Tinh Hoa

Siêu khí cầu hứa hẹn thay đổi cục diện chiến tranh

“Thunderbird 2” là dự án nghiên cứu siêu khinh khí cầu do quân đội Mỹ tài trợ, nhằm tạo ra cuộc cách mạng mới trong chiến tranh hiện đại.

Các chuyên gia đang tiến hành thử nghiệm siêu khinh khí cầu mang tên Aeroscraft tại một trung tâm nghiên cứu ở Los Angels. Trong lần cất cánh đầu tiên, siêu khinh khí cầu do công ty Worldwide Aeros của Mỹ thiết kế này chỉ có thể bay được vài phút từ trong ra ngoài một nhà kho chứa máy bay ở Quận cam, California. Ảnh: AP.

Theo các chuyên gia, Aeroscraft là siêu khinh khí cầu công nghệ cao, ra đời với mục đích thay đổi cách thức vận chuyển hàng hóa, khí tài quân sự trong chiến tranh. Lầu Năm Góc và Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) nhận định, nó có khả năng vận chuyển hàng hóa nhiều hơn mọi khí tài quân sự. Đặc biệt, nó có thể tiếp cận những khu vực hiểm trở mà các phương tiện vận tải khác không thể tới. Ảnh: AP.

Đội ngũ kỹ sư khẳng định, dự án phát triển siêu khinh khí cầu trị giá 35 triệu USD đang trong giai đoạn cuối. Tuy nhiên, các kỹ sư vẫn chưa tìm được lời giải đáp hoàn hảo nhằm đảm bảo cho khinh khí cầu di chuyển linh hoạt và ổn định trong điều kiện gió lớn và thời tiết khắc nghiệt. Ảnh: AP.

Theo thiết kế, phần khung Aeroscraft được cấu thành từ nhôm và sợi carbon. Sau khi dựng khung, khinh khí cầu được bọc kín hoàn toàn loại vật liệu đặc biệt màu bạc. Hình dáng của nó khác xa so với các loại khinh khí cầu mà con người đang sử dụng. Ảnh: AP.

Nếu Aeroscraft vượt qua các cuộc thử nghiệm, nó sẽ trở thành phương tiện vận tải quân sự hoàn hảo nhất thế giới. Nó có thể mang lượng hàng hóa và khí tài quân sự lớn gấp 3 chiếc phi cơ vận tải vĩ đại nhất, tiếp cận mọi loại địa hình trong mọi điều kiện thời tiết. Ảnh: Aeros.

Lượng nhiên liệu mà Aeroscraft tiêu thụ chỉ bằng 1/3 so với những cách thức vận chuyển hàng hóa thông thường. Aeroscraft sẽ là cứu cánh hoàn hảo cho những khu vực đang hứng chịu thảm họa. Ảnh: Aeros.
Theo thiết kế, siêu khinh khí cầu có khả năng di chuyển với vận tốc 120 hải lý, tương đương 220 km/h. Phạm vi hoạt động của khí cầu đạt 5.500 km. Nó có khả năng hoạt động ở nhiều môi trường khác nhau. Ảnh: Aeros.
Tuy nhiên, Aeroscraft mới chỉ trải qua giai đoạn thử nghiệm ban đầu. Các chuyên gia cần thêm nhiều năm để hoàn thiện cỗ máy. Ảnh: Aeros.

Hồng Duy

Theo Tri Thức

Theo Zing