30 năm trước, tại quảng trường Thiên An Môn, Trung Quốc đã xảy ra vụ thảm sát hàng loạt các sinh viên biểu tình đòi quyền dân chủ. Cũng trong cùng năm đó, các nước khối Đông Âu cũng bất ngờ phát sinh thay đổi to lớn về chính trị, khiến cho mặt trận các quốc gia xã hội chủ nghĩa của khối Đông Âu, bao gồm cả Liên Xô trong đó phải giải thể.
Ngày nay, giới truyền thông Đức rất ít khi đưa tin về những góc độ liên quan giữa hai sự kiện trọng đại này, lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bởi vì trấn áp sinh viên đòi quyền dân chủ vào ngày 4 tháng 6, đã rơi vào tình cảnh nguy khốn bị quốc tế cô lập, điều này không những khiến cho giới lãnh đạo miền Đông Đức phải suy nghĩ sâu xa. Hơn nữa ở một mức độ nào đó nó đã khích lệ người dân miền Đông Đức chống lại uy quyền thống trị, cuối cùng đạp đổ bức tường Berlin.
Những hồi ức về “sự kiện Lục Tứ” năm 1989 của các nhân sĩ phe đối lập miền Đông Đức
Theo nguồn tin từ hãng truyền thông quốc tế của Đức là Deutsche Welle – DW, một nhân sĩ thuộc phe đối lập miền Đông Đức đã trải qua những thăng trầm năm 1989, khi tiếp nhận phỏng vấn của kênh truyền thông tin tức đã kể lại những trải nghiệm của bản thân ông vào thời điểm đó.
Ông Andreas Schönfelder, từ giữa những năm 80 của thế kỷ trước đã bắt đầu tham gia cuộc vận động bảo vệ môi trường miền Đông Đức. Mùa xuân năm 1989, ông Schönfelder cùng với nhiều người dân miền Đông Đức vô cùng quan tâm theo dõi sự kiện vận động đòi quyền dân chủ của sinh viên nơi quảng trường Thiên An Môn Bắc Kinh, quan tâm vận mệnh của những người biểu tình ôn hòa này.
Mọi người khi đó cho rằng, hành động đối kháng lại chế độ độc tài của những thế hệ thanh niên Trung Quốc có thể sẽ là tấm gương cho người dân các nước chuyên chế khác noi theo.
Ông Schönfelder nói, buổi sáng một ngày giữa tuần tháng 6/1989, ông đến khu Prenzlauer Berg thuộc phía Đông Berlin tham gia một hoạt động âm nhạc Rex Joswig. Bởi một tuần trước đó hội âm nhạc này kêu gọi khán giả toàn hội trường mặc niệm các anh hùng bị thảm sát tại quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh vào ngày 4 tháng 6, vậy nên ban nhạc Rex Joswig có chút danh tiếng khi đó đã bị chính phủ nước Đức cấm chỉ biểu diễn. Kết quả khi đi đến giữa đường, nhóm người ông Schönfelder đã bị cảnh sát bí mật của Đông Đức là Stasi bắt giữ.
Nguồn tin còn cho hay, buổi tối ngày 4/6/2019, tại trụ sở cũ của Stasi thuộc miền Đông Berlin đã tổ chức một buổi nghiên cứu thảo luận, ông Stephan Hilsberg nhân sĩ bất đồng ý kiến Đông Đức năm đó cũng đã kể lại trải nghiệm “Lục Tứ” của bản thân mình.
Bấy giờ, các cơ quan ngôn luận của chính phủ Đông Đức đều kiên quyết ủng hộ chính phủ ĐCSTQ đàn áp cái gọi là “phần tử bạo loạn phản cách mạng”, điều này khiến cho rất nhiều người dân Đông Đức vô cùng bất mãn. Người dân từ trong các tiết mục truyền hình của Tây Đức hiểu rõ được chính quyền Bắc Kinh đã sử dụng quân đội để tiến hành cuộc thảm sát đẫm máu những người dân biểu tình vô tội tay không tấc sắt.
