Giang Trạch Dân, giới tính nam, năm nay (2012) đã ngoài 80, người thành phố Dương Châu, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nổ súng đàn áp phong trào sinh viên ở Bắc Kinh vào ngày 04/06/1989, Giang Trạch Dân được bổ nhiệm làm Tổng Bí thư Trung ương Trung Cộng và trở thành người hưởng lợi chính trị nhiều nhất sau vụ thảm sát. Sau đó, ông ta giữ thêm chức vụ Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Cộng. Từ năm 2005, ông ta buộc phải hạ đài, lui về hậu trường.
Bất cứ ai từng giao tiếp với Giang Trạch Dân đều biết rất rõ một số đặc điểm tính cách cực kỳ thấp hèn của ông ta, chúng vừa mâu thuẫn lại vừa bổ sung cho nhau làm lộ rõ ra con người Giang Trạch Dân:
- Tham lam: Dục vọng luôn bành trướng, không gì có thể lấp đầy lòng tham của ông ta. “Im lặng phát tài lớn” là khẩu hiệu nổi tiếng của ông ta về phương diện tiền bạc và quyền lực
- Bất tài: Dốt đặc cán mai về việc điều hành đất nước, năng lực làm chính sự còn không bằng trưởng ban của một đơn vị nhỏ ở địa phương.
- Tật đố: Đầu óc cực kỳ nhỏ, mà tính tật đố cực kỳ to. Tính đố kị khiến ông ta không thể chịu đựng được bất cứ điều gì, lo lắng sốt ruột một cách thái quá để rồi thường làm ra những việc điên rồ. Tóm lại ông ta là kẻ tiểu nhân luôn muốn trị người khác, là kẻ a dua nịnh hót, gió chiều nào theo chiều đó, luôn dùng thủ đoạn để đạt được mục đích cho bằng được.
- Điên cuồng: Trong những lần ‘diễn xuất chính trị’, ông ta chẳng ngại ngần mà vui vẻ hát hò. Khi ông ta mất lý trí thì chẳng khác gì ma quỷ
- Nhát gan: Lá gan rất bé, luôn sợ bị thanh toán trả thù, bao nhiêu năm vẫn ôm cứng chức vụ không dám hạ đài, đến nay vẫn không dám buông bỏ quyền lực.
Giang Trạch Dân – con người của Sự giả tạo
Trong 15 năm cầm quyền của Giang Trạch Dân, hàng giả ở Trung Quốc đã tràn lan với một mức độ chưa từng thấy, các loại hàng giả không chỉ đầy rẫy ở trong nước, mà còn len lỏi ra thế giới, trở thành một loại đặc sắc lớn trong thời đại của Giang. Người dẫn dắt cái thời đại giả mạo này không ai khác chính là Giang Trạch Dân – kẻ luôn dày công cho sự giả tạo.
Lý lịch gia đình giả mạo
Trung Cộng rất chú trọng đến lý lịch xuất thân, nhưng Giang lại hiếm khi đề cập đến cha mình. Sau khi Giang nhậm chức, ông ta đã làm giả hồ sơ điền tên cha mình là Giang Thượng Thanh – một đảng viên Trung Cộng. Thực tế, cha của ông ta tên là Giang Thế Tuấn sinh năm 1895, làm việc cho công ty đèn điện Nam Thông được thành lập từ năm 1917. Năm 1938, Giang Thế Tuấn tham gia vào một tổ chức Hán gian ở tỉnh Giang Tô gọi là “Hội hòa bình cứu quốc”, sau khi Nam Kinh thất thủ ông ta làm việc ở “Hội duy trì [chính phủ] Nam Kinh lâm thời”, phục vụ cho cuộc xâm lược Trung Quốc của đế quốc Nhật. Tháng 3 năm 1940, sau khi chính phủ Uông Ngụy – một chính phủ bù nhìn của Nhật Bản – được thành lập tại Nam Kinh, nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, chính phủ này đã thành lập thêm Bộ Tuyên truyền trực thuộc Viện Hành chính, do Lâm Bách Sinh làm Bộ trưởng. Tháng 11 năm 1940, Giang Thế Tuấn được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Tuyên truyền kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Xã luận, trở thành một viên đại tướng dưới trướng Hồ Lan Thành, đồng thời là Tổng biên tập của tờ báo “Trung Hoa nhật báo” trực thuộc chính phủ Uông Ngụy, trở thành một trong những nhà văn Hán gian nổi tiếng nhất thời bấy giờ. Năm 1945, Nhật Bản bị đánh bại, Hồ Lan Thành bị chính phủ Quốc Dân truy nã, sau khi trốn thoát sang Nhật Bản, ông ta đã viết một cuốn sách nhỏ tựa đề là “Vòng xoáy lịch sử”, trong sách có nhắc đến người cộng sự của mình là Giang Thế Tuấn. Năm 1942, Hồ Lan Thành đã dẫn Giang Thế Tuấn đến Bắc Bình {tên gọi cũ của Bắc Kinh} để thảo luận với Bộ Văn hóa của Chính phủ tự trị bù nhìn về “Kế hoạch lâu dài trong việc thúc đẩy văn hóa hòa bình cứu quốc”.
Công việc trọng tâm của Bộ Tuyên truyền chính phủ Uông Ngụy là tăng cường giáo dục nô lệ hóa đối với người Trung Quốc, xóa bỏ tất cả nội dung liên quan đến cuộc xâm lược Trung Quốc và Thảm sát Nam Kinh của quân Nhật, nghiêm cấm công dân Nam Kinh nghe “đài phát thanh của địch”, quản lý và giám sát chặt chẽ báo chí tại các khu vực mà Nhật Bản chiếm đóng, báo chí các vùng sở tại phải duy trì sự nhất trí đối với phương châm tuyên truyền của quân Nhật. Năm 1941, quân Nhật đã bàn giao Đài phát thanh Nam Kinh cho chính phủ bù nhìn quản lý, và đổi tên thành Đài phát thanh Trung ương. Công việc xuất sắc của Giang Thế Tuấn trong Bộ Tuyên truyền đã nhiều lần được Đại bản doanh Lục quân Nhật Bản khen ngợi.
Giang Trạch Dân tự mô tả mình là con thừa tự của một đảng viên Trung Cộng tên là Giang Thượng Thanh, và luôn dồn hết tâm trí để che đậy lý lịch gia đình thực sự về người cha ruột Hán gian của mình.
Vấn đề về năm sinh
Theo lý lịch tóm tắt của Giang Trạch dân được công bố ở Đại hội Đảng Trung Cộng lần thứ 16 : Giang sinh ngày 17/8/1926. Theo “Danh mục cựu sinh viên trường Đại học Trung ương Nam Kinh (1940-1945)”, từng được bổ sung sửa đổi 3 lần thì Giang vào học trường Đại học Ngụy Trung ương Nam Kinh vào năm 1942. Năm thứ 17 của Trung Hoa Dân Quốc (1928), Chính phủ Quốc Dân đã công bố về “Chế độ giáo dục Mậu Thìn” như sau: Bậc Tiểu học sẽ bao gồm 4 năm Sơ Tiểu {Tiểu học sơ cấp} và 2 năm Cao Tiểu {Tiểu học cao cấp}, độ tuổi vào trường tiểu học phải đủ 6 tuổi; Bậc Trung học bao gồm 3 năm Sơ Trung {Trung học sơ cấp} và 3 năm Cao Trung {Trung học cao cấp}. Nếu Giang sinh năm 1926 và học đại học vào năm 1942 như Trung Cộng công bố thì có nghĩa ông ta phải vào học tiểu học từ năm 4 tuổi, chênh lệch 2 tuổi so với quy định lúc bấy giờ là 6 tuổi mới được vào học tiểu học. Giang đã thực hiện nhiều mưu tính đối với đoạn lý lịch này của mình, một lý do quan trọng là để che đậy việc ông ta từng tham gia vào khóa đào tạo bồi dưỡng thanh niên làm đặc vụ cho quân đội Nhật Bản vào năm 1942.
Giả mạo làm sinh viên yêu nước
Vào tháng 9 năm 1939, đội quân xâm lược Nhật Bản đã thành lập Bộ tổng tư lệnh tại Nam Kinh với tên gọi “Quân điều động đến Trung Quốc thuộc Quân đội Hoàng gia đế quốc Nhật Bản”. Từ năm 1940, họ đã chọn ra những sinh viên trung thành với quân đội Nhật Bản tại 7 thành phố bao gồm Nam Kinh, Bắc Bình, Thượng Hải, Tô Châu, Hàng Châu, Vũ Hán, Quảng Châu và những vùng khác để gởi đến Nam Kinh, thành lập trường Đại học Ngụy Trung ương, sinh viên được miễn học phí, phí cư trú và các chi phí phụ, có khá nhiều sinh viên chuyên ngành còn được miễn cả chi phí ăn uống. Ngoài ra, còn có nhiều loại học bổng, trợ cấp sinh viên nghèo, các phương án vừa học vừa làm và các giải pháp hỗ trợ học tập khác cho sinh viên. Trường Đại học Ngụy Trung ương đã trở thành trường học Trung ương cao nhất trong việc bồi dưỡng các Hán gian cao cấp và thực thi công tác giáo dục đồng hóa người Trung Quốc của đế quốc Nhật Bản.
Sau khi Giang Trạch Dân tốt nghiệp trường tiểu học, ông ta đã không đậu được vào trường Trung học Dương Châu, chỉ đậu được vào trường Sơ Trung huyện Giang Đô. Năm sau, nhờ mối quan hệ của cha mình mà ông ta được chuyển đến trường Trung học Dương Châu. Năm 1942, Giang vào học khoa Kỹ thuật Điện thuộc Viện Công nghệ trường Đại học Ngụy Trung ương. Sau nhiều lần thẩm tra đối chiếu vào tháng 7 năm 1989, tên của Giang Trạch Dân được liệt kê ở trang 42 trong bản sao “Danh mục cựu sinh viên trường Đại học Trung ương Nam Kinh (1940-1945)”, trong đó viết rằng ông ta “nhập học năm 42”, tức là Giang Trạch Dân trở thành sinh viên khoa Kỹ thuật Điện thuộc Viện Công nghệ vào năm 1942. Qua 3 lần chỉnh sửa hẳn là không thể có sai sót, đặc biệt là đối với một nhân vật đặc biệt như Giang. Trên mặt trong của trang bìa và trang tiếp theo của cuốn danh mục có in nhạc phổ bài ca của trường, trong bài hát có câu “Can qua vĩnh tập, huyền tụng thị sùng”, đây là lời hát ca ngợi quân Nhật mà Giang Trạch Dân thường hát mỗi khi đến trường: “Vĩnh viễn đặt vũ khí xuống, cùng chúc tụng thiên đường của [Nhật] hoàng”.
Đinh Mặc Thôn là một trợ lý đắc lực dưới trướng của đại tướng Lục quân Đế quốc Nhật Bản – Doihara Kenji, làm thủ lĩnh gián điệp trong cuộc xâm lược Trung Quốc của đế quốc Nhật. Thời niên thiếu, Đinh Mặc Thôn gia nhập vào Trung Cộng, đến năm 1932 thì chuyển sang Quốc Dân Đảng, năm 1938 ông ta lẻn được vào Thượng Hải và thành lập “Tổng bộ Đặc vụ” tại số 76, đường Jessfield, Thượng Hải, Đinh Mặc Thôn được bổ nhiệm làm Giám đốc và Lý Sĩ Quần làm Phó giám đốc. Lý Sĩ Quần gia nhập Trung Cộng vào năm 1924, đến tháng 4 năm 1927 ông ta được Trung Cộng giao nhiệm vụ sang Liên Xô tham gia huấn luyện “đặc vụ”. Cuối năm 1928, ông ta trở về Thượng Hải và làm việc ở “Phòng hành động đặc biệt Trung ương Trung Cộng”. Năm 1938, Lý Sĩ Quần nương nhờ sang đế quốc Nhật.
Trước khi Đinh Mặc Thôn chọn một địa điểm khác để xây dựng lại trường Đại học Ngụy Trung ương, ông ta nghĩ rằng tuyệt đối không để xảy ra việc trường Đại học của Đế quốc Nhật lại đào tạo ra các phần tử chống Nhật. Do đó, các “sinh viên chuyên nghiệp” đã được cài cắm vào trong trường, bí mật theo dõi những tư tưởng và hành vi chống đối Nhật Bản, nhằm sớm phát hiện ra các đầu mối để kịp thời bắt giữ và tiêu diệt. Vì vậy, Đinh đã thành lập một khóa đào tạo cho các cán bộ trẻ của trường Đại học Ngụy Trung ương, dựa trên kinh nghiệm của quân đội Nhật Bản khi xâm lược Trung Quốc, họ tuyển chọn nhân tài từ thế hệ con cháu của các quan chức cấp cao trong chính phủ để bồi dưỡng ngay từ khi còn nhỏ.
