Hiện tượng nhập hồn và ác mộng đã được một Tiến sĩ Khoa học tại Đại học Y khoa Boston nghiên cứu qua nhiều thử nghiệm lâm sàng với kết luận, nhập hồn gây ác mộng và những cơn ác mộng này có thể khiến bệnh nhân bị tâm thần hoặc nặng hơn là tử vong.
Rất nhiều nghiên cứu về những cơn ác mộng chỉ ra rằng hiện tượng này kiểm tra sức mạnh tâm lý của mỗi người. Nếu tinh thần một người không đủ mạnh, ác mộng có thể khiến họ bị rối loạn tâm thần tạm thời hoặc vĩnh viễn, có một số trường hợp còn gây tử vong.
Tiến sĩ Patrick McNamara của Trường Đại học Y khoa Boston xem xét các cơn ác mộng trên phạm vi lâm sàng hiện đại nhưng cũng tính đến các yếu tố lịch sử của hiện tượng giấc mơ ở rất nhiều nền văn hóa khác nhau. Ông so sánh ác mộng với một thế giới tràn ngập những linh hồn quái ác.
Hiện tượng nhập hồn
Trong lịch sử và cả hiện nay, những người gặp ác mộng thường xuyên biểu hiện vấn đề về tâm lý, thậm chí có thể bị nhập hồn.
Tiến sỹ McNamara tin vào hiện tượng nhập hồn.
“Ác mộng thường liên quan đến các thế lực siêu nhiên vốn sẽ tấn công hoặc theo đuổi con người lúc họ ngủ bằng cách nào đó. Tôi đang đề cập đến hiện tượng tâm linh như linh hồn, ác quỷ hoặc thứ gì đó kỳ dị có sức mạnh siêu nhiên mà chúng ta chỉ có thể cảm nhận”, Tiến sỹ McNamara trả lời phỏng vấn với ấn bản Bostonia Đại Học Boston. Ông nói: “Con người chỉ có thể trốn thoát khỏi cơn ác mộng mà không bị ảnh hưởng bằng cách tránh tiếp xúc trên bất cứ phương diện nào với linh hồn tà ác. Nếu đã tiếp xúc với thế lực này, theo cách nói của người xưa, cơ thể sẽ bị bị tà nhập hay gọi là ma ám-nhập hồn”.
“Qua nhiều nghiên cứu lâm sàng chúng tôi nhận thấy người ta thường bị thế lực tâm linh xâm nhập qua giấc mộng vào ban đêm, khi tỉnh dậy họ đã bị nhập hồn”, ông nói thêm. Theo tiến sĩ McNamara, hiện tượng nhập hồn phổ biến hơn người ta tưởng, “Bất cứ ai cũng có thể bị nhập hồn, hiện tượng này có thể xảy ra ở bất kỳ nơi đâu trên toàn cầu”. Khi bị linh hồn tà ác tấn công, sức mạnh bản ngã của một người trong giấc mộng sẽ được thử thách. Cũng giống như đối mặt với các khó khăn trong cuộc sống, việc chiến thắng một cuộc tấn công trong cơn ác mộng cũng có thể làm cho người ta mạnh mẽ hơn, tiến sỹ McNamara nói.
Theo tiến sĩ, ác mộng dễ xảy ra với người nhạy cảm hoặc sáng tạo. Những người bị chấn thương cũng dễ trải nghiệm các cơn ác mộng do linh hồn tà ác gây ra. Trong nhiều nghiên cứu hiện đại về hiện tượng nhập hồn khác, một số người vì quá đau đớn đã tự tách linh hồn khỏi cơ thể để giải thoát sự khó chịu này và vô tình tạo điều kiện cho linh hồn khác nhập vào.
Là một chuyên gia lâu năm về thần kinh học và tâm thần học, tiến sỹ McNamara đã nghiên cứu vô số cơn ác mộng trong hơn một thập kỷ qua. Ông đã đúc rút các kinh nghiệm của mình tại cuốn sách “Khoa học và giải pháp cho những cơn ác mộng”, xuất bản năm 2008.
Rối loạn tâm trí
Đầu năm nay, các nhà khoa học thuộc Đại Học Warwick (Anh) xuất bản một nghiên cứu để xác định mối liên kết giữa ác mộng kinh niên của một số trẻ nhỏ với chứng rối loạn tâm trí trong cuộc đời sau này.
