Trong cuốn sách mới “Kẻ độc tài hoàn mỹ” của một Giáo sư trường đại học Oxford, đã đưa ra những nhận định hoàn toàn khác với tuyên truyền “khiến hàng trăm triệu người thoát nghèo” của chính quyền Trung Quốc.
Ông Stein Ringen – giáo sư của trường đại học Oxford, trong quyển sách mới của mình đã dùng ánh mắt hoàn toàn mới để nhìn nhận Trung Quốc. Trong bài viết được đăng tải trên “Nhật báo phố Wall” ông chỉ ra, điều khiến cho hàng trăm triệu người Trung Quốc thoát khỏi cảnh nghèo đói không phải là chính sách của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), mà là đức tính cần cù lao động người dân Trung Quốc và các xí nghiệp.
Giáo sư Stein Ringen có am hiểu sâu sắc đối với bối cảnh xã hội học và chính trị học, đã từng viết một lượng sách thuộc nhiều lĩnh vực. Cuốn sách mới của ông “Kẻ độc tài hoàn mỹ” đã đưa ra một kết luận mạnh mẽ, cũng là kết luận hoàn toàn trái với những lời tuyên truyền của ĐCSTQ trong bao nhiêu năm qua.
Trước khi viết cuốn sách “Kẻ độc tài hoàn mỹ”, giáo sư Ringen vốn không có chút kiến thức chuyên sâu về chính trị Trung Quốc. Chuyên môn của ông không phải là nghiên cứu Trung Quốc, nhưng năng khiếu của ông là phân tích trạng thái, ông đã thử đem kinh nghiệm này vào nghiên cứu trong những trường hợp mới.
Một cách nói mà ĐCSTQ thích lấy ra để đắp vàng cho bản thân nhất chính là, ĐCSTQ đã giúp đỡ mấy trăm triệu người Trung Quốc thoát khỏi cảnh đói nghèo. Nhưng giáo sư Ringen chỉ ra, dựa vào hai nguyên nhân cơ bản, thì thấy được kết luận này là hoàn toàn không chính xác.
Trước hết, trong suốt 30 năm thống trị của Mao Trạch Đông, thu nhập bình quân của người Trung Quốc chỉ đứng trước Bangladesh, bần cùng như vậy chính là đến từ chính sách tai hại của chính bản thân ĐCSTQ.
Thứ hai, sau khi Đặng Tiểu Bình, người nối nghiệp Mao Trạch Đông, chấm dứt sai lầm to lớn trong chính sách kinh tế, sự tăng trưởng mau chóng của Trung Quốc chủ yếu nhất vẫn là bản tính cần cù lao động của người dân Trung Quốc và nhà máy xí nghiệp tạo nên, chứ không phải là ĐCSTQ cứu vớt người Trung Quốc thoát khỏi cảnh đói nghèo.
Tiến sĩ Ringen vạch rõ khẩu hiệu tuyên truyền của ĐCSTQ thêm bước nữa. Ông nói, trong mấy chục năm của quá khứ, sự tăng trưởng mau chóng của Trung Quốc hoàn toàn không phải là chuyện có một không hai. Rất nhiều người đều đã quên, mấy nước Đông Âu, bao gồm cả Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, trước Trung Quốc đều đã trải qua tình thế tăng trưởng kinh tế khoảng 40 năm tương tự như vậy.
Lấy Hàn Quốc làm ví dụ. Hàn Quốc trong 40 năm đã có được ba thành tựu lớn: từ nghèo đói trở nên giàu có; từ độc tài trở thành dân chủ; xây dựng hệ thống đảm bảo an sinh xã hội trong cả nước, để cho không có người bị loại bỏ bên ngoài lợi ích của phát triển kinh tế.
Giáo sư Ringen viết rằng: “Trung Quốc cải cách mở cửa tính đến nay đã được 40 năm, nhưng chỉ có được một thành tựu so với Hàn Quốc, đó chính là tăng trưởng kinh tế. Trong khi Hàn Quốc khiến bản thân mình trở thành quốc gia có thu nhập cao, Trung Quốc chỉ khiến bản thân nhiều nhất trở thành quốc gia có thu nhập vào hàng trung bình”.
Hơn nữa, Hàn Quốc giống như Nhật Bản và Đài Loan, đã từ chế độ chuyên chế chuyển sang chế độ dân chủ, cho phép tự do xã hội, đây là điều mà Bắc Kinh ra sức cấm cản.
Rất nhiều phần trong cuốn sách “Kẻ độc tài hoàn mỹ” đã đang cân nhắc hướng đi tương lai của Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình. Trung Quốc sẽ trở thành một quốc gia mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân? Hay là trở thành một cường quốc tìm kiếm bá quyền? Hay là chỉ muốn duy hộ bản thân chính quyền?
Giáo sư Ringen nói, nếu như chính quyền ĐCSTQ tiếp tục là kẻ giám sát tăng trưởng kinh tế và khống chế chính trị, nó có khả năng sẽ tiếp tục độc tài nhưng sẽ lựa chọn sách lược cụ thể. Nếu như ĐCSTQ biến người dân ỷ lại vào hình thái ý thức, yêu cầu ý chí cá nhân chịu sự khống chế của quốc gia, vậy thì nó sẽ trở thành chủ nghĩa cực quyền tà ác nhất.
Trung Quốc sẽ đi theo con đường nào? Vấn đề như vậy ĐCSTQ không cho phép đàm luận ở chỗ công cộng, nhưng càng ngày càng có nhiều người Trung Quốc đang vang lên suy nghĩ, đặc biệt là thành viên giai cấp tư sản dân tộc. Họ đang chờ đợi một đáp án.
Theo Epochtimes.com