Tổng cộng, Đinh Mặc Thôn đã tổ chức 4 khóa đào tạo cán bộ thanh niên, số lượng người tham gia mỗi khóa thì không đồng đều. Giang Thế Tuấn mong muốn con trai mình có chỗ đứng sau này, và ông ta hiểu rõ, chỉ có trở thành nhân viên đặc vụ mới có thể được đế quốc Nhật tín nhiệm và trọng dụng, nên ông ta đã hết lòng tiến cử con trai, gọi con mình là nhân tài đặc biệt, rất giỏi che giấu thân phận. Giang Trạch Dân đã tham gia khóa huấn luyện thứ tư. Lớp đào tạo được tổ chức với danh nghĩa của trường Đại học Trung ương, mời các giáo sư có chuyên môn liên quan và các đặc vụ về giảng dạy, kết thúc khóa học, các học viên sẽ được chuyển thẳng đến học ở trường Đại học Trung ương. Sau khi quân Nhật đầu hàng, thành viên của các lớp đào tạo này đã bỏ chạy tứ tán. Những người rơi vào tay Trung Cộng thì đều trở thành giáo viên nghiệp dư trong bộ phận an ninh và thường xuyên giảng dạy cho các cán bộ an ninh.
Tháng 10 năm 2003, có người đã công khai kêu gọi rằng, hy vọng những người nắm rõ thông tin có thể cung cấp một bức ảnh với tiêu đề “Lý Sĩ Quần chụp cùng Giang Trạch Dân” vào tháng 6 năm 1942. Các nhân chứng trong bức ảnh này đã chỉ ra rằng, Lý Sĩ Quần đã có một cuộc gặp bí mật với các thành viên khóa huấn luyện thứ tư của trường Đại học Ngụy Trung ương, tổng cộng có 23 người đã chụp ảnh chung vào thời điểm đó. Giang Trạch Dân đứng ở hàng thứ hai, người thứ năm tính từ trái sang. Bức ảnh chụp chung với Lý Sĩ Quần tại lớp đào tạo cán bộ trẻ đã trở thành bằng chứng sắt thép về lai lịch xuất thân là đặc vụ Hán gian của Giang Trạch Dân, đồng thời cũng là cơn ác mộng chưa bao giờ dứt của ông ta. Nhờ những thứ được đào tạo trong khóa huấn luyện đặc vụ của Nhật-Ngụy cộng với tài năng che giấu thân phận của mình, Giang Trạch Dân đã thoát khỏi sự trừng phạt của chính phủ Quốc Dân và các đợt điều tra vận động chính trị của Trung Cộng.
Sau khi đế quốc Nhật xâm chiếm Trung Quốc, đã cho thi hành chính sách đầu độc người Trung Quốc, tháng 4 năm 1938 họ thành lập một cơ sở gọi là “Hoành Tế Thiện Đường [vùng] Hoa Trung”, phụ trách việc buôn bán thuốc phiện ở các khu vực trực thuộc chính quyền Uông Ngụy, tuy nhiên chính quyền này không được phép can thiệp vào hoạt động kinh doanh của họ. Năm 1943, cuộc chiến giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản tại Thái Bình Dương đang diễn ra kịch liệt, quân Nhật đã phải chịu hàng loạt thất bại, đến ngày 18/04/1943, thống soái Hải quân Nhật Bản Yamamoto Isoroku đã bị bắn hạ trong một cuộc không kích. Đến cuối năm 1943, chính phủ Nhật Bản đã giảm bớt sự kiêu ngạo của mình và đưa ra cái gọi là “Chính sách đối ngoại mới đối với Trung Quốc”, nói rằng họ sẽ “tôn trọng” chủ quyền của Trung Quốc và hy vọng sẽ tiếp tục duy trì chính phủ Uông Ngụy. Vào thời điểm đó, Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền Uông Ngụy là Lâm Bách Sinh đã nhân cơ hội này và lợi dụng tâm lý thù hận thuốc phiện của người dân khi ấy để hiện thực hóa mong muốn giành quyền bán thuốc phiện về tay mình. Mùa đông năm 1943, thông qua thuộc hạ của mình, Lâm đã liên hệ được với những sinh viên cốt cán của trường Đại học Ngụy Trung ương, như Lệ Ân Ngu, Vương Gia Mô, v.v. để thúc đẩy phong trào phản đối thuốc phiện. Cả Lệ và Vương đều là thành viên của “Hội thanh niên cứu quốc” – một tổ chức bí mật của Trung Cộng, ngay lập tức cả hai đã báo cáo về cho bí thư của Ủy ban công tác Nam Kinh Trung Cộng lúc bấy giờ là Thư Thành. Thư đã chỉ thị rằng, cuộc vận động phản đối thuốc phiện lần này hãy lợi dụng Lâm làm vỏ bọc, nhưng không được để Lâm lợi dụng chúng ta, phải chú ý che giấu, tránh để lộ sơ hở. Tối ngày 17/12/1943, Lệ và Vương đã huy động được hơn 200 sinh viên đến miếu Phu Tử đập phá tiệm thuốc phiện. Trong lúc ra tay, Vương Gia Mô đã bị quân cảnh Nhật Bản chém một nhát vào đầu, phía sinh viên đã nhắc đến Lâm Bách Sinh như là người bảo hộ của họ, nhờ đó đã tránh được nguy cơ xảy ra xung đột lớn hơn. Hôm sau, Lệ và Vương lại phát động phong trào đập phá tiệm thuốc phiện với quy mô lớn hơn. Cha của Giang Trạch Dân là Thứ trưởng Bộ Tuyên truyền Uông ngụy, đã cho con mình tham gia vào các họat động tranh giành quyền bán thuốc phiện với quân Nhật. Vì thế trong cuộc vận động đập phá tiệm thuốc phiện lần này, Giang Trạch Dân đã tỏ ra rất sôi nổi. Sau khi Giang lên nắm quyền đã thay đổi đoạn lịch sử mà ông ta ‘từng hết mình phục vụ cho chính phủ Uông Ngụy’ trở thành ‘từng tích cực tham gia “phong trào sinh viên yêu nước” dưới sự dẫn dắt của đảng ngầm Trung Cộng’. Trang mạng Tân Hoa (xinhuanet) của Trung Cộng đã miêu tả đoạn quá khứ này của Giang như sau: “Tham gia các phong trào sinh viên dưới sự dẫn dắt của đảng ngầm từ năm 1943”. Trong cuốn sách “Truyện ký Giang Trạch Dân” của Kuhn [6] gần như đã dùng cả chương “Tôi là một người yêu nước” để mô tả chi tiết việc Giang đã xông vào tiệm thuốc phiện như thế nào.
Vào thời kỳ đó, dưới sự cai trị đẫm máu của đế quốc Nhật, ở những nơi họ chiếm đóng căn bản là không hề có phong trào sinh viên yêu nước nào cả, bởi bất kì hoạt động chống Nhật công khai nào cũng sẽ chịu sự trấn áp tàn khốc từ Nhật-Ngụy. Quan trọng hơn, cha của Giang là quan chức cấp cao của chính phủ Uông Ngụy, mà chính phủ này khẳng định là chống Cộng sản, bất kể ra sao thì cha của Giang cũng không thể để con trai mình tham gia vào các phong trào do đảng Cộng sản dẫn dắt. Nếu như đây là đoạn lịch sử “quang vinh” của Giang Trạch Dân, và nếu như gia đình của Giang không phải là Hán gian bán nước, thì với bản tính đi đâu cũng thích ra vẻ của ông ta, Giang đã sớm khoe khoang cái “quang vinh” ấy rồi.
Cuốn “Truyện kí Giang Trạch Dân” của Kuhn kể rằng, trong thời gian học tập ở Thượng Hải, Giang đã tham gia đủ loại phong trào biểu tình trên đường phố. Tuy nhiên, theo ông Hồ Tỏa Minh – một lão cán bộ đã về hưu thuộc Quân đội Thượng Hải đồng thời từng là thành viên đảng ngầm Thượng Hải của Trung Cộng – đã làm chứng rằng, ông chưa bao giờ nhìn thấy Giang tham gia vào các hoạt động của trường Đại học Giao thông Thượng Hải được tổ chức bởi đảng ngầm Trung Cộng.
Ngày 03/09/1945, Nhật Bản thua trận và đầu hàng, chính quyền Uông Ngụy bị tiêu diệt. Ngày 13/03/1946, chính phủ Quốc Dân đã sửa đổi và ban hành “Quy định trừng phạt Hán gian” có hiệu lực cùng ngày, Hán gian Giang Thế Tuấn đã bị chính phủ Quốc Dân truy nã. Sau khi chính phủ Quốc Dân giành lại được Nam Kinh vào tháng 9 năm 1945, đến ngày 26 cùng tháng, họ ban hành “Biện pháp thẩm định học sinh thuộc các trường học đã được [chính phủ] thu hồi từ cấp trung học trở lên” để tiến hành thẩm tra các sinh viên thời Uông Ngụy đang theo học tại các trường đại học cao đẳng công lập do Nhật-Ngụy nắm giữ trong thời gian Nhật Bản chiếm đóng, hễ tra ra sinh viên nào từng tham gia các tổ chức Hán gian hoặc phạm tội Hán gian thì sẽ bị bắt giữ dựa trên tội danh bán nước theo địch. Vào tháng 10 cùng năm, Bộ Giáo dục của Chính phủ Quốc Dân đã hợp nhất Đại học Giao thông Thượng Hải, Đại học Giao thông Trùng Khánh và Đại học Trung ương Nam Kinh thành một, và đặt cơ sở tại Đại học Giao thông Thượng Hải ở Từ Gia Hối, Thượng Hải, đồng thời liệt kê 6 trường đại học bao gồm Đại học Trung ương Nam Kinh, Đại học Giao thông Thượng Hải, v.v. là các trường học Hán gian Uông Ngụy, sẽ tiến hành thẩm định xử lý các sinh viên đang theo học tại đó.
Giang Trạch Dân là con của cán bộ cao cấp thuộc chính phủ Uông Ngụy, lại từng đi học ở trường đại học của Hán gian và thuộc diện tình nghi làm Hán gian, nên cũng trở thành đối tượng trọng điểm trong cuộc điều tra trừng phạt của chính phủ Quốc Dân. Sau khi nghe tin, Giang vô cùng sợ hãi và chạy trốn khắp nơi, sau đó chạy đến Miên Hoa Bình – một ngôi làng nhỏ nằm hẻo lánh ở huyện Vĩnh Tân, tỉnh Giang Tây, ở đó có một người nông dân tốt bụng vì tin lời dối trá của Giang nên đã cho hắn ẩn náu ở nhà mình trong nửa năm. Trong khoảng thời gian này, chính phủ Quốc Dân đã từng phát lệnh truy nã Giang Trạch Dân.
Nhìn thấy sự bất mãn của đa số sinh viên đối với cuộc thẩm định sàng lọc sinh viên thời Uông ngụy của chính phủ Quốc Dân, Ủy ban Học tập thuộc đảng ngầm Thượng Hải Trung Cộng đã huy động sinh viên từ 6 trường cao đẳng đại học trong thành phố để thành lập Liên đoàn sinh viên Thượng Hải, từ tháng 10 năm 1945 đến tháng 3 năm 1946 đã tổ chức 7 cuộc diễu hành kháng nghị, 8 cuộc thỉnh nguyện, nhiều cuộc họp báo giữa Trung Quốc và nước ngoài, đồng thời dưới sự kích động và dẫn dắt của đảng ngầm Trung Cộng, sinh viên của các trường mà bị liệt vào danh sách là trường học Uông Ngụy nằm ở Nam Kinh, Bắc Bình, v.v. đã nối tiếp nhau tổ chức các cuộc diễu hành kháng nghị, mạnh mẽ yêu cầu chính phủ Quốc Dân xóa bỏ cuộc điều tra thẩm định đối với các sinh viên làm Hán gian thời Uông Ngụy. Khi ấy, chính phủ Quốc Dân vẫn chưa ổn định từ sau cuộc chiến, vẫn còn bận rộn với công việc thu hồi lãnh thổ bị đế quốc Nhật chiếm đóng trước đây, trước áp lực đó họ đã đồng ý hủy bỏ cuộc thẩm tra.
Sau khi nghe ngóng được tin tức, Giang Trạch Dân biết rằng đại nạn đã qua, liền rời khỏi làng Miên Hoa Bình đi thẳng đến Thượng Hải. Trước lúc đi, Giang đã hết lòng cảm ơn người nông dân đã giúp đỡ ông ta lánh nạn, hơn nữa còn viết lời hứa lên một cuốn sách y học cũ của người nông dân rằng, nếu sau này ông ta phát đạt thì nhất định sẽ báo đáp cái ơn này, Giang còn ký tên lên đó để tỏ rõ bản thân sẽ không bao giờ nuốt lời. Sau khi Giang quay lại Thượng Hải thì tiếp tục việc học ở trường Đại học Giao thông Thượng Hải.
