Sau khi cuộc xung đột chết người nổ ra ở biên giới Trung Quốc và Ấn Độ, căng thẳng giữa hai bên càng thêm gia tăng. Quân đội Ấn Độ đã khẩn trương mua máy bay chiến đấu từ Nga để chuẩn bị cho chiến tranh, còn chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lại có 4 động thái khác thường khiến ngoại giới phải chú ý.
Thủ tướng Ấn Độ cảnh báo ĐCSTQ
Xung đột bạo lực giữa binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ đã nổ ra ở biên giới vào ngày 15/6 là cuộc xung đột nghiêm trọng nhất trong 45 năm trở lại đây, 2 bên đều thương vong vô cùng nặng nề.
Quân đội Ấn Độ xác nhận có 20 binh sĩ đã tử trận và 76 người bị thương. Tuy nhiên, chính quyền ĐCSTQ vẫn một mực không tiết lộ con số thương vong của quân sĩ. Theo các nguồn tin trong quân đội Ấn Độ, ĐCSTQ có ít nhất 40 người đã thiệt mạng hoặc bị thương, bao gồm cả chỉ huy và phó chỉ huy.
Cuộc xung đột hiếm hoi này đã leo thang căng thẳng giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã cương quyết tuyên bố vào ngày 17/6 rằng, binh lính Ấn Độ sẽ không hy sinh vô ích, Ấn Độ sẽ bảo vệ từng tấc đất lãnh thổ của mình và quân đội có thể thực hiện tất cả các biện pháp đối phó cần thiết.
Vào ngày 20/6, Modi đã lần nữa cảnh báo ĐCSTQ rằng, Ấn Độ không chấp nhận bất kỳ ý đồ đơn phương thay đổi đường biên giới nào của ĐCSTQ. Quân đội Ấn Độ đã được ủy quyền thực hiện tất cả các biện pháp đối phó cần thiết để ứng phó đối với các hành vi xâm phạm mới.
Tờ Hindustan Times của Ấn Độ đã dẫn lời từ một quan chức cấp cao Ấn Độ giấu tên vào ngày 21/6 nói rằng, quân đội Ấn Độ đã phê chuẩn các chỉ huy biên phòng không còn cần phải tuân theo “Thỏa thuận không bắn Trung-Ấn” nữa. Một khi xảy ra “tình huống bất thường”, thì có quyền ra chỉ thị cho quân đội thực hiện mọi hành động đối phó với quân đội ĐCSTQ.
4 động thái bất thường của ĐCSTQ
So sánh với thái độ cứng rắn của Ấn Độ, động thái của ĐCSTQ rất khác thường. Đầu tiên, sau khi phát sinh xung đột, vào ngày 17/6, Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) do ĐCSTQ nắm giữ đã phê duyệt khoản vay 750 triệu đô la Mỹ từ chính phủ Ấn Độ để hỗ trợ Ấn Độ chống lại dịch bệnh. Rất nhiều nhân sĩ cho rằng, động thái này của Trung Quốc là trá hình và muốn dàn xếp ổn thỏa quan hệ hai bên.
Thứ hai, các phương tiện truyền thông chính thức của ĐCSTQ đối với cuộc xung đột này lại “trầm tĩnh” khác thường. Tin tức chính thức của truyền thông Thượng Hải đã đăng một bài báo vào ngày 18/6 nói rằng “người Ấn Độ, xin hãy tỉnh táo!”.
Ngược lại, ở Ấn Độ, do cuộc xung đột đổ máu của quân đội ĐCSTQ gây ra, dẫn đến một làn sóng chống ĐCSTQ, các cuộc biểu tình được tổ chức ở khắp mọi nơi trong đó bao gồm biểu tình trước Đại sứ quán Trung Quốc ở Ấn Độ. Người dân Ấn Độ đã đốt cờ năm sao của ĐCSTQ và điện thoại di động do Trung Quốc sản xuất.vv.