Ông cho hay, năm 1989, người dân Đông Đức đã đặc biệt quan tâm dõi theo cuộc biểu tình đòi quyền dân chủ ở Trung Quốc hàng mấy tuần liền, cuộc thảm sát đẫm máu của chính quyền ĐCSTQ khiến cho người dân trên dưới miền Đông Đức cảm thấy đau đớn và căm phẫn.
Khi đó, người dân đã nhận thức được rằng, vận động dân chủ của Đông Đức tuyệt đối sẽ không vì sự uy hiếp của chính quyền chuyên chế mà sợ hãi lùi bước. Vốn dĩ ông Hilsberg định gửi một lá thư kháng nghị về một cuộc biểu tình hòa bình diễn ra nơi giáo hội địa khu mình đang ở đến đại quán Trung Quốc có trụ sở ở Berlin, nhưng bởi ông phát hiện có những cảnh sát mặc thường phục bắt giữ đám thanh niên Đông Đức, cuối cùng ông chỉ có thể bỏ lá thư kháng nghị vào trong một hòm thư để gửi đi.
Ông Hilsberg nói, sau sự kiện Lục Tứ năm 1989 ở Bắc Kinh, đại đa số người dân Đông Đức đều không rõ vận mệnh quốc gia sau này rốt cuộc sẽ đi đâu về đâu. Với bản thân ông mà nói, xã hội Đông Đức nên là nền tảng dân chủ, mở cửa cải cách, nhưng điều này tuyệt đối không thể thực hiện dưới một chế độ độc tài được. Ngay cả nếu chỉ cử hành hoạt động kháng nghị cũng không được, mà cần phải có một phương án mang tính thiết thực hơn.
Không học theo Bắc Kinh, người dân Đông Đức phá bỏ “bức tường Berlin”
Từ sau cuộc thảm sát đẫm máu các sinh viên biểu tình đòi quyền dân chủ trên quảng trường Thiên An Môn vào ngày 4/6/1989, người dân Đông Đức bao gồm cả Andreas Schönfelder trong đó đều rất lo lắng chính quyền Đông Đức sẽ bắt chước theo cách làm của ĐCSTQ, bởi vì khi đó lãnh đạo tối cao của Liên Xô là ông Mikhail Sergeyevich Gorbachev đã nhiều lần công khai bày tỏ từ chối sử dụng vũ lực, tức Liên Xô sẽ không dùng quân sự để can thiệp vào sự vụ miền Đông nước Đức.
Còn ông Stephan Hilsberg thì cho rằng, sở dĩ chính phủ miền Đông Đức không bắt chước thảm sát đẫm máu của ĐCSTQ, vốn không phải vì e sợ người dân đổ máu, mà là sợ áp lực và thái độ đến từ Liên Xô. Khi đó, ông Gorbachev đã tiến hành “cải cách mở cửa”, từ một mức độ nào đó mà nói, thì chính là cô lập miền Đông Đức.
Hơn nữa chính quyền Đông Đức cũng vô cùng rõ ràng một điều là Đông Đức khi đó thực ra không phải là quốc gia độc lập về chủ quyền. Ngoài ra, ĐCSTQ vì cuộc thảm sát Lục Tứ mà bị xã hội quốc tế toàn thế giới lên án và cô lập, bài học này khiến Đông Đức khi đó nên kinh tế đang đứng trước bờ vực sụp đổ cần phải cân nhắc cho thật kỹ, vậy nên đã không tiến hành trấn áp.
Klaus Mühlhahn, phó hiệu trưởng trường đại học Berlin, nhà sử học và nhà Hán học (chỉ người nước ngoài nghiên cứu về văn hoá, lịch sử, ngôn ngữ, văn học… Trung Quốc) thì cho rằng, bất kể chính phủ Đông Đức vì sao không bắt chước ĐCSTQ, nhưng dân chúng của các nước khối xã hội chủ nghĩa Đông Đức và Đông Âu đều đã nhận được sự cỗ vũ mạnh mẽ từ phong trào sinh viên “Lục Tứ” của Trung Quốc, cuối cùng đã châm ngòi cho những biến đổi to lớn ở các nước khối Đông Âu sau đó.
Thiện Ân (Theo Secretchina)