Giang Trạch Dân bỏ trốn với tâm trạng hoảng sợ, luôn nghĩ cách để che giấu thân phận, phải dối trá quanh năm, đủ các việc như thế khiến Giang khó có thể quên được nơi ẩn náu xưa kia. Vài thập kỉ sau, trong chuyến đi đến núi Tỉnh Cương, Giang đã lưu lại huyện Vĩnh Tân, tỉnh Giang Tây một ngày, đặc biệt ông ta có ghé qua thăm ngôi làng Miên Hoa Bình, những người đi cùng đều không biết tại sao ông ta lại muốn đến thăm một ngôi làng nhỏ bé nằm ở một nơi hẻo lánh như vậy, cũng không ai biết được giữa ông ta và ngôi làng này có mối quan hệ đặc biệt nào. Lúc này đây, Giang Trạch Dân không còn là một tên sinh viên Hán gian luôn phải lẩn trốn như trước nữa, mà ông ta đã là Tổng Bí thư của Trung Cộng, nên không ai dám hỏi đến những chuyện năm xưa khiến ông ta phải kinh hồn bạt vía. Khi ấy, vì sợ để lộ ra đoạn quá khứ này của mình nên Giang đã không tìm đến người nông dân tốt bụng năm xưa để thực hiện lời hứa báo đáp, thế nên ông ta đành lặng lẽ rời đi trong tâm trạng vừa vui mừng vừa hối tiếc sâu sắc. Năm 1997, con cháu của người nông dân kia đã phát hiện ra cuốn sách y học cũ và lời hứa mà Giang viết lên đó, họ bèn tìm đến một người có họ hàng với vợ của Uất Kiến Hành (là Bí thư Ủy ban Kiểm tra kỷ luật Trung ương lúc bấy giờ) cũng là người huyện Vĩnh Tân, họ muốn liên hệ với Giang Trạch Dân thông qua Uất Kiến Hành, hy vọng Giang thực hiện lời hứa của mình. Tuy nhiên người họ hàng của vợ Uất Kiến Hành có lẽ đã biết được nội tình về việc Giang từng phải lánh nạn ở Miên Hoa Bình trong thời gian bị Quốc Dân đảng truy nã, và sợ rằng sẽ gặp phải tai họa nếu để lộ ra việc Giang Trạch Dân từng là Hán gian, nên đã khuyên con cháu của người nông dân ấy dừng lại.
Năm 1992, Giang Trạch Dân có một chuyến thị sát đến tỉnh Giang Tô, đặc biệt là đến thăm trường Đại học Nam Kinh. Khi sắp xếp lịch trình đón tiếp, phía nhà trường đã hữu ý đưa tòa nhà ký túc xá nơi mà Giang từng ở vào trong lộ tuyến tham quan của ông ta. Khi Giang Trạch Dân bước đến đây, bất giác ông ta dừng lại rồi trầm ngâm nhìn vào tòa nhà ký túc xá. Lúc đó, tất cả những người đi cùng cũng dừng lại, xung quanh im lặng như tờ. Lãnh đạo của trường đến gần phía sau Giang và nói: “Đây là nơi trước đây anh từng lưu trú học tập, hiện nay nó vẫn còn nguyên vẹn đấy ạ”. Giang Trạch Dân đã không thể hiện ra thói quen ưa thích diễn trò thường ngày của ông ta, chỉ im lặng một cách kỳ lạ.
Giả mạo bằng cấp đại học
Từ trước đến nay Giang Trạch Dân luôn né tránh nhắc đến quá trình học tập của mình ở trường Đại học Ngụy Trung ương, khi điền vào bảng lý lịch đều viết là “học tại trường Đại học Giao thông Thượng Hải từ năm 1943 đến 1947”. Căn cứ theo bản chỉnh sửa lần thứ 3 của cuốn “Danh mục cựu sinh viên trường Đại học Trung ương Nam Kinh (1940-1945)”, Giang vào học trường Đại học ngụy Trung ương Nam Kinh vào năm 1942. Trong sơ yếu lý lịch của Giang, trang mạng Tân Hoa của Trung Cộng chỉ nói rằng ông ta từng “tốt nghiệp Khoa Kỹ thuật Điện, trường Đại học Giao thông Thượng Hải vào năm 1947”, trong khi đó quá trình học tập của các nhà lãnh đạo khác thì được trang Tân Hoa cung cấp thông tin rất cụ thể, ví dụ như đối với Hồ Cẩm Đào thì nói rằng: “từng học tại Khoa Công trình thủy lợi, trường Đại học Thanh Hoa từ năm 1959 đến 1964”. Thật ra Giang chỉ từng học một năm ở trường Đại học Giao thông Thượng Hải. Trường Đại học Ngụy Trung ương Nam Kinh lúc đó lại được Trung Cộng tuyên truyền thành trường học cao nhất trong thời kì Quốc Dân. Sau khi kháng chiến chống Nhật bùng nổ, vào tháng 11 năm 1937, chính phủ Quốc Dân đã cho di dời trường Đại học Trung ương quốc lập về Sa Bình Bá thuộc thành phố Trùng Khánh và đổi tên thành trường Đại học Trung ương Trùng Khánh. Sau khi kháng chiến thắng lợi mới cho di dời về lại Nam Kinh. Tháng 4 năm 1940, chính phủ Uông Tinh Vệ đã cho thành lập trường Đại học Trung ương, gọi là Đại học (Ngụy) Trung ương Nam Kinh, nhằm thể hiện địa vị Trung ương của mình, tuy nhiên sau khi kháng chiến kết thúc vào năm 1945 thì nó đã bị giải tán.
Năm 2002 là lễ kỷ niệm tròn 100 năm thành lập trường Đại học Nam Kinh, trước lễ kỷ niệm, nhà trường đã tìm thấy bảng điểm của Giang và thẻ mượn sách có dán hình ông ta, quá đỗi vui mừng họ ngay lập tức báo cáo lên Ban Tổ chức Trung ương, hy vọng Giang có thể đến mái trường xưa để tham gia đợt hoạt động kỷ niệm lần này. Không ngờ những người được mời đến tham dự buổi lễ đã bị Ban Tổ chức Trung ương ngăn cấm, thậm chí bắt buộc họ không được nhắc đến việc này nữa, chứ đừng nói đến việc mời Giang đến tham dự. Phía nhà trường khi nhận được chỉ thị thì không hiểu nguyên nhân cũng không biết phải xử lý ra sao, về sau họ mới biết được nguyên nhân là do trường Đại học (Ngụy) Trung ương Nam Kinh mà Giang từng theo học là ngôi trường bị Quốc Dân đảng định tính là thuộc phe Uông Ngụy Hán gian, chứ không phải là trường Đại học Nam Kinh của Quốc Dân đảng hay trường Đại học Kim Lăng của Trung Cộng. Sau khi nhận được mệnh lệnh từ cấp trên, nhà trường không dám lan truyền việc Giang từng là Hán gian Nhật-Ngụy, tránh gây ra những ảnh hưởng tồi tệ. Mặc dù không mời Giang đến nữa, nhưng sau buổi lễ, phía nhà trường vẫn cho xuất bản một tập sách kỉ niệm bao gồm một bài tự thuật của Giang, trong đó ông ta trắng trợn tự thổi phồng bản thân rằng lúc còn học tại trường Đại học Ngụy Trung ương ông ta đã tham gia các phong trào sinh viên “yêu nước” như từng chạy ra đầu phố Nam Kinh để diễu hành biểu tình, từng xông vào tiệm thuốc phiện và sòng bạc để ngăn chặn hút hít, ngăn chặn đánh bạc.
Giả mạo làm con liệt sĩ
Cha của Giang Trạch Dân vốn là một đại Hán gian Nhật-Ngụy, bản thân Giang cũng vì là học sinh Nhật-Ngụy mà bị chính phủ Quốc Dân truy nã. Thế nhưng sau năm 1982, đột nhiên Giang trở thành con của liệt sĩ Trung Cộng, Giang tự nói rằng trước khi Trung Cộng thành lập chính quyền, thì ông ta đã là con thừa tự của người chú thứ 6 tên là Giang Thượng Thanh. Giang Thượng Thanh gia nhập Trung Cộng vào năm 1929, đến tháng 8 năm 1939 vào thời kỳ đầu khi cuộc kháng chiến chống Nhật bùng nổ, ông ta đã bị giết bởi đạn lạc của tổ chức vũ trang địa phương. Giang Thượng Thanh từng có mối quan hệ với Trương Ái Bình – một thượng tướng của Trung Cộng. Năm 1982, sau khi kết thúc cuộc họp toàn quốc, Giang cố nán lại trước cổng để chờ Trương Ái Bình, khi Trương bước ra, Giang tiến đến và hỏi Trương rằng có quen biết Giang Thượng Thanh không, Trương đã rất kinh ngạc và nói, Giang Thượng Thanh không chỉ là người quen, mà còn là chiến hữu tốt của ông ta. Sau đó Trương hỏi Giang có quan hệ gì với Giang Thượng Thanh, Giang lập tức trả lời rằng mình là con trai của Giang Thượng Thanh, nhưng sau đó Giang liền đổi giọng nói rằng Giang Thượng Thanh là cha nuôi, sau khi Giang Thượng Thanh qua đời thì được cha mẹ ruột cho phép làm con thừa tự của Giang Thượng Thanh. Nghe xong, Trương đã rất vui mừng và xúc động. Thế là Giang xem những lời mà Trương đã công khai xác nhận như là lời vàng miệng ngọc, đến đâu cũng tuyên bố Giang Thượng Thanh là cha của mình, rằng ông ta là con của liệt sĩ Trung Cộng sinh ra. Cách nói Giang là con nuôi của Giang Thượng Thanh cũng bắt đầu lưu truyền từ đó.
Năm 1982, mộ của Giang Thượng Thanh đã được di dời từ trấn Quản – huyện Tứ – thành phố Túc Châu – đông bắc tỉnh An Huy đến nơi tiếp giáp với huyện Tứ Hồng – thành phố Túc Thiên – tây bắc tỉnh Giang Tô.
Năm 1985, đích thân Trương Ái Bình đã đề bút lên bia mộ Giang Thượng Thanh, liền sau đó đến tháng 4 cùng năm, Giang Trạch Dân đã cùng vợ mình là Vương Dã Bình dẫn theo hai người con gái của Giang Thượng Thanh là Giang Trạch Huệ, Giang Trạch Linh cùng chồng của họ và một số người thân trong gia tộc họ Giang lần đầu tiên đến huyện Tứ để cúng tế Giang Thượng Thanh. Và như thế, Giang từ vị trí là con của một tên đại Hán gian đồng thời bản thân cũng là một tên Hán gian, phút chốc đường hoàng chễm chệ, danh chính ngôn thuận trở thành con trai liệt sĩ Trung Cộng.
Chức vụ của Giang Thượng Thanh là thành viên quan trọng trong Ban tuyên giáo thuộc Ủy ban công tác Trung Cộng tỉnh ủy An Huy đồng thời lại là Phó tư lệnh an ninh chiến khu 5 kiêm Giám đốc Bộ Chính trị trực thuộc Bộ Tư lệnh chiến khu du kích 5 thuộc nhóm Thịnh Tử Cẩn phe Quốc Dân đảng, anh trai Giang Thế Tuấn của ông ta là quan chức cấp cao của Nhật-Ngụy thuộc phe bán nước chống Cộng, do đó hai người ở hai phe đối địch. Nếu như Giang Thế Tuấn bị nghi ngờ có thông đồng với Cộng sản thì sẽ bị Nhật-Ngụy thanh toán, do đó Giang Thế Tuấn nhất định phải nghĩ cách để vạch rõ giới tuyến với Giang Thượng Thanh, vậy thì làm sao ông ta có thể để con mình làm con thừa tự của Giang Thượng Thanh – kẻ mà Nhật-Ngụy căm ghét được chứ? Năm 1939 là thời kỳ cao trào mà chính phủ Ngụy Duy tân Nam Kinh {một chính phủ bù nhìn của Nhật Bản, tiền thân của Chính phủ Uông Ngụy} do Lương Hồng Chí đứng đầu trợ giúp quân Nhật xâm chiếm Trung Hoa và chống đối Trung Cộng, Nhật-Ngụy đã tiến hành 5 cuộc càn quét lớn ở những khu vực mà chính phủ Ngụy Duy tân kiểm soát, bao gồm các tỉnh Giang Tô, An Huy và Hà Nam thuộc vùng Hoa Trung, chính phủ Nhật-Ngụy đương nhiên sẽ biết Giang Thượng Thanh là em trai của Giang Thế Tuấn. Sau đó trong một lần bị mai phục, Giang Thượng Thanh đã trúng đạn lạc và qua đời. Nửa năm sau vào tháng 11 năm 1940, vì lập được công lớn nên Giang Thế Tuấn được thăng lên chức cao là Thứ trưởng Bộ Tuyên truyền. Dưới hoàn cảnh như thế, nếu như Giang Thế Tuấn cho con mình làm con thừa tự của Giang Thượng Thanh – một đảng viên Cộng sản đã bị Nhật-Ngụy bắn chết – thì chẳng khác gì ông ta đi thông báo với Nhật-Ngụy rằng ông ta đang cảm thông cho người em trai thuộc phe Cộng sản của mình và bản thân có thể đang có mối quan hệ nào đó với Cộng sản, như vậy cũng bằng như ông ta đang công khai đội cái “mũ đỏ” – phản Nhật theo Cộng – lên đầu mình, rước lấy sự hoài nghi từ ông sếp Nhật-Ngụy của mình, ông ta không thể làm thế.
Năm 2003, nhiều người đã tỏ ra nghi ngờ về việc liệu Giang có thật sự là con nuôi của Giang Thượng Thanh hay không, có người đặc biệt đã đến hỏi Giang Trạch Huệ lúc đó là Bí thư đảng ủy Viện nghiên cứu khoa học Lâm nghiệp Trung Quốc, bà đã trả lời rằng chưa từng nghe qua việc này, cha bà chưa từng nhận Giang làm con nuôi, một số người thân trong gia đình phía chú bác của bà cũng không biết việc bác cả Giang Thế Tuấn để cho Giang Trạch Dân làm con thừa tự của chú sáu Giang Thượng Thanh, việc thừa tự này là do Giang bịa đặt nên. Giang có rất nhiều họ hàng thân thuộc, nhưng ông ta hoàn toàn không qua lại với họ. Chỉ duy nhất Giang Thượng Thanh là người thân mà Giang quan tâm còn hơn cả cha ruột của mình, đối với gia đình của Giang Thượng Thanh, Giang cũng trông nom từng li từng tí.
