Tinh Hoa

Steve Jobs cũng từng là một “cậu bé Syria” nhập cư

Tuần qua cả thế giới đã bị chấn động trước một bức ảnh chụp cậu bé 3 tuổi người Syria chết trên bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ. Nó làm chúng ta nhớ đến đứa con của một người tị nạn Syria khác, chính là Steve Jobs.

Cha đẻ của Jobs, Abdulfattah “John” Jandali sinh ra và lớn lên trong một gia đình Hồi giáo tại Homs, Syria . Còn mẹ của ông, Joanne Carole Schieble là một người Công giáo có gốc Đức. Hai người yêu nhau và mang thai ông khi họ chưa tổ chức đám cưới, vì bố của Joanne không chấp nhận một người Syria làm con rể của mình.

Quyết định đau đớn nhưng không còn cách nào khác, Joanne phải chạy trốn đến San Francisco, Mỹ để sinh con một mình và sau đó tìm bố mẹ nuôi cho đứa bé. Với hy vọng đứa bé sẽ có một cuộc sống tốt đẹp hơn ở một đất nước giàu có như Mỹ, chứ không phải sống với danh nghĩa là một kẻ tị nạn.

Steve Jobs may mắn được sinh ra tại San Francisco và sau đó được một cặp vợ chồng nhận nuôi, đó chính là Paul và Clara Jobs. Nhờ vậy mà ông mang quốc tịch Hoa Kỳ nhưng nguồn gốc của ông vẫn là một người Syria.

Năm 31 tuổi, Steve Jobs biết được câu chuyện thật của cuộc đời mình sau khi mẹ nuôi của ông là bà Clara Jobs đã kể hết lại mọi chuyện. Bắt đầu từ đó ông có một sự thôi thúc đi tìm lại người mẹ ruột và quê hương của mình.

Bằng mọi nỗ lực, cùng với sự giúp đỡ của truyền thông, cuối cùng ông cũng liên lạc lại được với mẹ ruột của mình. Và trở lại quê hương Syria nơi ông biết được mình có một người em gái ruột tên là Mona Simpson.

Tuy rằng câu chuyện cuộc đời Jobs và cậu bé Aylan khác xa nhau, nhưng bài đăng trên Twitter về việc họ có chung nguồn gốc đã được chia sẻ hàng nghìn lượt trên mạng xã hội.

Tweet của David Galbraith cùng bức ảnh trong cuốn tiểu sử (Ảnh: Twitter).

Một doanh nhân về công nghệ ở Geneva, David Galbraith, đăng bức ảnh của Jobs cùng một dòng chữ “Một cậu bé di cư từ Syria”. 

David Galbraith, người sáng lập Yelp và công nghệ RSS, nói ông là một người hâm mộ Jobs và thuộc làu lịch sử gia đình Jobs và bất chợt nhớ tới khi nghe các tin tức về người tị nạn Syria.

Galbraith nói: “Một đứa trẻ thì dạt vào bờ biển như một vật vô giá trị. Đứa trẻ còn lại với cùng quốc tịch lại được trao cơ hội lập ra công ty lớn nhất trên thế giới. Còn lúc này đang có một cuộc tranh luận gay gắt về việc từ chối dân di cư”.

Tôi nhớ đến Aylan Kurdi và tưởng tượng nếu như những cậu bé ấy sẽ đạt được những thành tựu thế nào nếu như được trao cơ hội” ông nói.

Trong khi bài đăng của David được chia sẻ hơn 11.000 lần, không phải ai cũng đồng ý với luận điểm của ông. Một người cho rằng: “Điều này chỉ ra rằng mạng sống của con người chỉ đáng giá khi họ đạt được thành tựu”.

Một người khác nói bức tranh ám chỉ việc chúng ta nên xem trẻ em như “tài sản của tương lai”: “Liệu có nên đánh giá con người dưới góc độ kinh tế?”

Nhưng đa số còn lại tỏ ra tích cực về thông điệp của Galbraith. “Những thông điệp đơn giản thường đem lại sức mạnh lớn nhất”, một người dùng viết.

Đừng thờ ơ trước những con người khốn khổ, biết đâu đấy họ sẽ làm thay đổi chúng ta trong tương lai.

Theo vntinnhanh.vn