Đồng thời, ngành viễn thông Ấn Độ, ngành đường sắt và Hội liên hợp thương nhân toàn Ấn Độ đều yêu cầu tẩy chay các sản phẩm của Trung Quốc. Vận động viên nổi tiếng Ấn Độ, Yuvraj Singh cũng kêu gọi “tẩy chay tất cả hàng hóa Trung Quốc”.
Thứ ba, ĐCSTQ thả 10 binh sĩ Ấn Độ bị giam cầm làm tù binh là một điều hiếm thấy. Theo báo cáo của truyền thông Ấn Độ, hai bên Trung-Ấn đã đạt được thỏa thuận thông qua một cuộc đàm phán cấp cao. Vào ngày 18/6, phía Trung Quốc đã ra lệnh thả 10 binh sĩ Ấn Độ bị giam cầm.
Thứ tư, ĐCSTQ cho đến hôm nay vẫn chưa công bố con số thương vong trong cuộc xung đột, điều này vô cùng bất thường.
Vào ngày 18/6, Ấn Độ đã tổ chức một quốc tang long trọng cho 20 binh sĩ đã chết, rất nhiều người trong nước đã vô cùng thương tiếc. Tuy nhiên, cho đến nay, chính quyền ĐCSTQ vẫn che giấu con số thương vong trong cuộc xung đột.
Nhà bình luận các vấn đề thời sự, Lưu Duệ Thiệu nói với tờ Apple Daily của Hồng Kông rằng, nếu con số thương vong mà báo chí Ấn Độ báo cáo là đúng, thì việc che giấu của ĐCSTQ có thể là để tránh kích thích chủ nghĩa dân tộc ở trong nước. “Nhiều người hoài nghi rằng quân giải phóng sẽ đứng lên chiến đấu, nếu như công khai chiến tích, thì sẽ mang đến ảnh hưởng tiêu cực”.
Nga đâm sau lưng ĐCSTQ
Đồng thời, sau cuộc xung đột, quân đội Ấn Độ đã khẩn trương mua 21 máy bay chiến đấu MiG-29 của Nga và 12 máy bay chiến đấu Su-30MKI được sản xuất ở Ấn Độ để chuẩn bị cho một cuộc chiến quyết liệt.
Nga cũng tuyên bố sẽ ưu tiên cung cấp 1.000 xe tăng chiến cho Ấn Độ. Ngoại giới chế giễu nói, “lão đại” Nga của ĐCSTQ lúc then chốt đã công khai ủng hộ Ấn Độ, hành động này giống như đâm sau lưng ĐCSTQ vậy.
H.R McMaster, cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, vị tướng đã nghỉ hưu nói rằng, Ấn Độ và Nga vẫn luôn duy trì hợp tác quốc phòng chặt chẽ. Sau cuộc xung đột giữa Trung Quốc và Ấn Độ nổ ra, Ấn Độ đã ngay lập tức mua máy bay chiến đấu từ Nga để tăng cường lực lượng không quân. Ngoài ra, cuộc xung đột Trung-Ấn cũng là “cung cấp một cơ hội tốt” cho quân sự Mỹ và Ấn Độ hợp tác phát triển.
Theo như phân tích của ngoại giới, sau sự kiện xung đột, Ấn Độ sẽ có cơ hội cọ xát hơn với Hoa Kỳ và Nga. Đây là điều mà ĐCSTQ không hề mong muốn.
Nirupama Rao, cựu đại sứ Ấn Độ trú tại Trung Quốc nói thẳng rằng: “Đây là một bước ngoặt và là một điểm trọng đại trong quan hệ Trung- Ấn”. Sau khi rất nhiều quân sĩ Ấn Độ như thế chết trong cuộc xung đột biên giới, thì mối quan hệ giữa 2 nước sẽ không thể như trước được nữa.
Gia Hưng (Theo NTDTV)