Nhiều năm sau, tướng quân Trương Ái bình đã phát hiện ra âm mưu tinh vi của Giang, ông ta đã vô cùng tức giận trước sự dối trá của Giang và cũng rất hối hận vì đã vô tình giúp Giang giả mạo. Nhưng giờ đây Giang đang là người nắm quyền lực tối cao, dù Trương có muốn sửa chữa sai lầm thì cũng đã muộn màng bất lực. Nghe nói rằng, mỗi khi Trương tướng quân xem tivi chiếu đến mặt Giang thì ông cảm thấy buồn nôn, liền chuyển kênh khác hoặc tắt hẳn tivi, đồng thời ông mắng nhiếc Giang là kẻ lừa đảo vô liêm sỉ, tiểu nhân hèn hạ.
Sau khi Giang ngụy tạo mình là con liệt sĩ, ông ta đã bắt đầu hao tâm tổn trí để thêm mắm dặm muối vào câu chuyện này. Tháng 10 năm 2002, Giang chỉ đạo cho thân tín của mình là Lý Trường Xuân – khi đó là Bí thư tỉnh ủy tỉnh Quảng Đông – xuất bản một bài báo trên tạp chí “Đời sống chi bộ Quảng Đông” thuộc quản lý của Ban Tổ chức Tỉnh ủy, chủ yếu nói về vấn đề “thừa tự” của Giang Trạch Dân. Điều khiến người ta ôm bụng cười là trong phần 3 của bài báo viết rằng: “Phu nhân của liệt sĩ [Giang Thượng Thanh] thề rằng sẽ nhận nuôi trẻ mồ côi”, nói rằng Giang Trạch Dân rất đáng thương. Đang là công tử của Thứ trưởng Bộ Tuyên truyền chính phủ Uông Ngụy, phút chốc liền trở thành “trẻ mồ côi”. Có thể thấy rằng Giang Trạch Dân đã giở trò bịp bợm ngay giữa ban ngày ban mặt, và thủ hạ của hắn cũng mặc sức phát huy mà chẳng chút e ngại. Chớ xem thường cuốn tạp chí này nhé, nó đã được phát hành hơn 2 triệu bản, vượt xa gấp đôi số lượng phát hành của tờ báo nổi tiếng nhất thời đó là “Báo đô thị phương Nam”. Một tháng sau, trong Đại hội Đảng Trung Cộng lần thứ 16 được tổ chức vào tháng 11 năm 2002, do có công trong việc “làm sạch” lý lịch xuất thân của Giang, Lý Trường Xuân được đề bạt làm Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị {cơ quan thực quyền cao nhất tại Trung Quốc}. Giang không chỉ bày trò giả mạo làm con liệt sĩ ở trong nước, mà còn mời người phương Tây giúp ông ta viết truyện ký để làm chứng mình là con liệt sĩ.
Trong cuốn “Truyện ký Giang Trạch Dân” của Kuhn viết rằng: “Giang Thế Tuấn đã không hề do dự. Ông ta cùng vợ của mình là Ngô Nguyệt Khanh, để cho con trai mình là Giang Trạch Dân làm con thừa tự của quả phụ Vương Giả Lan, vợ của Giang Thượng Thanh. Tôi hy vọng đứa con này có thể kế thừa được chí nguyện của cha nuôi mình”.
“Trong buổi lễ thừa tự, Giang Thế Tuấn nói rằng: Hãy trả thù những kẻ địch độc ác kia”. “Kẻ địch” mà Kuhn nói đến hẳn là phe Nhật-Ngụy, vì Giang Thượng Thanh là do Nhật-Ngụy bắn chết. Nhưng thực tế cha của Giang Trạch Dân lúc đó là đang cống hiến hết mình cho Nhật-Ngụy chứ không phải là “đòi báo thù”.
Vào ngày 22/09/2009, con gái ruột của Giang Thượng Thanh là Giang Trạch Huệ đã công bố bài viết “Kỷ niệm tròn 70 năm ngày mất liệt sĩ Giang Thượng Thanh” đăng trên phần ‘Tin tức quan trọng’ của báo Nhân dân, trong đó lại đề cập đến việc thừa tự. Giang Trạch Huệ mô tả rằng: “Bác cả Giang Thế Tuấn và bác gái Ngô Nguyệt Khanh có tình cảm sâu nặng với anh em, đã để con thứ của mình là Giang Trạch Dân làm con thừa tự cho cha tôi là Giang Thượng Thanh, theo tập tục truyền thống thì người nhà phải để tang làm lễ, bác gái Ngô Nguyệt Khanh đã cùng mẹ tôi là Vương Giả Lan nhờ một bác đưa thư họ Âu Dương dẫn đường đi tảo mộ từ trấn Quản đến nơi an táng là Thôi Tập”. Theo cách nói của Giang Trạch Huệ thì lúc làm lễ thừa tự Giang Thế Tuấn đã không có mặt. Như vậy, có lẽ cách mô tả về buổi lễ thừa tự của Kuhn đã quá khoa trương, diễn tả Giang Thế Tuấn giống như là một đảng viên Đảng cộng sản mất rồi.
Lữ Gia Bình đã phân tích bài báo này và chỉ ra rằng, Giang Trạch Huệ đã cố tình làm lẫn lộn khái niệm thời gian thừa tự, xáo trộn quy tắc lễ nghĩa của việc thừa tự, cố tình xóa bỏ bối cảnh mâu thuẫn gay gắt giữa huynh đệ họ Giang – một bên là Hán gian bán nước, một bên là chiến sĩ kháng chiến chống Nhật-Ngụy, cũng cố ý che giấu thân phận làm Hán gian của Giang Thế Tuấn cũng như việc ông ta đã bị Quốc Dân đảng trừng phạt, bà ta trắng trợn thêu dệt rằng gia đình họ Giang rất thương tiếc trước hoàn cảnh đau buồn của huynh đệ Tuấn – Thanh vốn vẫn luôn có “tình cảm sâu nặng với nhau”. Đây hiển nhiên là một vở kịch “thừa tự” lâm ly bi đát được dàn dựng để người ta nghĩ rằng thời điểm cha mẹ ruột của Giang Trạch Dân cho phép ông ta làm con nuôi của Giang Thượng Thanh là khoảng thời gian sau khi Giang Thượng Thanh hy sinh và trước thời điểm giải phóng, công nhiên lừa dối người ta tin rằng Giang là con nuôi của liệt sĩ Giang Thượng Thanh, tiếp tục che giấu sự thật bản thân là một tên Hán gian giả danh làm con liệt sĩ, tiếp tục vơ vét vốn liếng chính trị, lừa gạt niềm tin của phần lớn cán bộ và đảng viên.
Giang Trạch Huệ đã viết trong bài báo rằng, Giang Trạch Dân đã để tang và đến mộ phần của Giang Thượng Thanh làm lễ cúng theo tập tục truyền thống, như vậy xem như Giang đã chính thức trở thành con thừa tự của Giang Thượng Thanh. Đối chiếu cách nói này với quy tắc thừa tự thông thường thì rõ ràng ngay cả mức tối thiểu cũng là còn thiếu sót, bởi vì khi tiến hành lễ thừa tự thì trưởng bối của người được thừa tự hoặc tộc trưởng của dòng họ phải có mặt để chủ trì nghi thức buổi lễ, cũng bắt buộc phải thực hiện trước mặt những người trong dòng họ, thủ tục thừa tự chỉ được thông qua khi họ đồng ý và ký tên.
Mục đích của việc thừa tự là để cho những người đàn ông không có con trai nối dõi được phép nhận con nuôi ở trong dòng tộc để tiếp tục nối dõi tông đường, giữ cho huyết mạch hương hỏa của gia tộc cũng như gia nghiệp, gia sản được kế thừa và kéo dài. Thời điểm đó gia cảnh của Vương Giả Lan hoàn toàn không đủ sức đề nuôi Giang ăn học, vì thế Giang Thế Tuấn không cần thiết phải tăng thêm gánh nặng cho em dâu mình khi cho Giang làm con thừa tự của bà. Nếu Giang Thế Tuấn thật sự muốn giúp đỡ, thì ông ta chắc chắn có thể hỗ trợ tiền bạc. Tuy nhiên theo lời kể của Giang Trạch Huệ cũng như Kuhn thì cả nhà Giang Trạch Huệ đều “nghèo khổ đói khát vô cùng”, có thể thấy rằng Giang Thế Tuấn đã không làm như vậy.
Giang Thế Tuấn là con cả, và Giang Thượng Thanh – tên gốc là Giang Thế Hậu – là con thứ 6, dựa theo phong tục thừa tự truyền thống từ xưa đến nay của Trung Quốc thì con trai cả không thể cho con mình làm con thừa tự của em trai. Giang Thượng Thanh cũng không hề có bất kì nguyện vọng nào như vậy cả.
Lữ Gia Bình thậm chí còn nghi ngờ rằng Giang Thế Tuấn có mối quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với kế hoạch sát hại Giang Thượng Thanh của Nhật-Ngụy. Có khả năng mục đích là để xóa bỏ hoài nghi của Nhật-Ngụy về việc ông ta thông đồng với Cộng sản khi có một người em theo phe Cộng sản, mặt khác cũng là để thể hiện lòng trung thành tận tụy của mình với ông chủ Nhật-Ngụy, ông ta có thể đã dò hỏi và cung cấp thông tin của em trai mình để quân Ngụy có thể tiến hành ám hại. Giang Thượng Thanh đã bị sát hại trong vòng nửa năm sau khi chính phủ Uông Ngụy thành lập tại Nam Kinh vào tháng 3 năm 1940, và Giang Thế Tuấn do lập được công lớn nên đã được thăng chức cao làm Thứ trưởng Bộ Tuyên truyền. Vậy công lớn đó là gì?
Trung ương Trung cộng đã từng thành lập một nhóm người chuyên viết tiểu sử cho Giang Trạch Dân. Nhóm này đã làm việc rất miệt mài, không quản khó nhọc để tìm những thành tích có thể thuyết phục lòng người của Giang Trạch Dân, tuy nhiên họ lại không tìm được bao nhiêu, ngược lại còn hiểu rõ thêm hàng loạt những điều không tốt đẹp về Giang, bao gồm việc ông ta đã bóp méo và xuyên tạc sự thật về xuất thân của mình. Điều này đã khiến Giang Trạch Dân rất không hài lòng và ông ta đã cho giải tán nhóm này.
Giả mạo lịch sử gia nhập Trung Cộng
Thời điểm Giang Trạch Dân gia nhập Trung Cộng là vấn đề vẫn chưa được xác định, có cách nói cho rằng ông ta tham gia Trung Cộng từ năm 1944, khi đó Giang Trạch Dân đang học tại trường Đại học Ngụy Trung ương Nam Kinh vào năm 1943, từng tham gia vào phong trào sinh viên do đảng ngầm Trung Cộng lãnh đạo, đến năm 1944 thông qua lời giới thiệu của một sinh viên năm trên cùng trường, Giang đã gia nhập đảng ngầm Trung Cộng.
Một cách nói khác cho rằng ông ta gia nhập Trung Cộng là từ năm 1946, dựa theo bản thông cáo đầy uy quyền của Đại hội Đảng lần thứ 16 vào tháng 11 năm 2002, khi giới thiệu về lý lịch của Giang, bản thông cáo nói rằng Giang gia nhập đảng từ năm 1946. Sau khi Đại hội Nhân dân toàn quốc lần thứ 10 kết thúc vào tháng 3 năm 2003, bản thông cáo từ đại hội này đã tuyên bố cụ thể hơn rằng, Giang gia nhập đảng vào tháng 4 năm 1946. Vào tháng 3 năm 1946, Quốc dân đảng buộc phải rút lại lệnh thẩm định các sinh viên thời Ngụy, và đổi thành chính sách “Một mặt chấp nhận, một mặt lên lớp”, Giang Trạch Dân cũng vừa mới từ nơi ẩn náu ở Giang Tây trở về Thượng Hải. Cha của Giang là một tội phạm Hán gian nghiêm trọng, bản thân ông ta cũng liên quan đến Hán gian, do đó tổ chức đảng ngẩm Trung Cộng ở Thượng Hải sẽ không thể lập tức thu nhận một kẻ có bối cảnh gia đình là Hán gian vào tổ chức của mình mà không có khảo nghiệm nào đối với ông ta.
Cách nói thứ ba là, vào năm 1956 sau khi 8.000 nhân viên lưu trú ở Liên Xô quay về nước để tiến hành thủ tục gia nhập đảng thì Giang mới gia nhập Trung Cộng, lúc đó Giang đang làm việc ở một xí nghiệp tên là Yên Sơn.
