ đại, bị quan chép sử che kín.
Kỳ thực sự kiện Huyền Vũ Môn cũng giống như cuộc chiến chính tà đã được tiên tri trong ‘Kinh thánh – Khải Huyền’, cũng là một trận vũ trụ đại chiến. Đó là dự đoán cho trận chiến giữa thiện và ác vào cuối năm 1999, thiên tượng của hai sự kiện này rất giống nhau. Chòm sao Đê là chòm sao Thiên tử, sao Hỏa thuận hướng, lưu lại (rẽ ngoặc) ở phía tây bắc của chòm sao Đê (lưu ý rằng Thiên tượng và nhân gian giống như soi gương, hướng của bức tranh thiên tượng là “trên bắc, dưới nam, trái đông, phải tây”), chiến Thần hỏa tinh đối ứng với chiến trường, ngay tại Tây Bắc hoàng cung, tại vị trí Huyền Vũ Môn.
Ý nghĩa thực sự của chính biến Huyền Vũ Môn chính là ngăn chặn việc Đường Cao Tổ Lý Uyên ban hành “thánh chỉ diệt Phật, diệt Đạo” đã được soạn thảo 9 ngày trước. Phía trên đã nói qua sự kiện “tam Vũ nhất Tông diệt Phật” tạo thành tai nạn to lớn trong lịch sử, chúng ta có thể nhìn thấy, nếu như lúc ấy thánh chỉ diệt Phật, diệt Đạo của Lý Uyên được chấp hành, thì sẽ tạo thành tội nghiệt thiên đại, khiến cho Đại Đường rơi vào đại kiếp nạn chưa từng có, thiên hạ đại loạn, bách tính đồ thán.
Bậc cao nhân khi bệnh chưa tái phát đã có thể trị, nên bạn cũng không biết rằng người đó có y thuật, bởi vì bệnh không có phát tác, nên cũng sẽ không mang ơn huệ. Lý Thế Dân phế bỏ thánh chỉ diệt Phật, diệt Đạo của phụ hoàng, vãn hồi đại kiếp nạn cho nhà Đường cũng là dạng này, đại công im ắng, đại đức vô hình. Nhân gian không có trải qua đau đớn thê thảm, nên cũng xem thường.
Nhưng công đức này lại khắc vào thiên tượng, qua việc này thấy rõ sự khác biệt giữa con người và Thần tiên, phúc báo tại nhân gian là Lý Thế Dân lên ngôi vị sớm hơn 9 năm. Sau đó Lý Thế Dân đại hưng Phật Pháp, Đạo Pháp, khai sáng thời kỳ Trinh Quán chi trị. Tại thiên tượng sao Hỏa thủ tại Sao Tâm phía dưới thì tuổi thọ được kéo dài 6 năm, phúc phận đế vương tăng thêm 15 năm, thiên cổ không có trường hợp thứ hai.
Tuy nhiên, những công lao to lớn đó chỉ là một phần, còn những công lao to lớn hơn và ít được biết đến hơn, đó là tinh hoa của lịch sử, là lưu lại bài học cho Trung Quốc ngày nay và thế giới cùng khai mở…
(còn tiếp)
Tử Vi