Mì tôm là một trong những món ăn chế biến rất nhanh gọn thông dụng và tiện lợi trong cuộc sống, đặc biệt là đối thời sinh viên. Tuy nhiên có những tin đồn cho rằng ăn mì tôm sẽ bị rụng tóc, thậm chí gây ung thư. Điều này đúng hay không? Hãy xem các chuyên gia trả lời.
1. Trong mì tôm có rất nhiều chất bảo quản phải không?
Trả lời: Không
Mì tôm sau khi sản xuất xong trên bao bì luôn ghi không có chất bảo quản, nhưng vẫn có thể để được trong một gian dài, bởi quá trình sản xuất đã khử gần như toàn bộ nước trong sợi mì, làm cho hoạt tính của nước trong sợi mì xuống thấp nhất. Vì thế các vi sinh vật bị thiếu nước sẽ không có môi trường để sinh trưởng, nên sản phẩm bảo quản được lâu, và mì tôm hoàn toàn không dùng chất bảo quản.
2. Ăn mì tôm có thể gây ung thư không?
Trả lời: Không
Hiện nay có hai cách sản xuất mì tôm, là dùng dầu để chiên và không dùng dầu để chiên.
Cách làm không dùng dầu là cách xử lý khô. Cách sản xuất dùng dầu chiên thì có chất kháng dầu, chất chống ô-xy hóa, chất ngăn ngừa a-xít hóa, nhưng hàm lượng luôn nằm trong tiêu chuẩn cho phép, nên hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe. Cả hai cách sản xuất mì trên đều không gây ung thư.
3. Ăn nhiều mì tôm sẽ bị rụng tóc?
Trả lời: Không
Có tin đồn trên mạng rằng trong mì tôm có một lượng lớn chất bảo quản, khi ăn vào các chất này sẽ không phân giải được, dẫn đến hiện tượng rụng tóc.
Kỳ thực đây là cách nghĩ sai lầm.
Thật ra khi ăn mì tôm thường xuyên mà không bổ sung thêm thực phẩm khác, cơ thể sẽ thiếu dinh dưỡng, bởi vì mì tôm không phải là thức ăn chính. Rụng tóc là do thiếu dinh dưỡng chứ không phải do ăn mì tôm gây ra.
4. Mì tôm được bọc trong bát giấy có chứa sáp ăn nhiều dễ bị ung thư?
Trả lời: Không
Có nhà khoa học phân tích rằng sáp có thể ăn được, có tác dụng tốt cho thận và gan, sáp sẽ làm cho các chất mỡ phân giải thành nước rồi bài trừ khỏi cơ thể, ngoài ra người ta còn phun sáp phân giải vào trái cây, để làm cho bề mặt trái cây bóng hơn. Chỉ khi hàm lượng chất sáp ở trong cơ thể người quá nhiều, ở trong cơ thể lâu mà không bài tiết ra được, thì mới có thể dẫn đến ung thư, mà gan thận của chúng ta sau 3 ngày là đã thực hiện quá trình bài tiết rồi.
5. Khi pha mì nếu cho gia vị trước sẽ dẫn đến ung thư?
Trả lời: Không, cho gia vị trước hay sau đều không quan trọng.
Có người nói gia vị trong mì tôm đun quá 100 độ, hoặc đun quá 10 phút thì ăn vào sẽ gây ung thư. Thực tế, chỉ khi đun gia vị đến vượt quá 200 độ hoặc hơn một tiếng đồng hồ mới gây ung thư.
6. Nếu dùng nước nóng sùng sục pha mì sẽ làm khí Clo lưu lại trong tô mì?
Trả lời: Đúng
Khi dùng nước sôi sùng sục đổ vào mì sẽ khiến khí clo được sinh ra, thậm chí có thể lưu lại trong nước. Do đó nếu đun mì với nước trên bếp gas, thì khí clo sẽ theo đó bay vào không khí.
7. Người bị bệnh mãn tính nếu ăn mì tôm được bọc trong bát thì tình trạng huyết áp, gan thận sẽ trở nên tệ hơn?
Trả lời: Đúng
Vì gan thận phải mất 3 ngày để bài trừ chất sáp bảo quản trong bát giấy, nhưng vì chức năng gan thận của người bệnh bị suy giảm, nên chất sáp dễ tích tụ trong cơ thể, thậm chí có thể gây ung thư.
8. Khi chế mì thì nên hâm mì một xíu rồi đổ nước đầu đi sau đó mới chế nước nóng vào sẽ tốt hơn?
Trả lời: Đúng
Bời vì lần hâm nước nóng đầu tiên sẽ loại trừ đi các chống ô-xy hóa và dầu chiên trong mì, chỉ là lượng rất nhỏ chất chống ô-xy hóa, nhưng nếu không đưa vào cơ thể thì vẫn tốt hơn.
Lê Hiếu dịch từ Meirihaowen