Theo Hồ Tỏa Minh – một lão cán bộ quân đội đã nghỉ hưu ở Thượng Hải – xác nhận rằng, thông tin Giang gia nhập Trung Cộng vào tháng 4 năm 1946 do Trung Cộng công bố là giả. Hồ Tỏa Minh sinh năm 1925, ông gia nhập đảng ngầm Trung Cộng Thượng Hải vào năm 1942, vào học Khoa Cơ giới trường Đại học Giao thông Thượng Hải cùng năm, và tốt nghiệp vào năm 1946. Hồ Tỏa Minh nói rằng, Giang chuyển đến học ở Thượng Hải vào năm 1946 khi trường Đại học Ngụy Trung ương được hợp nhất với trường Đại học Giao thông Thượng Hải, Giang học ngành Cơ điện, còn ông học ngành Cơ giới, Giang chỉ học sau ông một khóa. Từ khi hoạt động trong tổ chức đảng ngầm Trung Cộng ở trường Đại học Giao thông Thượng Hải, Hồ Tỏa Minh chưa bao giờ nhìn thấy Giang tham gia vào tổ chức, cũng chưa có bất kì ai kể cho ông nghe về những chuyện của Giang cũng như nói với ông rằng Giang cũng là thành viên đảng ngầm Trung Cộng, vậy nên ông ta cho rằng Giang không phải là thành viên của đảng ngầm Trung Cộng trước khi Trung Cộng thành lập chính quyền. Vì để chứng minh bản thân thật sự là một thành viên của đảng ngầm Trung Cộng, đi đến đâu Giang cũng tuyên truyền rằng mình đã vào đảng sau khi chuyển đến học ở trường Đại học Giao thông Thượng Hải, người giới thiệu ông ta gia nhập đảng là Vương Gia Du – là thành viên của đảng ngầm Trung Cộng khi đang học tại trường Đại học Ngụy Trung ương Nam Kinh. Hồ Tỏa Minh vạch trần rằng, trên thực tế thủ tục gia nhập đảng của Vương Gia Du khi còn học ở trường Đại học Ngụy Trung ương là chưa thực hiện xong, nên vẫn chưa được tính là đảng viên Trung Cộng chính thức, vì vậy Vương không có tư cách cũng như không có khả năng làm người giới thiệu Giang gia nhập đảng.
Hồ Tỏa Minh kể lại, sau khi Nam Kinh được thu hồi lại từ thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Nhật, một số thành viên đảng ngầm Trung Cộng Nam Kinh đang học tập ở các ngành nghề hoặc công tác ở các trường học Nhật-Ngụy đã rơi vào tình huống khó khăn dưới sự áp bức của Quốc dân đảng, cùng với việc trường Đại học Ngụy Trung ương Nam Kinh được hợp nhất và di dời về trường Đại học Giao thông Thượng Hải, dẫn đến việc kẻ vì lánh lạn, kẻ vì chuyển trường mà ùn ùn kéo nhau đến Thượng Hải. Thế là Bí thư thành ủy đảng ngầm Trung Cộng Nam Kinh lúc đó là Trần Tu Lương cùng các lãnh đạo thành ủy khác đã liên hệ và bàn bạc với các lãnh đạo thành ủy đảng ngầm Trung Cộng Thượng hải, quyết định chính thức chuyển dời mối quan hệ với tổ chức của những thành viên đảng ngầm Trung Cộng thuộc Nam Kinh sang Thượng hải, trong đó bao gồm những thành viên vốn đang học tập hoặc công tác ở trường Đại học Ngụy Nam Kinh nay đã di dời tới Thượng Hải. Tuy nhiên, cuộc chuyển giao hồ sơ này vì nhiều lý do nên vẫn chưa được xử lý kịp thời, mãi đến năm 1947, Trần Tu Lương mới chuyển giao xong hồ sơ đến tay Thành ủy Trung Cộng Thượng Hải, Thành ủy phụ trách việc thu nhận hồ sơ lúc đó là Hạ Sùng Dần – người đã giới thiệu Hồ Tỏa Minh vào đảng. Trong hồ sơ những thành viên được chuyển giao, Trần Tu Lương hồi tưởng, bà không thấy tên Giang trong danh sách thành viên đảng ngầm Trung Cộng Nam Kinh. Hạ Sùng Dần nhớ lại, trong hồ sơ đảng viên Trung Cộng mà phía Nam Kinh chuyển giao vào năm 1947 không có tên Giang Trạch Dân, vì thế ông không có hồ sơ gì liên quan đến Giang để chuyển giao cho người phụ trách đảng ngầm trường Đại học Giao thông Thượng Hải lúc đó là Ngô Tăng Lượng. Mà Ngô Tăng Lượng thậm chí còn khẳng định, trong các thành viên của tổ chức đảng ngầm trường Đại học Giao thông Thượng Hải không hề có Giang, hơn nữa Giang chưa bao giờ nói với ông ta rằng Giang muốn vào đảng. Bởi vì vấn đề Giang có phải là thành viên của đảng ngầm Trung Cộng hay không là có quan hệ trực tiếp đến cả 3 người Trần, Hạ, Ngô, hơn nữa đây còn là việc rất quan trọng, vì vậy sau đó cả 3 đã gặp mặt nhau để xác nhận lại vấn đề này và đưa ra kết luận rằng: Vào năm 1946, bất kể là ở trường Đại học Ngụy Trung ương Nam Kinh hay tại trường Đại học Giao thông Thượng Hải, Giang đều không phải là thành viên đảng ngầm Trung Cộng, hơn nữa đến khi Trung Cộng chiếm được Thượng hải, Giang cũng chưa từng gia nhập vào đảng ngầm Trung Cộng
Sau khi Giang lên làm Tổng Bí thư, để chứng minh bản thân đã gia nhập đảng ngầm Trung Cộng vào năm 1946, Giang không chỉ lôi một người chưa phải là đảng viên chính thức của Trung Cộng là Vương Gia Du ra nói đó là người giới thiệu ông ta vào đảng, mà còn bịa đặt từ không nói có rằng Hạ Sùng Dần cũng là người giới thiệu ông ta vào đảng. Sau khi Hạ Sùng Dần biết được việc làm trơ tráo của Giang thì cảm thấy kinh ngạc và tức giận, ông muốn lên tiếng bác bỏ, nhưng lúc này Giang đã là lãnh đạo tối cao của đảng và quốc gia, ông lo lắng Giang vì để che đậy sự thật mà có thể giết người diệt khẩu những người liên quan, vì thế ông không dám trực tiếp bác bỏ, mà khéo léo thể hiện ra mình không hề giới thiệu Giang vào đảng thông qua văn chương.
Lên nắm quyền một cách hèn hạ
Năm 1989 là năm quan trọng nhất trong sự nghiệp chính trị của Giang Trạch Dân. Không có gì hoài nghi về việc Giang là người hưởng lợi lớn nhất trong cuộc thảm sát Lục Tứ {ngày 04/06}, và thực sự Giang cũng đóng một vai trò quan trọng trong sự kiện này. Điều này khiến cho một Bí thư thành ủy Thượng Hải sắp phải về hưu như Giang Trạch Dân bỗng chốc được bổ nhiệm làm nhân vật “nòng cốt” nắm giữ quyền lực tối cao của đảng, chính phủ và quân đội.
Thời khắc trước cơn bão
Đầu năm 1989, các cải cách kinh tế do Đặng Tiểu Bình chủ trì đã mang lại sức sống mới cho Trung Quốc, đồng thời cũng mang lại sự lo lắng bất an. Mặc dù kinh tế đất nước vẫn tiếp tục phát triển, nguồn cung thị trường đang tăng lên, nhưng thu nhập thuế của chính phủ tại mỗi tỉnh đã giảm 1/3. Tỷ lệ lạm phát mới thì đạt gần 20%. Vật giá tăng vọt, mua sắm với tâm trạng khủng hoảng đã trở thành một phần sinh họat của các thành phố lớn. Như “nhà dột gặp phải mưa nhiều ngày liền”, ngày càng nhiều doanh nghiệp nhà nước bị thua lỗ và đóng cửa, hàng chục ngàn công nhân thuộc doanh nghiệp nhà nước đã được gửi đến các thị trường tìm việc làm. Mâu thuẫn giữa những người đạt được lợi ích trong thể chế kinh tế mới và cũ ngày càng trở nên rõ rệt. Một số người làm kinh doanh đã trở nên giàu có, trong khi một số lượng lớn cựu công nhân và kỹ thuật viên làm việc cho doanh nghiệp nhà nước thì mất tất cả phúc lợi và đảm bảo hưu trí mà họ được hưởng trước đây. Với số lượng lớn từ nhóm người này cũng đã hình thành một tầng lớp mới trong xã hội. Khoảng cách giàu nghèo trong xã hội ngày càng giãn ra.
Khi ấy, điều người dân Trung Quốc căm ghét nhất là việc ‘quan chức dựa vào quyền hạn của mình để thực hiện các hoạt động mua bán’ {gọi tắt là “quan đảo”}. Từ năm 1985, Trung Quốc bắt đầu thi hành “Hệ thống giá kép” đối với giá cả thu mua nông sản, giá cả xuất xưởng của các sản phẩm công nghiệp chính yếu và giá cả các hàng hóa khan hiếm, nghĩa là cùng một mặt hàng nhưng sẽ có một mức giá cố định trong các chỉ tiêu kinh tế kế hoạch quốc gia, đồng thời nó lại có một mức giá khác nằm ngoài các chỉ số kinh tế kế hoạch được điều chỉnh tự do theo cơ chế cung cầu của thị trường. Mục đích của “Hệ thống giá kép” này là để giải quyết mâu thuẫn cho nhu cầu nguyên liệu sản xuất đang vượt quá nguồn cung cấp, và để đảm bảo cho kế hoạch mang tính bắt buộc này của quốc gia có thể được hoàn thành với chi phí thấp. Cái gọi là “quan đảo” chính là dựa theo quy định giá cả của bản kế hoạch này mà thu mua các sản phẩm vừa trọng yếu vừa khan hiếm, như vật liệu thép, sau đó dựa vào giá cả nằm ngoài kế hoạch mà bán ra, chênh lệch giá cả có thể cao gấp bội.
Dưới tình huống không cần phải bước ra thương trường để làm ăn, ngày càng có nhiều quan chức Trung Cộng lợi dụng quyền lực trong tay để cướp đoạt của cải xã hội, tham ô hủ bại, mang tất cả đơn đặt hàng, hạn ngạch, các dự án có lợi nhuận cho người thân và bạn bè của họ. Trong các văn phòng trụ sở và khách sạn cao cấp khác nhau ở Bắc Kinh, có một nhóm người đặc biệt luôn ở đó, họ thủ sẵn vài triệu nhân dân tệ và nhìn chằm chằm vào các quan chức Bắc Kinh thuộc các Bộ và Ủy ban Trung ương, mục đích là để sẵn sàng chi trả vài triệu nhân dân tệ này cho các quan chức, nhằm đổi lấy các chỉ tiêu nhập khẩu và hạn ngạch khác nhau. Chỉ cần một tờ văn bản hoặc hạn ngạch được phê duyệt, họ có thể kiếm được hàng chục triệu hoặc thậm chí là hàng trăm triệu nhân dân tệ. Thể chế dị dạng được tạo ra bởi sự cải cách khập khiễng của Trung Cộng đã tạo ra một môi trường tối ưu cho vô số móc ngoặc làm ăn của quan chức và doanh nghiệp. Những giao dịch bẩn thỉu này giúp cho quan chức và doanh nhân béo tốt lên còn dân chúng lại trở thành kẻ hy sinh, bởi vì người gánh chịu sau cùng của sự chênh lệch giá này là những người dân phổ thông. Dưới sự khống chế giá cả của “Hệ thống giá kép”, chênh lệch giá cả vào năm 1988 là hơn 356,9 tỷ nhân dân tệ, chiếm khoảng 30% thu nhập quốc dân năm đó. Các ‘thái tử đảng’ đã lợi dụng quyền lực của mình để buôn bán các loại phê duyệt và trở nên giàu có chỉ sau một đêm.
Danh từ “quan đảo” phản ánh đầy đủ sự hủ bại của quan chức Trung Cộng. Nguyện vọng của người dân về việc cải cách toàn diện xã hội như mạch nước ngầm được khuấy động đang chực chờ tuôn trào, lúc này chỉ cần một đốm lửa nhỏ thì liền có thể tạo ra một chuỗi bùng phát.
Vào ngày 08 tháng 4, Hồ Diệu Bang – người được xem là thuộc ‘nhóm có lương tâm’ trong đảng, đột ngột bộc phát bệnh tim trong một cuộc họp ở Cục Chính trị, một tuần sau thì qua đời. Cái chết của ông đã khiến cho những bất mãn và phẫn nộ của người dân đối với các nguyên lão Trung Cộng vốn tích lũy qua nhiều năm – nay trở nên công khai hóa trong xã hội, trong lòng dân chúng chỉ tràn ngập nỗi bi ai và thất vọng đối với triển vọng cải cách của Trung Cộng.
