Con người vẫn luôn tự hào rằng có thể nhìn thấy hết mọi thứ một cách rõ ràng trên thế giới này. Tuy nhiên, vũ trụ mênh mông, những gì mà con người khám phá được là vô cùng nhỏ bé.
Theo báo cáo của y học, trên bàn tay chúng ta khi chưa được rửa sạch có thể có ít nhất mấy vạn vi khuẩn. Trên một chiếc giường và trên một cái gối đã ngủ nhiều năm, thậm chí sẽ có mấy vạn con mạt bụi đang ăn da của chúng ta. Hơn nữa chúng còn chui vào trong mắt, lỗ mũi, tai và các lỗ chân lông, tạo thành nhiều triệu chứng mẫn cảm như mắt đỏ, hen suyễn, viêm mũi (chảy nước mũi) và bị mẩn ngứa, viêm tai giữa, mệt mỏi, v.v…
Trong căn phòng đã đóng kín cửa sổ, máy thu thanh, vô tuyến và máy vi tính … đều có thể nhận được tín hiệu từ sóng điện từ, là vì những sóng điện từ dày đặc có thể xuyên thấu qua cửa sổ. Trong không trung còn có phân tử khí oxy, phân tử khí cacbonic, các loại tia phóng xạ và rất nhiều vi khuẩn, v.v… hiện hữu khắp mọi nơi mà mắt thường không nhìn thấy được, đều ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và cuộc sống của chúng ta.
Những vật nhỏ bé được đề cập ở trên, chúng ta tuy nhìn không thấy, nhưng lại có thể tin tưởng vào sự tồn tại của nó, bởi vì dùng kính hiển vi và các thiết bị điện tử khác thì có thể nhìn thấy được. Mạt bụi và vi khuẩn là do tế bào sinh thành, mà nhân tế bào, chất tế bào và màng tế bào bên trong tế bào đều là do các loại phân tử tổ hợp thành. Phân tử lại do nguyên tử tổ hợp thành, nguyên tử là do điện tử (electron) và hạt nhân nguyên tử tổ hợp thành. Nói cặn kẽ một chút là số lượng điện tử, hạt nhân nguyên tử hoặc neutron khác nhau tạo thành nguyên tử khác nhau, các chủng loại nguyên tử khác nhau tạo thành phân tử khác nhau. Lạp tử một tầng, nhỏ hơn một tầng, mãi cho đến nhỏ vô hạn, nhỏ vô hạn …
Vì vậy chúng ta đã hiểu nhân tố cấu thành nên vạn vật cơ bản đều giống nhau, chỉ là khác nhau về các hạt lạp tử nhỏ hơn hoặc trình tự sắp xếp khác nhau mà thôi. Ví như nói trong phân tử của lòng trắng trứng có 100 axit amin (NH2), mà những axit amin này tổng cộng có 20 chủng loại khác nhau, như vậy 100 axit amin này có khoảng hơn 10.130 trình tự sắp xếp khác nhau, cũng chính là biến hóa ra nhiều vật chất không cùng đặc tính như vậy.
Trước đây, khoa học kỹ thuật của chúng ta chỉ nghiên cứu đến tầng thứ “phân tử”. Nhưng ngày nay, vật lý học, hóa học và y học đã có thể lấy nguyên tử làm đơn vị (nano) để vận tác và chế tạo sản phẩm rồi. Y học có thể vận dụng “hình phóng nano” một cách khéo léo trong việc chẩn đoán và trị liệu, quần áo làm từ sợi nano sẽ không sợ bị mưa ướt, v.v…, có thể nói là những tiến bộ mở ra thời đại mới.
Nhưng vật chất khi ở tầng nano, sẽ có thuộc tính và hiện tượng hoàn toàn tương phản khi chúng được cấu thành từ phân tử. Ví như: vật chất không trong suốt (đồng) sẽ trở thành vật trong suốt, chất trơ (bạch kim) lại có thể làm chất xúc tác, vật chất ổn định (nhôm) trở thành vật dễ bốc cháy, thể rắn (vàng) ở dưới nhiệt độ phòng trở thành thể lỏng, vật cách điện (silicon) trở thành vật dẫn điện. Điều này quả thực vượt ngoài nhận định ban đầu của con người.
Các lạp tử càng nhỏ thì càng là nhân tố cơ bản trong vũ trụ, cũng từ đó có thể khám phá ra những điều huyền bí chân thật hơn. Nhưng mà đối với vũ trụ mênh mông vô cùng này, điều chúng ta hiểu biết được vẫn rất là hạn chế.
Chúng ta vẫn luôn cho rằng, chỉ có động vật và thực vật cấu thành từ tế bào mới có sinh mệnh. Mà vật chất quan trọng cấu thành tế bào là protein, đơn vị cơ bản cấu thành protein là axit amin. Thế thì theo lý mà nói, axit amin thì cũng là có sinh mệnh chăng? Nó là do phân tử carbon C, hydro H, oxy O, ni-tơ N cấu thành. Lại nói phân tử cấu thành của đường glucose là carbon C, hydro H, oxy O (ít hơn axit amin một nito N), phân tử chất diệp lục là do C, H, O, N, Mg cấu thành (nhiều hơn một Magie).
Thế thì phải chăng đường glucose và chất diệp lục cũng có sinh mệnh?
Nếu như axit amin có sinh mệnh, thế thì phân tử cấu thành của chúng: C, H, O, N, Mg, v.v… đương nhiên cũng có sinh mệnh. Tra cứu xuống nữa mãi cho đến nguyên tử thì sao?
Những vật chất thông thường cho rằng không có sinh mệnh, cũng đồng dạng là do phân tử, nguyên tử, điện tử,… cấu thành. Như vàng Au, bạc Ag, đồng Cu, thiếc Sn, thủy ngân Hg, v.v… Bên trong những phân tử không có sinh mệnh này cũng có các nguyên tố có sinh mệnh như: cacbon C, hydro H, oxy O, ni-tơ N, v.v… Điện tử trong nguyên tử của chúng không ngừng xoay chuyển quanh hạt nhân nguyên tử. Nếu như không có sinh mệnh thì chúng liệu có thể chuyển động không ngừng như vậy không?
Như vậy, nếu nói hết thảy nguyên tố đều có sinh mệnh, thế thì vàng, bạc, đồng, sắt, đá do chúng ta làm ra cũng đều có sinh mệnh.
Quỷ, Thần hai loại sinh mệnh khác mà mắt thường chúng ta nhìn không thấy rốt cuộc là có hay không? Đến nay khoa học vẫn không dám thừa nhận, là vì không ai có thể đem đến đặt dưới kính hiển vi để quan sát thực nghiệm. Phải chăng tế bào của họ là do nguyên tử hoặc các lạp tử vi quan hơn nữa cấu thành? Vậy nên họ có thể tự do đi xuyên qua tường, tồn tại ở trong một không gian khác.
Nếu như con người có linh hồn, phải chăng là đang sống ở không gian khác bên trong thân thể? Lẽ nào không nhìn thấy thì không dám tin cũng không dám thừa nhận, hoặc cho rằng những thứ đó đều là mê tín cả hay sao?
Video: Sinh mệnh con người đến từ đâu?
Xem tiếp phần 2
Tiểu Thiện (Theo epochtimes.com)