Liên kết này không liên quan đến quan hệ nhân quả. Những người hay gặp ác mộng cũng có nguy cơ cao bị rối loạn tâm trí. Trẻ em thường xuyên gặp ác mộng dễ bị quấy nhiễu tâm trí gấp ba lần bình thường trong giai đoạn trưởng thành.
Khi xem xét về ảnh hưởng dài hạn của ác mộng đến tâm thần, các nhà khoa học đã đặt ra một câu hỏi, nếu một người chết trong giấc mơ thì liệu có chết ngoài đời thực hay không?
Liệu một người bị giết trong ác mộng có thể chết thực sự?
Trên thực tế tồn tại hiện tượng gọi là “hội chứng cái chết đột ngột về đêm không rõ nguyên nhân” (SUNDS) mà một số người suy đoán có thể liên quan tới những cơn ác mộng, tuy nhiên nó vẫn chưa được kiểm chứng đầy đủ. SUNDS phổ biến hơn ở một vài đối tượng cụ thể như nam thanh niên, và thường xảy ra khi họ đi ngủ trong tình trạng quá no, có thể do nguyên nhân về sinh lý.
Một hiện tượng khác liên quan đến cái chết trong giấc ngủ là hành động giả tự sát cận giấc ngủ, nghĩa là người ta tự tử trong giấc mơ. Một bài báo trong Tạp chí khoa học pháp y năm 2003 đã giải thích: “Những hành vi phức tạp phát sinh trong giấc ngủ có thể dẫn đến bạo lực hoặc gây tổn thương trên thân thể đối tượng, thậm chí tử vong. Hiện tượng này đôi khi bị coi nhầm là tự tử”.
Một số chuyên gia cho rằng đây chính là điều từng xảy ra với nghệ sĩ đương đại Tobias Wong, người đã treo cổ tự tử ở New York vào năm 2010.
Cô Dorée Shafrir đã viết một bài chia sẻ trên tờ BuzzFeed về những trải nghiệm cá nhân kinh hoàng vào ban đêm và cũng đề cập đến Wong. Chứng kinh hãi về đêm khác với một cơn ác mộng ở chỗ người ngủ có thể biểu hiện ra nhiều cử động vật lý hơn hoặc la hét trong hoảng loạn. Họ cũng có thể không nhớ đoạn nào trong giấc mơ khiến mình phản ứng như vậy.
“Nó lướt qua tâm trí tôi và tôi thật sự đã sợ gần chết”, cô viết, “Tôi cho rằng Tobias Wong treo cổ tự tử do trải qua cơn hoảng loạn tột cùng vào ban đêm. Tôi chắc có một thứ gì đó trong tâm trí mách bảo ông ấy, treo cổ tự tử là cách duy nhất để trốn thoát khỏi thế lực khủng khiếp này, hoặc thứ gì đang truy đuổi ông. Tôi từng có suy nghĩ tương tự khi cho rằng cách duy nhất để cứu bản thân là nhảy ra khỏi cửa sổ hoặc đập vỡ một ô cửa kính”. Tất nhiên rất khó để có thể thiết lập bất cứ mối liên hệ rõ ràng nào giữa các cơn ác mộng và cái chết. Đơn giản là bởi nguyên nhân của cái chết chỉ xuất hiện bên trong tâm trí nạn nhân và họ không thể mô tả lại điều đó vì đã chết do gặp phải hiện tượng này rồi.
Giải pháp chống hoảng sợ khi gặp ác mộng
Cách tốt nhất theo tư vấn của các chuyên gia tâm lý là nên xem nhẹ những thứ khiến họ hoảng loạn. Một phương pháp phổ biến để giúp những người hay gặp các cơn ác mộng triền miên vượt qua chúng là biến một hình ảnh ghê rợn thành thứ gì đó an lành hơn. Để đánh thức tâm trí và duy trì sự sống, người đó phải nhận dạng các cảnh tượng đáng sợ thường xuất hiện lặp đi lặp lại trong các cơn ác mộng. Sau đó họ hình dung lại những hình ảnh này thành điều gì đó đỡ ghê rợn hơn, bằng cách vẽ ra một tờ giấy và làm quen với nó. Như vậy khi vào ác mộng, những hình ảnh này sẽ bớt đáng sợ hơn và không làm tổn hại tới họ.
Theo minhbao.net / Epochtimes.com