Các bài báo chữ lớn và câu đối phúng điếu dùng để bày tỏ thương tiếc đối với Hồ Diệu Bang đã xuất hiện hàng loạt trong các trường đại học nổi tiếng như Đại học Bắc Kinh, Đại học Thanh Hoa, Đại học Nhân dân, Đại học Sư phạm Bắc Kinh, Đại học Chính trị và Pháp luật, v.v. cùng các học viện khác. Hàng ngàn sinh viên đã rời khỏi trường học và hướng đến Quảng trường Thiên An Môn để đặt các lẵng hoa dưới chân Đài tưởng niệm Anh hùng Nhân dân. Các sinh viên đã đặt ra các khẩu hiệu như “Thương tiếc Hồ Diệu Bang”, “Diệt trừ hủ bại”, “Trị quốc dựa trên luật pháp”, “Đả đảo chủ nghĩa quan liêu”, v.v.. Đồng thời, sinh viên từ khắp nơi trên cả nước cũng đã ồ ạt hưởng ứng bằng cách tổ chức các cuộc mít-tinh, diễu hành, thỉnh nguyện, v.v. trên quy mô lớn.
Bắt đầu từ tối ngày 25 tháng 4, Đài truyền hình Trung ương đã phát đi phát lại nhiều lần bài xã luận của tờ Nhân dân nhật báo trong phần tin tức mới trên truyền hình khắp cả nước với tiêu đề “Phải phản đối [hành vi] náo loạn xã hội một cách rõ ràng”. Bài xã luận nói: “Đây là một âm mưu có kế hoạch”, “bản chất của nó là phủ nhận sự lãnh đạo của ĐCSTQ, phủ nhận chế độ xã hội chủ nghĩa”, v.v..
Trong cuộc diễu hành ngày 17 tháng 4, dẫn đầu nhóm người thuộc trường Đại học Thanh Hoa là vài vị giáo sư tóc đã bạc phơ. Họ giơ một biểu ngữ màu trắng có dòng chữ: “Quỳ lâu rồi, đứng lên đi dạo một chút”. Trong hồi tưởng của nhiều người già về những thập niên đầy mưa gió này, giới trí thức Trung Quốc, trên thực tế phải luôn cúi đầu, quỳ gối trước đảng, chỉ có thể ca ngợi chúc tụng đảng, chứ tuyệt nhiên không hề có cơ hội ưỡn thẳng người cất lên tiếng nói độc lập cho lương tri xã hội. Sự kiện các giáo sư lớn tuổi xuống đường công khai phản đối những người cầm quyền là việc mà từ khi Trung Cộng lên nắm quyền đến nay chưa bao giờ xảy ra, điều này được Trung Cộng coi là một tín hiệu nguy hiểm.
Cùng lúc đó, có hàng chục ngàn cư dân Bắc Kinh, cán bộ cơ quan và phóng viên đưa tin đã tràn ra đường để hỗ trợ sinh viên. Các ký giả từ các tờ báo của Trung ương còn giơ biểu ngữ “Chúng tôi muốn nói lời chân thật”.
Chỉnh đốn “Đạo báo” [8]
Song song với bài xã luận đăng ngày 26 tháng 4 của tờ “Nhân dân nhật báo”, một ngòi nổ khác thúc đẩy cho sự tình ngày càng tệ hại hơn chính là sự việc chỉnh đốn tờ đạo báo “Kinh tế thế giới” của Bí thư Thành ủy Thượng Hải – Giang Trạch Dân. Sự việc này đã thúc đẩy một số nguyên lão trong nội bộ đảng quyết tâm dùng vũ lực đề đồ sát dân chúng, nhằm đổi lấy cái gọi là “ổn định”.
Chính quyền của Trung Cộng là thiếu hụt tính hợp pháp, không giống như các chính phủ được dân bầu – qua mỗi lần bầu cử đều có thể hoàn thành việc chuyển giao quyền lực một cách bình ổn dựa trên luật pháp, còn đối với Trung Cộng, làm thế nào để duy trì chế độ độc tài xuyên suốt từ đầu cho đến giờ luôn là nỗi muộn phiền của nó. Đặc biệt là những suy nghĩ và cách làm của Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương đã không thể thỏa mãn được tầng lớp cốt cán của Trung Cộng, vì thế việc tìm được một Tổng bí thư hợp cách với nó đã trở thành một đầu đề quan trọng. Quá trình xử lý toàn bộ sự kiện “đạo báo” của Giang Trạch Dân đã khiến các nguyên lão trong Đảng thấy rằng, đây mới đúng là “người nối nghiệp”.
Phong trào sinh viên năm 1989 lúc khởi đầu chỉ có sinh viên tham gia, đến khi đạt được bước ngoặt từ ‘phong trào sinh viên’ trở thành ‘phong trào toàn dân’ thì cũng là lúc Giang Trạch Dân thực hiện sự kiện chỉnh đốn tờ đạo báo “Kinh tế thế giới” ở Thượng Hải.
Vào ngày thứ tư sau cái chết của Hồ Diệu Bang (19/4), các biên tập viên của tờ “Kinh tế thế giới” đã tổ chức một buổi hội thảo. Vào ngày 20/4, Bộ Tuyên truyền Thành ủy Thượng Hải đã biết được tờ “Kinh tế Thế giới” sẽ cho ra mắt một chuyên mục mới để tưởng niệm Hồ Diệu Bang. Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền Trần Chí Lập đã lập tức báo lại với Giang Trạch Dân. Vào chiều ngày 21, Phó bí thư Thành ủy thuộc phe Giang là Tăng Khánh Hồng cùng Trần Chí Lập đã tìm đến Khâm Bản Lập – Tổng biên tập tờ “Kinh tế thế giới”. Khâm Bản Lập xác thực rằng sẽ cho đăng nội dung của buổi tọa đàm tưởng niệm Hồ Diệu Bang được tổ chức tại Bắc Kinh vào ngày 19/4 trên số báo mới của tờ “Kinh tế thế giới” và trên tạp chí “Quan sát mới” với độ dài khoảng vài trang. Tăng Khánh Hồng và Trần Chí Lập muốn Khâm nhanh chóng mang bản in thử của số báo mới này tới để họ kiểm tra. Khoảng 8 giờ 30 phút tối ngày hôm sau, Tăng Khánh Hồng và Khâm Bản Lập đã cùng thảo luận về bản in thử của số báo 439 sắp ra mắt này, Tăng muốn Khâm rút gọn nội dung buổi tọa đàm lại chỉ còn 500 chữ, nguyên nhân chủ yếu là đến từ phát ngôn của Nghiêm Gia Kỳ – người đang công tác tại Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, và Đới Tinh cùng một số người khác. Phóng viên Đới Tinh làm việc cho tờ “Quang Minh nhật báo” đã từng đề cập đến lịch sử 70 năm của ĐCSTQ và số phận của vài vị Tổng bí thư. Bà nói rằng những Tổng bí thư của đảng đều không có kết cục tốt đẹp, bởi tất cả đều “lên nắm quyền một cách không có trình tự”.
Khâm Bản Lập nhấn mạnh với Tăng rằng, chính phủ đã đồng ý để Tổng biên tập báo chí chịu trách nhiệm xuất bản, và nói rằng: “Nếu xảy ra chuyện gì thì tôi phải chịu trách nhiệm đấy, dù sao đồng chí Giang Trạch Dân vẫn chưa xem qua bản in thử. Nếu những điều công bố gây ra hậu quả gì, thì người chịu trách nhiệm nào có phải là Thành ủy hay Bộ Tuyên truyền thành ủy”.
Tăng Khánh Hồng tức giận nói: “Bây giờ không phải là vấn đề ai chịu trách nhiệm, mà là vấn đề hiệu quả cho toàn thể xã hội”. Khâm Bản Lập vẫn một mực nói rằng bản thân là người phải chịu trách nhiệm, vậy nên không thể sửa đổi nội dung. Tăng Khánh Hồng không thuyết phục được đành quay về báo cáo với Giang Trạch Dân.
Giang Trạch Dân không ngờ rằng Khâm Bản Lập cứng rắn đến vậy, ngay cả Tăng Khánh Hồng cũng thất bại trở về, thế là Giang đem vụ việc nói với Chủ tịch danh dự của tờ “Kinh tế thế giới” là Uông Đạo Hàm. Khi có Uông Đạo Hàm bên cạnh, Giang Trạch Dân đã tỏ ra cứng rắn và yêu cầu Khâm Bản Lập sửa đổi bản in thử. Uông Đạo Hàm cũng đưa ra các nguyên tắc tinh thần của đảng để gây áp lực tới Khâm. Trong khi Giang Trạch Dân và Uông Đạo Hàm vừa đánh vừa xoa nhằm bắt Khâm Bản Lập đồng ý rút gọn nội dung, thì phát hiện rằng đã có hơn mười mấy vạn bản đã được in xong, hơn nữa có 400 bản đã được phân phối đến các sạp báo tư nhân. Ngoài ra, còn có một lượng báo tương đương đã trực tiếp chuyển đến Bắc Kinh, sau cùng mới thu hồi lại được 2 vạn bản, tuy nhiên nó đã tạo ra một sự ảnh hưởng nhất định.
Vào sáng ngày 22/4, lễ truy điệu của Hồ Diệu Bang đã được tổ chức tại Đại lễ đường Nhân dân. Nghi lễ được chủ trì bởi Chủ tịch nước Dương Thượng Côn, hầu hết các lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc đã đến tham dự. Ở Thượng Hải, Giang Trạch Dân một mặt thì phản đối việc tưởng niệm Hồ Diệu Bang, một mặt thì gửi vòng hoa đến để thể hiện sự “thương tiếc”.
Sau khi tờ “Nhân dân nhật báo” xuất bản bài xã luận “Phải phản đối [hành vi] náo loạn xã hội một cách rõ ràng” vào ngày 26/4, Giang Trạch Dân cảm thấy rằng đây là một dấu hiệu chỉ đạo, dưới danh nghĩa Bí thư Thành ủy, Giang đã triệu tập một cuộc họp khẩn cấp kéo dài đến 1 giờ sáng, Giang nói phải chọn ra một giải pháp quyết đoán hơn. Hôm đó, tại một cuộc mít-tinh lớn, nơi có 14.000 đảng viên tham gia, Giang Trạch Dân đã tuyên bố đình chỉ chức vụ lãnh đạo của Khâm Bản Lập, và quyết định tiến hành chỉnh đốn tờ báo Kinh tế thế giới.
Ngày 27/4, Giang Trạch Dân đã cử “Nhóm lãnh đạo chỉnh đốn Thành ủy Thượng Hải” do Lưu Cát và Trần Chí Lập phụ trách đến chiếm đóng “đạo báo”. Trần Chí Lập – người rất phục tùng Giang Trạch Dân – ra tay chỉnh đốn không hề thua kém Giang. Bà ta cho thôi việc các nhân viên của tờ báo, đặc biệt còn cấm các biên tập viên của tờ báo đi làm phóng viên.
Thời điểm Khâm Bản Lập mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối, chỉ nằm trên giường không dậy nổi, Trần Chí Lập – kẻ thân tín của Giang Trạch Dân – bước vào phòng bệnh với nụ cười híp mắt. Người khác còn tưởng bà ta đến thăm bệnh, chẳng ai ngờ rằng bà ta đột nhiên lớn giọng tuyên đọc văn bản xử lý kỷ luật đảng đối với Khâm Bản Lập. Xem ra Trần không chỉ muốn kích động một ông lão 70 tuổi nhanh chết sớm mà còn muốn ông ta chết không yên nghỉ.
Trong cuốn “Giang Trạch Dân truyện ký” của Kuhn, Khâm Bản Lập và nhóm biên tập viên của ông bị bôi nhọ trở thành những người “nói một đường làm một nẻo”, “không logic”, “lừa gạt”, “công khai thách thức” Giang Trạch Dân và “cuối cùng phải vứt bỏ lớp ngụy trang”, Giang Trạch Dân ngược lại trở thành người bị hại, quả thật là đổi trắng thay đen.
Cách xử lý thô bạo của Giang Trạch Dân và thân tín của hắn đối với tờ báo Kinh tế thế giới đã dẫn đến một làn sóng biểu tình quét qua giới báo chí ở Thượng Hải và thậm chí trên cả nước. Cuộc chỉnh đốn “đạo báo” của Thành ủy Thượng Hải đã dẫn theo một cơn bão. Ngày hôm sau, một cuộc biểu tình quy mô lớn đã diễn ra trên đường phố Thượng Hải, công khai giăng biểu ngữ “Trả lại đạo báo của tôi”, yêu cầu khôi phục chức vụ của Khâm Bản Lập và quyền tự do ngôn luận. Những người có tiếng tăm từ Hội Nhà văn Thượng Hải cũng liên tục đến tham gia cuộc diễu hành, những người nổi tiếng trong giới trí thức và báo chí ở Bắc Kinh đã gởi điện báo đến Giang Trạch Dân yêu cầu rút lại quyết định xử lý Khâm Bản Lập và tờ đạo báo.
Các sinh viên trải chiếu ngồi trước cổng tòa nhà chính quyền thành phố và thỉnh thoảng hô to khẩu hiệu. Khoảng hơn 8.000 sinh viên đại học đã có mặt ở đó. Đây là đợt biểu tình quy mô lớn nhất của các sinh viên Thượng Hải trong ‘Phong trào sinh viên’.
Giang Trạch đã sợ hãi. Liên quan đến làn sóng biểu tình do cuộc chỉnh đốn “đạo báo” gây ra, Giang Trạch Dân thừa nhận: “Hậu quả nghiêm trọng hơn nhiều so với chúng tôi dự kiến”. Có người chỉ trích hành động của ông ta đã kích hoạt “các cuộc biểu tình quy mô lớn ở Thượng Hải”. Trên thực tế, nó không chỉ kích hoạt “các cuộc biểu tình quy mô lớn ở Thượng Hải”, mà còn thúc đẩy biểu tình quy mô lớn ở Bắc Kinh.
