Vụ việc nam sinh viên Châu Tử Lạc (Chow Tsz-lok) của Đại học Khoa học Công nghệ Hồng Kông ngã từ tầng 3 xuống tầng 2 một cách bí ẩn rồi qua đời hôm 8/11 khiến cho người Hồng Kông phẫn nộ. Các giới quan sát ở Hồng Kông đều nghi ngờ vụ việc có liên quan tới cảnh sát, hiện có ba nghi vấn lớn đang đợi giải mã.
Theo tin tức từ truyền thông Hồng Kông, vào ngày 3/11, cảnh sát Hồng Kông tại khu vực Tseung Kwan O đã bắn đạn hơi cay để xua đuổi người biểu tình. Sinh viên Châu Tử Lạc ngã từ trên tầng 3 xuống tầng 2 của bãi đỗ xe Thượng Đức (Sheung Tak Parking Garage) không rõ vì lý do gì, sau đó bị trọng thương và hôn mê.
Tại bệnh viện Queen Elizabeth, Châu đã trải qua 2 lần phẫu thuật não, bác sĩ đã cố gắng lắp đặt thiết bị hỗ trợ tim nhưng cũng tuyên bố thất bại, xương chậu của Châu bị vỡ nghiêm trọng, dẫn đến xuất huyết bụng.
Vào lúc 10:00 ngày 8/11, bệnh viện xác nhận thông tin Châu Tử Lạc không thể cứu chữa được. Đại học Khoa học Kỹ thuật Hồng Kông đang tổ chức lễ trao học vị, Hiệu trưởng Sử Duy (Wei Shyy) trong buổi lễ đã tuyên bố thông tin Châu Tử Lạc qua đời.
Vụ việc Châu Tử Lạc té lầu thu hút được sự chú ý của mọi tầng lớp ở Hồng Kông. Hiện tại, nguyên nhân té lầu của sinh viên Châu Tử Lạc đang được điều tra làm rõ, nhưng có chứng cứ cho thấy, cảnh sát Hồng Kông không thể tránh khỏi trách nhiệm trong vụ việc này, ít nhất có 3 nghi vấn lớn có liên quan tới cảnh sát.
1. Châu Tử Lạc rơi khỏi tòa nhà vì để tránh cảnh sát bắn đạn hơi cay?
Ban đầu, truyền thông đưa tin rằng Châu Tử Lạc đã vô tình té lầu bị thương vì tránh đạn hơi cay. Tuy nhiên, mới đây, bãi đỗ xe Thượng Đức đã công bố 10 đoạn ghi hình CCTV, cho thấy lúc xảy ra vụ việc không có bắn hơi cay ở bãi đỗ xe. Mọi người hoài nghi, việc Châu Tử Lạc té lầu cũng không hoàn toàn liên quan đến việc tránh hơi cay.
2. Châu Tử Lạc té lầu phải chăng là đã bị cảnh sát truy đuổi?
Theo lời giải thích của nhân viên cứu hộ ở hiện trường trước đó, sinh viên Châu được phát hiện nằm trên mặt đất vào khoảng hơn 1 giờ rạng sáng ngày 4/11. Cảnh sát suy đoán sinh viên Châu rơi khỏi tòa nhà vào khoảng 0:45ph đến 1h sáng ngày 4/11, cảnh sát còn nhấn mạnh trước 0:55 phút, họ không tiến vào bãi đỗ xe.
Tuy nhiên, “Apple Daily” của Hồng Kông đã có được một đoạn ghi hình từ xe tải, cho thấy 11:28 tối ngày 3/11 – trước thời điểm sinh viên Châu té lầu, đã có ít nhất 3 xe cảnh sát ở bãi đỗ xe, có khoảng 20 cảnh sát chống bạo động đi ra từ bãi đỗ xe Thượng Đức, băng qua đường đi về hướng xe cảnh sát.
Điều này cho thấy trước 11 giờ 28 phút, cảnh sát chống bạo động đã ở bãi đậu xe Thượng Đức. Rõ ràng, lời giải thích của cảnh sát trong buổi họp báo không đúng với sự thật.
Ngoài ra, có người Hồng Kông lại phát hiện ra trong đoạn video công khai ở bãi đỗ xe, camera quay được một người mặc áo đen xô đẩy một người mặc áo đen khác, người bị đẩy hình như bị trói chặt hai tay, lúc bị đẩy còn lảo đảo một chút, rời đi loạng choạng. Thời gian quay đoạn video này được cho là lúc 0:46 ngày 4/11, mọi người đều nghi ngờ về danh tính của hai người mặc áo đen này.
Trước tình hình này, giám đốc Tổng bộ hình sự khu vực Đông Cửu Long, Hồ Gia Hân nói rằng, lúc 11:06 đến 11:20 tối ngày 3/11, cảnh sát đã từng đi vào bãi đỗ xe để xử lý “những kẻ quấy rối”, sau đó đã lập tức đi đến những địa điểm khác tiếp viện. Cảnh sát cũng nhiều lần nhấn mạnh rằng, trước khi sinh viên Châu ngã lầu, cảnh sát chưa hề xuất hiện cùng lúc với cậu ta ở hiện trường.
