Theo NASA, cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ, không gian vũ trụ là một nơi lạnh lẽo và nguy hiểm đối với các hành tinh, trong đó có Trái đất. Và con người dù phát triển đến đâu vẫn bất lực trong trong việc chống chọi lại những thiên tai từ vũ trụ.
Trái đất chỉ mải mê quay theo quỹ đạo của mình, trong khi hàng trăm ngàn vật thể trong vũ trụ đang “lên kế hoạch tiêu diệt” hành tinh xanh này và tất cả những sinh vật sống trên đó. Hãy cùng tìm hiểu xem những vật thể “ghê gớm” ấy là gì.
1. Mặt trời
Mặt trời đem lại cho chúng ta ánh sáng và hơi ấm nhưng sức mạnh bức xạ của quả cầu lửa ấy cũng có thể cướp đi sinh mạng của chúng ta.
Ở mức độ nhỏ, các tia sáng bức xạ có thể gây ung thư và tiêu diệt các tế bào sống trên da. Nghiêm trọng hơn, khi chiếu xuống Trái đất, những tia bức xạ ấy sẽ đâm thủng bầu khí quyển và tàn phá từ trường xung quanh Trái đất.
Bạn có hay, khi kết hợp với năng lượng gió các tia bức xạ cực mạnh sẽ biến thành một cơn bão năng lượng Mặt trời trong bầu khí quyển. Điều này làm hư hại nặng nề đến các vệ tinh, hệ thống định vị GPS, truyền thông vô tuyến mặt đất, cản trở các lưới điện và xoá sổ toàn nhân loại.
Ngay cả nếu Mặt trời bị diệt vong, sụp đổ bởi chính sức hút của mình, ngôi sao này cũng có thể gây ra một vụ nổ “siêu tân tinh” thổi bay mọi hành tinh ra khỏi quỹ đạo, trong đó có Trái Đất.
2. Một vụ nổ “siêu tân tinh”
Điều gì sẽ xảy ra trong một vụ nổ “siêu tân tinh”? Chỉ một ngôi sao phát nổ dữ dội, sẽ kéo theo hệ lụy đến nhiều ngôi sao khác gần nó, chúng tập hợp sức mạnh với nhau tạo nên một vụ nổ lớn. Nếu xảy ra cách Trái Đất 50 – 100 năm ánh sáng, vụ nổ kinh hoàng này sẽ giải phóng một lượng lớn tia gramma hủy diệt ngôi nhà xanh của chúng ta.
Theo trung tâm EarthSky, chưa có ngôi sao nào có kích thước đủ lớn để gây ra những vụ nổ siêu tân tinh loại II. Tuy nhiên, có đến hàng trăm ngôi sao nhỏ và khó phát hiện gần hệ Mặt trời của chúng ta ẩn chứa nguy cơ gây ra những vụ siêu tân tinh loại I.
3. Hố đen – Phiên bản máy hút bụi ngoài vũ trụ
Các hố đen được mệnh danh là những con “ma ca rồng khát máu” trong vũ trụ. Chúng có thể hút bất cứ thứ gì khi ở gần, thậm chí là “nuốt chửng” cả một ngôi sao.
Giữa dải ngân hà, tồn tại một hố đen hay còn gọi là trung tâm của các thiên hà, nằm cách Trái Đất 25.000 năm ánh sáng. Do vậy, chúng ta may mắn trú ngụ cách xa lực hấp dẫn của hố trung tâm này. Tuy nhiên, vẫn có những hố đen khác ở rất gần Trái Đất.
Theo Universe Today, một trong số những hố đen gần Trái Đất nhất là V616 Monocerotis, nằm cách chúng ta 3.000 năm ánh sáng. Tuy nhiên, chúng ta mới chỉ phát hiện ra những ảnh hưởng của Monocerotis lên các vật thể trong không gian chứ chưa tận mắt nhìn thấy hố đen này.
Các nhà khoa học tin rằng, có rất nhiều hố đen như Monocerotis đang ẩn náu, thậm chí nằm ngay gần Trái Đất mà chúng ta chưa phát hiện được.
4. Mặt trăng
Như chúng ta biết, Mặt trăng chính là vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái Đất và là vệ tinh tự nhiên lớn thứ năm trong hệ Mặt trời.
Nhưng hiện nay, các nhà khoa học nhận thấy rằng vệ tinh này ngày càng cách xa dần Trái Đất. Theo tính toán chính xác, Mặt trăng cách Trái Đất thêm khoảng 4cm (1.6 inch) mỗi năm. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến thủy triều dâng và tốc độ quay của các hành tinh khác.
Ngoài ra, việc Mặt trăng cách xa Trái đất sẽ tạo điều kiện cho Mặt trời – quả cầu lửa khổng lồ tiến lại gần và thiêu rụi bề mặt Trái đất, đe dọa đến sinh mạng của nhân loại.
5. Va chạm với các tiểu hành tinh
Bạn có biết, các tiểu hành tinh thường xuyên bay qua Trái Đất. Hầu hết, các tiểu hành tinh đều vô hại, chúng đơn giản chỉ là những ngôi sao từ từ di chuyển qua bầu trời đêm. Tuy nhiên, chỉ cần một giây, chúng có thể huỷ diệt mọi thứ chúng va vào.
Khoảng 66 triệu năm trước, một tiểu hành tinh khổng lồ lao xuống Trái đất, xoá sổ mọi sinh vật sống và làm thay đổi cấu trúc của Trái đất. Các nhà nghiên cứu tuyên bố rằng tiểu hành tinh này đã đâm vào miền Nam Mexico và gây nên động đất kinh hoàng.
Theo tờ NPR, tác động của va chạm này làm cho hành tinh trượt khỏi quỹ đạo, phá huỷ bề mặt và cấu trúc địa hình của Trài đất.
Trong quá khứ, một thiên thạch có đường kính gần 17 m, nặng gần 10.000 tấn đã rơi xuống Chelyabinsk, Nga, vào năm 2013, làm bị thương hơn 1.200 người, khiến 3.000 tòa nhà trong 6 thành phố vùng bị thiên thạch tấn công hư hại.
Mặc dù đây là một thiên thạch có kích thước khá khiêm tốn, nhưng nó cho thấy sự bất lực khá lớn của con người trong việc chống chọi lại thiên tai từ vũ trụ.
6. Rác thải trong vũ trụ
Không chỉ có Mặt trăng quay xung quanh Trái đất, mà có đến hàng tấn rác thải cũng đang nhởn nhơ bay lượn. Chúng là những khối còn sót lại của vệ tinh, thiết bị phóng và các thiết bị vũ trụ khác từ những năm 1950. Vài vật thể trong số những khối sắt vụn ấy chỉ có kích thước bé như một viên đạn, nhưng lại có tốc độ di chuyển nhanh gấp 10 lần.
NASA ước tính rằng có đến 20.000 mảnh có kích thước lớn hơn quả bóng mềm, và 500.000 mảnh lớn hơn một viên đá cẩm thạch. Nhưng dù ở kích cỡ nào, chúng cũng di chuyển với tốc độ rất cao gây thiệt hại nghiêm trọng cho Trạm không gian Quốc tế.
Khi các mảnh va chạm với nhau, chúng sẽ vỡ vụn và khiến Trái Đất mắc kẹt trong một không gian bí bách. Không chỉ vậy, chúng còn tác động nghiêm trọng đến việc thực thi nhiệm vụ của các nhà du hành trong tương lai.
TinhHoa tổng hợp