Tại Bắc Kinh, có hai phóng viên đã mang một lá thư thỉnh nguyện có 1.013 chữ ký của các nhà báo làm việc tại hơn 30 cơ sở báo chí ở thủ đô gởi đến Hội Nhà báo Toàn Trung Hoa, nội dung thư thỉnh nguyện yêu cầu một cuộc đối thoại với các nhà lãnh đạo phụ trách công tác tuyên truyền của chính quyền trung ương, và liệt kê ra 3 mục đối thoại, trong đó mục đầu tiên là liên quan đến việc đình chỉ chức vụ Tổng biên tập tờ báo “Kinh tế thế giới” của Khâm Bản Lập ở Thượng Hải đã dẫn đến phản ứng mạnh mẽ cả trong và ngoài nước. Các tòa soạn thực hiện quy định ‘Tổng biên tập phải chịu trách nhiệm nội dung xuất bản’, tuy nhiên trên thực tế lại không được như vậy, đây chính xác là vấn đề hàng đầu cần được giải quyết trong cuộc cải cách tin tức.
Vào tối ngày 27/4, trong cơn hoảng loạn Giang Trạch Dân đã gọi điện cho Lý Duệ – thành viên của Ủy ban Cố vấn Trung ương Trung Cộng và là cựu Thứ trưởng Thường vụ Bộ Tổ chức [nhân sự] Trung ương Trung cộng, nói chuyện trong hơn 40 phút, qua điện thoại Giang tha thiết khẩn cầu Lý Duệ nói với bạn bè ở Bắc Kinh châm chước cho mình, ngoài ra còn dò hỏi Lý Duệ về tình hình ở Bắc Kinh. Qua điện thoại Giang còn dùng giọng điệu “Tôi không chịu đựng được nữa” để thể hiện tâm trạng suy sụp của mình với Lý Duệ.
Vào ngày 30/4, Tổng bí thư Trung Cộng Triệu Tử Dương quay về từ chuyến thăm Triều Tiên, tối hôm đó Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng đã bay đến Bắc Kinh, muốn gặp Triệu Tử Dương để báo cáo công việc. Triệu Tử Dương liền tiếp kiến ông ta, sau khi Giang báo cáo xong thì hỏi Triệu: “Anh thấy việc tôi xử lý ‘đạo báo’ ở Thượng Hải như thế nào?” Triệu chưa vội biểu đạt thái độ và hỏi ngược lại Giang: “Còn anh thấy thế nào?”
Giang Trạch Dân nói chuyện quanh co úp mở, phát hiện Triệu Tử Dương có quan điểm rất khác với mình. Triệu Tử Dương liếc mắt nhìn Giang Trạch Dân và nói: “Giờ không có thời gian để nói đến việc này”.
Giang Trạch Dân nói với giọng khẩn khoản: “Nếu đồng chí Tử Dương không đưa ra ý kiến, thì tôi và đồng chí Khánh Hồng sẽ không làm tốt công việc được, cũng không dễ ăn nói khi quay về Thượng Hải”.
Triệu Tử Dương buộc lòng phải bày tỏ thái độ: “Phía Thành ủy Thượng Hải đã xử lý vấn đề về tờ báo Kinh tế thế giới một cách vội vã, việc bé xé ra to, khiến bản thân lâm vào ngõ cụt”. Nói xong liền xoay người rời đi. Theo những người có mặt vào thời điểm đó kể lại, Giang đã ngớ người nhìn theo bóng dáng của Triệu rời đi trong 10 phút mà không nói được lời nào.
Rõ ràng, Triệu Tử Dương rất không hài lòng với cách làm ‘chuyện bé xé ra to’ dẫn đến biểu tình quy mô lớn của Giang Trạch Dân, những lời lẽ nghiêm khắc của Triệu đã khiến Giang sợ mất hồn mất vía. Người bạn thân Trần Chí Lập của Giang nói: “Nếu Trung ương truy cứu trách nhiệm, một mình em sẽ gánh chịu, tuyệt đối không để liên lụy đến anh”. Kể từ đó mối quan hệ giữa Giang Trạch Dân và người phụ nữ này càng thêm thân mật. Sau đó, Giang Trạch Dân vẫn đi khắp nơi để tìm kiếm các mối quan hệ, hy vọng biết được thái độ của những nguyên lão trong đảng. Ông ta nhận được phản hồi là Trung ương đang bất đồng ý kiến, lời của Triệu Tử Dương không đại biểu cho tinh thần của Trung ương.
Có 600 sinh viên, chủ yếu là đến từ Đại học Bắc Kinh đã bắt đầu tiến hành tuyệt thực để kháng nghị tại quảng trường Thiên An Môn, phóng viên các nước dần dần đã chú ý và quay ống kính về nơi này, chỉ trích dồn dập Thành ủy Thượng Hải là Giang Trạch Dân đã phá hoại pháp chế. Tại Thượng Hải, khoảng 4.000 sinh viên đã tập trung trước cổng tòa thị chính, yêu cầu Bí thư Thành ủy bày tỏ thái độ. Đương nhiên Giang Trạch Dân không chịu lộ diện, kéo theo sự phẫn nộ lên đỉnh điểm của sinh viên. Dưới làn mưa lất phất, hàng ngàn sinh viên đã hét lớn “Tên khốn Giang Trạch Dân”. Tại cuộc họp của Bộ Chính trị vào trung tuần tháng 5, cuộc tranh chấp nội bộ đảng đã nóng lên rõ rệt, Triệu Tử Dương đã thẳng thắn tuyên bố sự kiện ‘Đạo báo’ “là do Thành ủy Thượng Hải khơi mào, nên phải để Thành ủy Thượng Hải kết thúc nó”. Triệu đã chỉ đích danh Giang Trạch Dân – người mà Trần Vân và Lý Tiên Niệm ưng ý – khiến cho vài vị nguyên lão nổi cơn tam bành.
Điều khiến Trung Cộng càng lúng túng hơn là ngay ngày hôm đó Bắc Kinh phải đón chuyến thăm của Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev, hàng trăm phóng viên đã đến Bắc Kinh để đưa tin về chuyến thăm này nhưng họ đã phát hiện ra một tin tức còn quan trọng hơn so với hội nghị thượng đỉnh của hai nước, sự chú ý bỗng nhiên được chuyển sang nơi mà Trung Cộng không muốn bị chú ý nhất.
Cuộc họp của Bộ Chính trị đã rơi vào bế tắc, Triệu Tử Dương đã dự liệu được những gì mình sắp phải đối mặt, ông bước vào quảng trường Thiên An Môn với nước mắt lưng tròng hỏi thăm những sinh viên đang tuyệt thực. Khoảng 10h tối, Lý Bằng có một bài phát biểu, nhắc lại lập trường của Trung ương rằng sẽ thực hiện “các biện pháp nghiêm khắc để chấm dứt bạo loạn”. Hai tiếng sau, vào lúc nửa đêm, chiếc loa lớn ở quảng trường Thiên An Môn đã tuyên bố thực thi lệnh giới nghiêm.
Hai giờ sáng ngày 20/5, sau bài phát biểu của Lý Bằng không lâu, Giang Trạch đã lập tức gởi điện báo bày tỏ thái độ ủng hộ mạnh mẽ đối với quyết định của Trung ương. Hành động chơi lớn này diễn ra ngay trước mắt lãnh đạo của các tỉnh thành và khu tự trị khác, không còn nghi ngờ gì nữa, thái độ của Giang Trạch Dân đã giúp các nguyên lão tìm được người kế nghiệp đáng tin cậy. Trong phiên bản tiếng Anh cuốn “Truyện ký Giang Trạch Dân”, Kuhn viết ở trang 162 rằng (nội dung đoạn này này bị cắt bỏ trong phiên bản tiếng Trung): “Sáng sớm ngày 20/5, các nguyên lão Trung Cộng đã quyết định nội bộ, rằng Giang Trạch Dân được đề cử làm tân Tổng bí thư Trung Cộng”.
Kẻ hưởng lợi từ cuộc thảm sát “Lục Tứ”
Vào một ngày cuối tháng 5 năm 1989, một người đàn ông khoác chiếc áo màu xám tro cùng mái tóc chải ngược thẳng thớm, bước xuống từ chiếc chuyên cơ vừa hạ cánh ở sân bay quân sự Nam Uyển – Bắc Kinh, ngay sau đó ông ta được một chiếc Santana đen đứng chờ sẵn rất lâu đến chở đi. Vừa nhận được thông báo khẩn từ Văn phòng Trung ương, ông ta liền vội vàng đến Bắc Kinh để họp. Tình hình chính trị kỳ lạ lúc đó khiến ông ta cứ thấp thỏm bất an. Cách xử lý cứng rắn của ông ta đối với tờ báo “Kinh tế thế giới” đã làm dấy lên nhiều làn sóng phản đối và thu hút sự chú ý trên khắp thế giới. Chuyến đi đến Bắc Kinh này, ông ta thậm chí còn nghĩ rằng lành ít dữ nhiều. Bà vợ còn tỏ ra lo lắng hơn, nghĩ rằng đại họa sắp đến, lúc tạm biệt không kìm nén được mà ôm đầu khóc nức nở. Ông ta chính là Bí thư Thành ủy Thượng Hải Giang Trạch Dân. Khi đến Bắc Kinh, Giang được thông báo rằng Đặng Tiểu Bình sẽ gặp ông ta tại biệt thự Tây Sơn.
Giang Trạch Dân 63 tuổi, vốn dĩ dự định sẽ về hưu sau khi làm việc thêm 2 năm nữa, và muốn trở thành giáo sư tại ngôi trường xưa của mình – trường Đại học Giao thông Thượng Hải. Nhưng trời xui đất khiến để cho Đặng Tiểu Bình lại trao trọng trách Tổng Bí thư Trung Cộng vào tay ông ta – một người chưa hề có chuẩn bị tư tưởng gì trong chuyện này, và thế là Giang Trạch Dân đã trở thành người hưởng lợi chính trị lớn nhất từ sự kiện Lục Tứ.
Trong buổi gặp mặt, Đặng Tiểu Bình đã khen ngợi cách xử lý của Giang Trạch Dân đối với tờ đạo báo ‘Kinh tế thế giới’, và nói rằng Thượng Hải đã đón tiếp Gorbachev tốt hơn Bắc Kinh. Giang Trạch Dân thở phào nhẹ nhõm, thầm nghĩ: May mà mình không nghe theo Triệu Tử Dương, nếu không hậu quả không thể lường được.
Nhìn biểu cảm nhẹ nhõm vừa thay đổi trên gương mặt Giang Trạch Dân, Đặng Tiểu Bình nói tiếp, còn một nhiệm vụ vô cùng quan trọng muốn Giang hoàn thành. Đặng Tiểu Bình muốn Giang ngăn chặn một người đang trên đường trở về nước sớm hơn dự định sau khi thực hiện chuyến công du ở Canada, đó là Vạn Lí – Ủy viên trưởng Đại hội Nhân dân, phía Đặng sẽ giở trò để khiến Vạn Lí hạ cánh ở Thượng Hải, và nhiệm vụ của Giang là khuyên Vạn Lí đồng ý với chủ trương của các nguyên lão, bằng không sẽ không để ông ta trở về Bắc Kinh. Đặng Tiểu Bình giải thích, vì thời điểm đó có 57 Ủy viên Thường vụ Đại hội Nhân dân yêu cầu một cuộc họp để thảo luận về vấn đề lệnh giới nghiêm ở Bắc Kinh do Lý Bằng tuyên bố có hợp pháp hay không. Nếu Vạn Lí trở lại Bắc Kinh để chủ trì Đại hội, tình hình rất có thể sẽ phát triển theo hướng phản đối, và cục diện sẽ rất khó kiểm soát. Giang vừa nhẹ nhõm xong nghe thấy thế thì lo lắng trở lại, ông ta biết nhiệm vụ này không dễ hoàn thành.
Đặng Tiểu Bình dường như nhìn ra tâm tư của Giang, nên ông ta dùng giọng điệu nhẹ nhàng để gợi ý rằng đây là một bài khảo nghiệm của Trung ương đối với Giang. Nếu nhiệm vụ này được hoàn thành xuất sắc, thì sự việc này có thể trở thành một bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp chính trị của Giang. Nghe xong, Giang Trạch Dân vừa cảm thấy căng thẳng vừa có phần phấn khởi, đồng thời trong lòng cũng hiểu rõ nếu lỡ có xảy ra sơ xuất nào đó thì tiền đồ sẽ hoàn toàn vô vọng.
Ngày 23/5, Giang Trạch Dân trở về Thượng Hải, đến ngày 25/5 chuyến bay của Vạn Lí hạ cánh ở sân bay Thượng Hải vào lúc 3 giờ chiều, Giang Trạch Dân đến tiếp đón và lập tức đưa “lá thư do Đặng Tiểu Bình tự tay viết” cho Vạn Lí, Vạn Lí là bạn chơi bài Bridge của Đặng Tiểu Bình, trong thư Đặng khẩn cầu Vạn Lí: “Bạn bè với nhau mấy chục năm, ông hãy giúp tôi vào thời điểm quan trọng này”.