Theo chẩn đoán của bệnh viện, sinh viên Châu bị trọng thương vì phần đầu và phần mông chạm đất. Chuyên gia phân tích, nếu như sinh viên Châu tự mình trượt chân ngã lầu, rất có thể tay chân sẽ chạm đất trước tiên, chứ không phải là phần đầu và phần mông, điều này là ngược với lẽ thường.
Hơn nữa, một cư dân mạng xưng là bạn học của sinh viên Châu tiết lộ rằng, sinh viên Châu lúc còn sống là kiện tướng thể dục thể thao, rơi từ tầng 3 của bãi đỗ xe xuống hành lang tầng 2, không thể khiến Châu Tử Lạc bị thương nghiêm trọng đến vậy.
Thứ ba, cảnh sát đã kéo dài thời gian cho xe cứu thương đến cứu viện?
Lúc Châu Tử Lạc ngã lầu, có nhân viên cứu hộ nói rõ rằng đã bị cảnh sát cản trở tiến vào hiện trường đêm đó. Vào ngày 5/11, cảnh sát một mực phủ nhận chuyện này trong cuộc họp báo.
Tuy nhiên, đoạn video được phát trên Internet cho thấy, một chiếc xe cứu thương đã bị nhiều xe cảnh sát chặn lại tại thời điểm xảy ra vụ việc và không thể tiến lên, nhân viên cứu hộ bị ép xuống đi bộ. Liệu xe cứu thương được quay trong video này có phải là xe cứu thương hỗ trợ Châu Tử Lạc hay không vẫn chưa được xác nhận.
有人放出了昨晚警车阻挡救护车的视频,请问如果你是救护车司机,在彼时彼刻是否能冲破三辆警车的拦截?
而现在22岁的年轻学子已经处于死亡边缘!谁是凶手?
pic.twitter.com/sFS4DW58JN— 新闻大吐槽? (@TuCaoFakeNews) November 5, 2019
Ngày 8/11, Châu Tử Lạc bất hạnh qua đời, hiệu trưởng Sử Duy trong bức thư ngỏ tới các giáo viên và sinh viên toàn trường, đã yêu cầu chính phủ tiến hành cuộc điều tra độc lập kỹ lưỡng về cái chết của Châu Tử Lạc.
Trong lá thư của mình, ông chỉ ra rằng có một đoạn video cho thấy một chiếc xe cứu thương đang chạy đến hiện trường đã bị nhiều xe cảnh sát chặn lại. Nhân viên cấp cứu không thể đến hiện trường để cứu trợ. Thế nên việc giải cứu Châu Tử Lạc đã bị trì hoãn trong 20 phút.
Sử Duy nói: “Nếu như không có được một lời giải thích hợp lý, chúng tôi sẽ rất phẫn nộ”.
Người dân Hồng Kông kêu gọi điều tra kỹ lưỡng về cảnh sát
Châu Tử Lạc bất hạnh qua đời, nhiều khu vực ở Hồng Kông đã tổ chức hoạt động tưởng niệm. Trong trường Đại học Khoa học và Công nghệ có một hội nghị sinh viên yêu cầu điều tra rõ vụ việc; ở bãi đỗ xe Thượng Đức ở Tseung Kwan O, nơi xảy ra vụ việc, người dân đã mang hoa trắng đến hiện trường, đốt nến và tưởng niệm Châu Tử Lạc.
Hiệp hội các chuyên gia giáo dục Hồng Kông (HKPC) kêu gọi Chính phủ Hồng Kông nghiêm túc điều tra vụ việc, bao gồm cả việc có phải cảnh sát hôm đó đã truy bắt quá mức và cản trở việc cứu viện. Hiệp hội cũng khiển trách Chính phủ Hồng Kông luôn từ chối nhìn thẳng vào căn nguyên của sự xung đột, nhiều lần trì hoãn giải quyết vấn đề dẫn đến xảy ra sự việc đáng tiếc, kêu gọi Chính phủ Hồng Kông lập tức xử lý cảnh sát lạm quyền và lạm bạo lực.
Tuyên bố của Đảng Dân chủ và Mặt trận Dân quyền về Nhân quyền chỉ ra rằng Châu Tử Lạc là thanh niên đầu tiên bị trọng thương đến chết trong một cuộc biểu tình. Cho tới nay, lời giải thích của cảnh sát và đoạn video ngắn của CCTV đều chưa thể phá giải những nghi vấn. “Điều tra độc lập về sự bạo lực của cảnh sát” đã trở thành ranh giới đạo đức và lý trí cuối cùng của chính quyền Hồng Kông.
Chủ tịch đảng “Nhiệt huyết công dân” Trịnh Tùng Thái chỉ trích cảnh sát thường xuyên vô tình hay cố ý ảnh hưởng đến việc cấp cứu, gây nguy hiểm cho sự an toàn của người dân Hồng Kông. Tổng thư ký của đảng dân chủ Demosistō Hoàng Chi Phong và thành viên Chu Đình cũng nói rằng, phải khẩn cấp điều tra độc lập và gây dựng lại đội cảnh sát.
Đàm Vạn Cơ – Tổng Giám đốc Tổ chức Ân xá Quốc tế Hồng Kông, chỉ ra rằng cơ chế điều tra của cảnh sát hiện tại không thuyết phục và yêu cầu chính quyền tiến hành một “cuộc điều tra độc lập, công bằng và thấu đáo” về cái chết của sinh viên Châu và việc cảnh sát sử dụng vũ lực quá mức.
Gia Hưng (Theo NTDTV)