Vạn Lí ở lại Thượng Hải 6 ngày và chịu khổ sở trong 6 ngày, trong thời gian này Giang Trạch Dân đã đưa ra con át chủ bài, trước khi Vạn Lí không ưng thuận, Giang nhận lệnh phải giữ ông ta lại Thượng Hải. Đến ngày 27/5 Vạn Lí đã công khai lên tiếng đồng tình với lệnh giới nghiêm của Trung ương. Hành động ép buộc Vạn Lí của Giang Trạch Dân tương đương với chiến lược cắt đứt cánh tay của Triệu Tử Dương.
Cùng ngày 27/5, Đặng Tiểu Bình đã mời Bát nguyên lão đến một cuộc họp để quyết định ai sẽ làm Tổng bí thư kế nhiệm. Vốn dĩ đề xuất ban đầu của Đặng Tiểu Bình là Kiều Thạch và Lý Thụy Hoàn, nhưng Trần Vân thì hết lòng tiến cử Giang Trạch Dân, tuy nhiên Lý Tiên Niệm và Bạc Nhất Ba lại đóng vai trò quan trọng hơn trong việc khiến Đặng Tiểu Bình chuyển qua đề bạt Giang Trạch Dân. Lý Tiên Niệm lúc đó nói: “Mặc dù Giang Trạch Dân thiếu kinh nghiệm làm việc trong Trung ương, nhưng anh ta có đầu óc chính trị, đang trong thời kỳ sung sức, có thể tin cậy”.
Thế là, đoạn tình tiết lịch sử lạ lùng đến khó tin ấy đã đẩy Giang Trạch Dân lên đến đỉnh cao quyền lực, trở thành người hưởng lợi lớn nhất từ cuộc đàn áp Lục Tứ.
Ngày 30/5, Giang Trạch Dân lần nữa nhận được lệnh bí mật đến Bắc Kinh. Giang không biết số phận của mình sẽ ra sao, có điều ông ta linh cảm rằng chuyến đi này sẽ rất khác thường.
Sau khi Giang đến Bắc Kinh và nghỉ ngơi một lát thì thư ký của Trần Vân bước đến và thông báo: “Đồng chí Trần Vân đang đợi ông”. Cuộc trò chuyện giữa Trần Vân và Giang Trạch Dân cực kỳ đơn giản, Trần Vân nói thẳng: “Đồng chí Tiểu Bình nhờ tôi thông báo với anh, anh hãy đến Trung ương làm việc, thay thế đồng chí Triệu Tử Dương”. Giang Trạch Dân không nói một lời nào. Ông ta hiểu rõ trong thời khắc quan trọng này mà nói sai một câu thì bao nhiêu công sức sẽ đổ sông đổ biển. Trước khi đến Bắc Kinh, Giang đã nghe nói các vị nguyên lão đã tổ chức hai cuộc họp ở nhà Đặng Tiểu Bình. Trần Vân là người đầu tiên đề xuất Giang làm người kế nhiệm. Trần Vân nói, ông ta và Lý Tiên Niệm thấy rằng Giang Trạch Dân ở Thượng Hải đã thể hiện đảng tính mạnh mẽ, thái độ đối với lệnh giới nghiêm rất kiên quyết. Dù vậy, Giang Trạch Dân vẫn chưa biết được thái độ của bản thân Trần Vân đối với mình như thế nào, do đó Giang chỉ nghe mà không nói gì.
Khi Lý Tiên Niệm đến nơi không khí đã thư giãn hơn nhiều. Sau khi Lý Tiên Niệm hỏi thăm vài câu về tình hình ở Thượng Hải, ông ta nói: “Về phía Tiểu Bình thì anh không cần nôn nóng, quyết định này là ý kiến của đồng chí Tiểu Bình, đương nhiên anh ta sẽ tìm anh nói chuyện”. Giang Trạch Dân biết rằng công sức nịnh nọt Lý Tiên Niệm không hề uổng phí, tuy nhiên ông ta nhớ lời khuyên của Tăng Khánh Hồng là nghe nhiều nói ít, vậy nên ngoài trả lời ngắn gọn các câu hỏi, ông ta chỉ khẽ cúi người và ra vẻ chăm chú lắng nghe.
Sau khi trở về phòng nghỉ, Giang Trạch Dân liền gọi 3 cuộc điện thoại. Cuộc thứ nhất là gọi cho Tăng Khánh Hồng, Tăng là mưu sĩ quan trọng của Giang. Giang Trạch Dân nói với ông ta: “Xem ra tôi không về được rồi”.
Tăng lo lắng hỏi: “Không phải anh đi 2-3 ngày thì về sao?”
Giang nói: “Tôi phải làm việc ở đây, ngày mai anh đến đây liền đi”.
Cuộc thứ hai là gọi cho Uông Đạo Hàm, cựu thị trưởng Thượng Hải, Giang nói: “Sau này mong ngài chiếu cố tôi hơn”.
Cuộc thứ ba là gọi cho vợ là Vương Dã Bình để bà ta chuẩn bị đến Bắc Kinh, nhưng Vương Dã Bình không nói gì.
Đại cục đã định, vào lúc 8 giờ tối, Lý Bằng, Diêu Y Lâm và những người khác đã mở tiệc chiêu đãi Giang Trạch Dân một cách khách sáo, Giang thoáng tưởng như mình đang ở trong mộng.
Việc tiến quân vào Bắc Kinh một lần nữa lại bị trì hoãn, đến ngày 01/6 mới có lệnh bố trí mới cho quân đội tiến vào thành phố, và thời điểm thi hành sau cùng được ấn định là vào đêm ngày 03/6. Với tư cách là tân Tổng bí thư, Giang Trạch Dân đã bắt đầu phê duyệt các văn kiện từ cuối tháng Năm.
Che đậy sự thật, cấm phản án
Bất kể sự kiện “Lục Tứ” đã trôi qua bao lâu, Giang Trạch Dân vẫn hy vọng Lục Tứ sẽ hoàn toàn biến mất trong ký ức của người khác. Tuy nhiên cứ mỗi năm đến ngày này, người ta lại sử dụng rất nhiều hình ảnh và bài viết để tưởng niệm những người đã mất trong sự kiện Lục Tứ, đây là những thứ mà Giang Trạch Dân không muốn nhìn thấy nhất. Khi Giang Trạch Dân rời chức vụ Tổng bí thư và Chủ tịch nước vào năm 2002, ông ta đã đặt ra vài quy định cho các Thường ủy cục chính trị, trong đó có một quy định là không được lật lại bản án “Lục Tứ”, bởi ông ta là một trong những người tham gia chính trong cuộc đàn áp “Lục Tứ” và là kẻ hưởng lợi lớn nhất.
Trong vòng hơn một năm sau sự kiện Lục Tứ, Giang Trạch Dân đã ra lệnh cho tất cả các đơn vị điều tra những người đã tham gia Lục Tứ, hoặc ủng hộ các sinh viên, hoặc phản đối việc đàn áp, khuyến khích vạch trần tố cáo lẫn nhau, tiến hành thanh toán từng người một. Dối trá và sợ hãi chồng chất lên người dân, khiến cho cơ bản là không còn ai dám thảo luận về Lục Tứ nữa.
Trong một cuộc họp báo giữa Trung Quốc và nước ngoài, một nhà báo người Pháp đã hỏi về vụ cưỡng hiếp tập thể một nữ nghiên cứu sinh bị bắt trong sự kiện Lục Tứ tại nhà tù tỉnh Tứ Xuyên, trước đám đông, Giang Trạch Dân đã buộc miệng nói ra một câu gây chấn động thế giới: “[Xử] cô ta [như vậy] là đúng người đúng tội!”
Giang Trạch Dân cũng đã trải qua những ngày tháng không mấy dễ chịu. Giang luôn sống trong sợ hãi, sợ có người phản án Lục Tứ, phản án cho Triệu Tử Dương. Bức ảnh Triệu Tử Dương đến quảng trường Thiên An Môn thăm hỏi sinh viên đã trở thành một minh chứng cho việc có một số lãnh đạo ở Trung ương không muốn tàn sát các sinh viên. Điều mà Giang căm hận nhất là người ta cứ đăng đi đăng lại tấm hình này vào dịp kỉ niệm sự kiện Lục Tứ trong mười mấy năm qua, như muốn ám chỉ rằng Giang đã lên nắm quyền một cách hèn hạ. Giang cũng không quên những lời Triệu Tử Dương đã phê bình mình trước sự kiện Lục Tứ, ông ta luôn giám sát và khống chế người nhà họ Triệu, khiến những người trong Bộ An ninh đều cảm thấy khó hiểu và không nỡ ra tay.
Điều quan trọng hơn đối với Giang Trạch Dân là làm phai mờ, lẫn lộn, sau cùng là bóp méo đi ký ức của tất cả người dân Trung Quốc đối với sự kiện Lục Tứ. Giang đã ra lệnh cho sản xuất các chương trình truyền hình, cố gắng phóng đại những hành động bạo lực của sinh viên, thậm chí còn cố tình đốt một số phương tiện quân sự rồi quay phim lại và đổ tội cho sinh viên, nhằm thuyết phục dân chúng trên toàn quốc rằng quân đội nổ súng là bất đắc dĩ. Chẳng mấy chốc, rất nhiều người dân chưa từng trải qua sự kiện Lục Tứ đều bắt đầu tin rằng cái gọi là “bạo loạn” đã thực sự xảy ra ở Bắc Kinh.
Trải qua hơn 20 năm sau, chân tướng về sự kiện Lục Tứ đều được những người ngoài cuộc biết đến. Theo các tài liệu lịch sử có thể tra cứu và từ người trong cuộc kể lại, video trước đây được người phát ngôn của đảng Cộng sản tuyên truyền và gọi đó là “những tên làm loạn” đốt xe quân dụng, hoàn toàn là do phía quân đội dày công sắp đặt, tự biên tự diễn. Lúc đó phía quân đội nhận lệnh mang những xe cộ đã cũ đến phố Tây Trường An, sau đó một đám vũ cảnh giả trang làm sinh viên tiến hành phóng hỏa đốt xe, đồng thời một nhóm người khác đứng gần đó để quay phim. Mục đích là để đổ tội cho sinh viên và người dân, từ đó biện hộ cho hành động nổ súng trấn áp. Ngày càng có nhiều quân nhân trong cuộc đã âm thầm tiết lộ rằng bản thân từng tham gia đốt xe, sau vụ việc, phần lớn những người này bị cho giải ngũ chuyển công tác hoặc bị sa thải.
Phương Chính, khi ấy là một sinh viên mới tốt nghiệp khoa Lý Luận thuộc Học viện Thể thao Bắc Kinh, đã bị một chiếc xe tăng chạy tốc độ cao cán đứt hai chân, hình ảnh của sự việc đó khiến người ta vẫn còn rùng mình mỗi khi nhớ lại. Sau đó, với sự giúp đỡ của những người hảo tâm, Phương Chính đã đến được Hoa Kỳ, hơn nữa còn lắp đặt đôi chân giả và đã đứng lên được trở lại. Vào năm 2005, Phương Chính đã làm chứng trong một cuộc phỏng vấn với phóng viên của thời báo Đại Kỷ Nguyên: “Tôi tránh không kịp và bị ngã xuống đất, chiếc xe tăng đè lên chân tôi và cán qua, bánh xe tăng đều là dây xích và bánh răng, tôi cảm thấy quần của mình đã bị cuốn vào bánh xích, cảm giác bị ép chặt, lúc đó ý thức của tôi vẫn còn một chút, chỉ cảm thấy cơ thể mình đang bị kéo thình thịch trên mặt đất, bị kéo đi một đoạn, phần đầu, lưng và vai tôi đều bị trầy xước (bác sĩ nói cho tôi biết khi tôi đến bệnh viện), bánh xích xe tăng đã cán đứt chân tôi, quần cũng bị kéo rách, sau đó tôi rơi ra khỏi bánh xích, sau khi rơi ra, tôi lăn sang bên đường dựa vào hàng rào bảo vệ…”
“Tấm hình này, tôi tình cờ nhìn thấy được khi tôi vào trang web Động Thái (dongtaiwang.com), phát hiện đây chính là tôi trong tình cảnh khi ấy. Lên các trang mạng nước ngoài mới có thể nhìn thấy được tấm hình này, một người nằm trên mặt đất với đôi chân bị nghiền nát, đang cố dựa vào hàng rào. Người đó xác thực chính là tôi. Phần chân của tôi đã bị cán đứt, chân phải thì bị đứt lên phần đùi, còn chân trái bị đứt đến đầu gối…”
Trong quá trình thanh tra, vu oan và che đậy sự kiện này, Giang Trạch Dân đã nắm vững thuần thục cơ cấu tuyên truyền và bạo lực. Ai có thể nghĩ rằng sau 10 năm, Giang lại sử dụng cùng một thủ đoạn như trước để đi lừa gạt, vu khống và hãm hại người khác, dựng nên vở kịch “Tự thiêu ở Thiên An Môn”, kích động người dân trên toàn quốc căm thù Pháp Luân Công, từ đó bắt đầu đàn áp các học viên Pháp Luân Công trên quy mô lớn, sự kiện Lục Tứ đã trở thành “buổi diễn tập” của Giang cho cuộc đàn áp tàn khốc và lâu dài hơn về sau.
Theo 9Binh